Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/04/2014 20:04 # 1
hotuanvu
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 35/110 (32%)
Kĩ năng: 38/40 (95%)
Ngày gia nhập: 25/09/2012
Bài gởi: 585
Được cảm ơn: 98
Công cụ tài chính phái sinh (phần 2)


CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH

- Xây dựng chuẩn mực kế toán cho công cụ tài chính phái sinh

- Giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

 

TS. Hà Thị Ngọc Hà

Phó Vụ trưởng - Vụ chế độ kế toán

và kiểm toán - Bộ Tài chính

Nguyên tắc kế toán Hợp đồng tương lai

a) Tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực: Khi tham gia vào Hợp đồng tương lai, số tiền ký quỹ ban đầu phải nộp tại tài khoản ký quỹ được ghi nhận là tài sản phái sinh. Phí môi giới phải trả (nếu có) được ghi nhận toàn bộ vào chi phí trong kỳ phát sinh. Khi có sự biến động về giá cả hàng hóa, chứng khoán, lãi suất, tỷ giá hối đoái trên thị trường, khoản biến động về tiền ký quỹ ghi nhận theo nguyên tắc: (i) Nếu sử dụng Hợp đồng tương lai cho mục đích kinh doanh, khoản biến động về tiền ký quỹ được ghi ngay vào lãi (nếu tăng) hoặc lỗ (nếu giảm) (báo cáo kết quả kinh doanh); (ii) Nếu sử dụng Hợp đồng tương laic ho mục đích phòng ngừa rủi ro, khoản biến động về tiền ký quỹ được hạch toán là khoản chênh lệch đánh giá lại Hợp đồng tương lai trong phần vốn chủ sở hữu (bảng cân đối kế toán). Khi thanh lý Hợp đồng tương lai hoặc khi giao dịch dự kiến xảy ra, khoản biến động về tiền ký quỹ thuần đang phản ánh trong phần vốn chủ sở hữu được kết chuyển vào lãi hoặc lỗ (báo cáo kết quả kinh doanh).

b) Khi số dư tài khoản ký quỹ thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu theo quy định, doanh nghiệp phải nộp tiền vào tài khoản ký quỹ để duy trì số dư tài khoản ký quỹ không thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu. Khi thanh lý Hợp đồng tương lai, doanh nghiệp thu hồi lại số dư tiền ký quỹ và ghi giảm tài khoản ký quỹ.

Nguyên tắc kế toán hợp đồng quyền chọn

a) Bên mua quyền chọn được áp dụng kế toán quyền chọn sử dụng cho mục đích kinh doanh tùy thuộc vào mục đích nắm giữ hợp đồng quyền chọn. Bên bán quyền chọn không được áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro mà chỉ được kế toán quyền chọn sử dụng cho mục đích kinh doanh.

b) Trường hợp bên mua quyền chọn nắm giữ cho mục đích phòng ngừa rủi ro:

+ Tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực, bên mua quyền chọn ghi nhận khoản phí quyền chọn đã trả cho bên bán, ghi tăng tài sản quyền chọn.

+ Định kỳ khi lập BCTC, doanh nghiệp phải đánh giá lại giá trị hợp lý của quyền chọn và xác định riêng giá trị thời gian và giá trị nội địa của quyền chọn, cụ thể: (i) Khoản giảm về giá trị thời gian hợp đồng quyền chọn được ghi nhận vào kết quả kinh doanh (lỗ) (báo cáo KQKD) (đối với quyền chọn chứng khoán); (ii) Đối với thay đổi trong giá trị nội tại hợp đồng quyền chọn, số chênh lệch giữa giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn tại thời điểm đầu kỳ được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.

+ Khi thực hiện quyền chọn, kế toán phải áp dụng phương pháp kế toán phù hợp với hình thức thanh toán quyền chọn và loại quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán:

- Trường hợp thanh toán trên cơ sở thuần, kế toán ghi nhận số tiền thu được từ việc thực hiện quyền chọn và ghi giảm tài sản quyền chọn. Khi giao dịch dự kiến xảy ra, kế toán kết chuyển khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn tương ứng với đối tượng được phòng ngừa rủi ro vào kết quả kinh doanh (báo cáo KQKD).

- Trường hợp có sự chuyển giao tài sản cơ sở là hiện vật: (i) Đối với quyền chọn bán chứng khaosn, số tiền thu được từ việc bán chứng khoán ghi theo giá thực hiện quyền chọn đồng thời kết chuyển khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn vào kết quả kinh doanh (lãi) (báo cáo KQKD); (ii) Đối với quyền chọn  mua chứng khoán, số tiền phải trả từ việc mua chứng khoán ghi theo giá thực hiện quyền chọn, ghi nhận giá gốc chứng khoán mua theo giá thị trường tại thời điểm thực hiện quyền chọn, đồng thời kết chuyển khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn vào kết quả kinh doanh (lãi) (báo cáo KQKD).

