Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/01/2021 18:01 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 197/400 (49%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7997
Được cảm ơn: 2114
Phân chia quyền lực trong tổ chức


Phân chia quyền lực trong tổ chức:

 

Quyền lực là phương tiện để tác động lên suy nghĩ và hành động của người khác.

Quyền lực trong tổ chức là mức độ độc lập trong hoạt động dành cho một người để tạo ra khả năng sử dụng những quyết đoán của họ thông qua việc trao quyền cho họ quyền ra các quyết định hoặc đưa ra các chỉ thị. Quyền lực nên tập trung hay phân tán trong một tổ chức? Tập trung hay phân tán ở mức nào?

 

Phân quyền là xu hướng phân tán các quyền ra quyết định trong một tổ chức.

Phân quyền là xu hướng phân tán các quyền ra quyết định trong một tổ chức. Trong mỗi doanh nghiệp đều có sự phân quyền nào đó. Nhưng cũng không thể có sự phân quyền tuyệt đối, vì nếu những người quản lý phải giao phó hết quyền lực của mình thì cương vị quản lý của họ sẽ mất đi, vị trí của họ phải loại bỏ, và như vậy cũng lại không có cơ cấu tổ chức.

Mức độ phân quyền càng lớn khi:

-Số lượng các quyết định được đề ra ở các cấp tổ chức thấp hơn càng nhiều.

-Các quyết định được đề ra ở các cấp càng thấp trong tổ chức và có những ảnh hưởng quan trọng.

-Càng có nhiều quyết định chức năng tác động bởi các quyết định được đưa ra ở các cấp thấp hơn trong tổ chức.

-Sự phân quyền càng lớn nếu các quyết định của cấp dưới không cần phải tham khảo ý kiến của cấp trên. Càng phải xin ý kiến ít người khi ra quyết định ở cấp bậc quản lý càng thấp thì sự phân quyền càng lớn.

 

Nguồn: Quantri.vn (Biên tập và hệ thống hóa)



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024