Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/08/2013 09:08 # 1
valentdn
Cấp độ: 31 - Kỹ năng: 32

Kinh nghiệm: 40/310 (13%)
Kĩ năng: 294/320 (92%)
Ngày gia nhập: 09/12/2009
Bài gởi: 4690
Được cảm ơn: 5254
Hiểu đúng vai trò của Kinh tế lượng!!!


1. Kinh tế lượng (econometrics) rất quan trọng trong quá trình phát triển ngành khoa học nghiên cứu kinh tế, thực ra là vượt xa những gì Saganor Điền đã trình bày. Vì thế mà 80%. Nhưng cũng có những điểm thận trọng.

2. Bản thân kinh tế lượng trong các bộ môn khoa học kinh tế khó lòng tự đứng độc lập, nó là công cụ cực kỳ quan trọng, nhưng nếu xét độc lập, nó là một bộ phận "khá nghiêm chỉnh" của thống kê toán, vì thế thuộc ngành toán học, vì thế thường vượt xa tầm tay với của các nhà kinh tế học thuần túy.

3. Kinh tế lượng là hệ thống phương pháp giúp chúng ta tiến hành các nghiên cứu định lượng và thực chứng. Trên quan điểm kinh tế học thực chứng (positive economics) kinh tế lượng cần có một nền tảng để hoạt động. Điều này giống như một phi thuyền không gian. Nó có thể tự bay, nhưng không biết bay để làm cái gì, hoàn thành mục tiêu gì, xong rồi thì đáp về đâu... Chính vì thế, Kinh tế lượng tuy là một nhánh rất quan trọng, nhưng nó đặc biệt quan trọng ở tư cách công cụ-phương pháp, chứ tuyệt nhiên không được đề cao nó như là cách để thay thế cho các tư tưởng kinh tế.

Nhiều kinh tế gia lỗi lạc thực ra còn khá "dị ứng" kinh tế lượng vì họ cho rằng nó làm giảm sức tưởng tượng, do phải bắt buộc lệ thuộc vào mô hình, tìm kiếm các biến số, tìm các data thống kê "đủ tốt", qui hoạch các mô hình, chứng minh tính hợp lý, phát triển phương pháp đo đạc để rồi có khi là một kết luận nhạt nhẽo mà đã có từ hàng thế kỷ trước...

4. Hầu hết các lý thuyết kinh tế tốt, ngự trị đời sống kinh tế loài người đã ra đời hoàn toàn độc lập với Kinh tế lượng. Các định luật cơ bản của Ricardo và Smith ra đời lúc kinh tế lượng chưa tồn tại. Vì thế các khoa học gia tiếp tục còn đặt câu hỏi về "sức sống tự thân" của kinh tế lượng với tư cách là một nhánh khoa học kinh tế.

5. Kinh tế lượng có nhiều cái bẫy. Lý do của bẫy là nó phải dựa trên các mô hình và tiến hành kiểm định. Giới kinh tế học thường có câu: Mọi mô hình đều sai, nhưng một số khá hữu ích. Vì thế tìm kiếm một bằng chứng tuyệt đối cho một sự đúng đắn tương đối chính là sự nhức nhối của các nhà kinh tế lượng (thực hành hay lý thuyết). Cãi này cũng cãi cọ suốt chưa thôi.

Phương pháp mô hình sát với các tư duy kinh tế hơn và là nguồn gốc trực tiếp cũng là lý do để econometrics tồn tại. Nói cách khác, không có phương pháp mô hình, không tồn tại econometrics. Thiếu vắng các mô hình, các bằng chứng và lập luận kinh tế lượng hoàn toàn có thể rơi vào tình huống thường được gọi là "tương quan giả mạo." Nghĩa là trông thì có vẻ như đã xác lập được một quan hệ-quy luật kinh tế; nhưng thực chất là không phải. Cách hiểu này khi sai lầm cũng góp phần đem lại ngộ nhận rằng chúng ta đã hiểu biết "rất thấu đáo". Việc hồi quy mức lương và tần suất xuất hiện các vụ nổ mặt trời là một thứ quan hệ "tương quan giả mạo" mà ai cũng biết là vô lý. Nó có ý nghĩa thống kê (theo cách gọi của kinh tế lượng) nhưng không có ý nghĩa gì với nhận thức của con người.

Bản thân ngành kinh tế chính trị của Karl Marx là một mô hình. Tuy rằng khi đó chưa ai đo được về tính thực chứng của mô hình, nhưng ảnh hưởng của mô hình này cực lớn. Lúc cao điểm, gần 2 tỷ con người (50% nhân loại) hoạt động và sinh sống theo mô hình kinh tế chính trị của Marx. Trên thực tế, mô hình Karl Marx đã từng được Paul Samuelson viết lại dưới dạng một mô hình toán học khá hoàn chỉnh mà tôi có dịp xem cách đây chừng 7-8 năm, khá hấp dẫn. Như vậy, việc nhấn mạnh econometrics cũng đồng nghĩa với nhấn mạnh vai trò của economic modeling.



NGUYỄN THANH THANH
Smod "Sinh Viên 360"


Fb: facebook.com/Thanhvalent   Mail: valentdn@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024