- Khi hợp đồng quyền chọn đáo hạn, nếu không thực hiện quyền chọn, kế toán ghi giảm tài sản quyền chọn tương ứng với số tiền thu về (nếu có).

Kế toán công cụ tài chính phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro

Kế toán công cụ tài chính phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro là việc ghi nhận tác động bù trừ vào kết quả kinh doanh (lãi hoặc lỗ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) phần tăng hoặc giảm giá trị hợp lý của đối tượng được phòng ngừa rủi ro và công cụ phòng ngừa rủi ro.

a) Điều kiện của công cụ phòng ngừa rủi ro: Các công cụ phòng ngừa rủi ro phải được ký kết với một tổ chức độc lập bên ngoài. Doanh nghiệp và tổ chức độc lập đó chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất theo hợp đồng khi rủi ro phát sinh đối với đối tượng đã được phòng ngừa rủi ro.

b) Điều kiện của đối tượng được phòng ngừa rủi ro: Đối tượng được phòng ngừa rủi ro có thể là cam kết chắc chắn chưa được ghi nhận trong BCTC, giao dịch có nhiều khả năng xảy ra hoặc khoản đầu tư thuần trong hoạt động nước ngoài. Đối tượng được phòng ngừa rủi ro phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Tổn thất có thể phát sinh từ các cam kết chắc chắn hoặc các giao dịch có nhiều khả năng xảy ra liên quan đến một hoặc nhiều đối tác độc lập bên ngoài thì doanh nghiệp mới xác định đó là đối tượng được phòng ngừa rủi ro.

- Khoản đầu tư giữ đến khi đáo hạn là đối tượng được phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái và rủi ro tín dụng, không được coi là đối tượng phòng ngừa rủi ro lãi suất hoặc rủi ro thanh toán trước.

c) Lựa chọn giao dịch phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro

Doanh nghiệp phải căn cứ vào hợp đồng gốc để xác định tính chất của rủi ro và đối tượng được phòng ngừa rủi ro để lựa chọn giao dịch phái sinh một cách phù hợp. Ví dụ, nếu hợp đồng gốc là hợp đồng mua, bán chứng khoán, thì rủi ro là giá thị trường của chứng khoán, đối tượng được phòng ngừa rủi ro là khoản thanh toán tiền mua, bán chứng khoán trong tương lai. Doanh nghiệp có thể sử dụng giao dịch phái sinh chứng khoán để phòng ngừa rủi ro cho khoản thanh toán khi mua, bán chứng khoán trong tương lai.

d) Doanh nghiệp áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro khi thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:

Thứ nhất, tại thời điểm bắt đầu thực hiện giao dịch với mục đích phòng ngừa rủi ro đã được xác định và doanh nghiệp có những văn bản chính thức về mối quan hệ phòng ngừa rủi ro, mục tiêu quản lý rủi ro và chiến lược thực hiện phòng ngừa rủi ro. Văn bản này phải bao gồm việc xác định công cụ phòng ngừa rủi ro, cụ thể đối tượng hoặc giao dịch được phòng ngừa rủi ro, bản chất của rủi ro được phòng ngừa và cách thức xác định hiệu quả của công cụ phòng ngừa rủi ro trong việc triệt tiêu các rủi ro đối với dòng tiền của đối tượng được phòng ngừa liên quan đến các rủi ro được phòng ngừa.

Thứ hai, giao dịch phòng ngừa rủi ro phải có hiệu quả cao (từ 80% đến 125%) trong việc triệt tiêu các thay đổi đối với dòng tiền bắt nguồn từ rủi ro được phòng ngừa tại thời điểm mà công cụ phòng ngừa rủi ro đó bắt đầu được sử dụng, đồng thời nhất quán với chiến lược quản lý rủi ro đã được xác định ban đầu bằng văn bản cho giao dịch phòng ngừa rủi ro.

Thứ ba, đối với phòng ngừa rủi ro dòng tiền, giao dịch dự kiến xảy ra trong tương lai là đối tượng phòng ngừa rủi ro phải có khả năng chắc chắn xảy ra và phải cho thấy nó chịu rủi ro thay đổi dòng tiền mà rủi ro này cuối cùng có thể ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ.

Thứ tư, hiệu quả của công cụ phòng ngừa rủi ro phải được xác định một cách đáng tin cậy ngay tại thời điểm khởi đầu hợp đồng phái sinh, giá trị hợp lý hoặc dòng tiền của đối tượng được phòng ngừa rủi ro liên quan đến rủi ro được phòng ngừa và giá trị hợp lý của công cụ phòng ngừa rủi ro phải được xác định một cách đáng tin cậy.

Còn nữa....

(Theo Chứng khoán Việt Nam - số 182




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024