Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/05/2016 22:05 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Một số khái niệm căn bản của Kinh tế học vi mô


Trước khi đi đến các khái niệm sau đây, chúng ta hãy hệ thống hoá lại một số khái niệm căn bản của Kinh tế học vi mô:

Cầu là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng với lượng cầu đối với mặt hàng đó, trong điều kiện những yếu tố khác không đổi. Giá được đo theo đơn vị tiền và lượng cầu được tính theo đơn vị hàng mà người tiêu dùng sẵn lòng mua và có thể mua trong một thời điểm. Qui luật cầu cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu: khi giá tăng, lượng cầu của người tiêu dùng giảm đi.

Cung là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng và lượng cung của mặt hàng đó, trong điều kiện các biến số khác không đổi. Lượng cung được tính theo đơn vị hàng mà nhà sản xuất sẵn lòng bán và có thể bán trong một thời điểm. Qui luật cung nêu lên mối quan hệ trực tiếp giữa giá và lượng cung: khi giá tăng, nhà sản xuất tăng lượng cung ứng.

Tại một mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung ta gọi là cân bằng thị trường (Equilibrium) . Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của ngưới tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất; nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của ngưới tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của nhà sản xuất.

Cân bằng Thị trường

Khi giá trên thị trường thấp hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất. Chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cung được gọi là dư cầu hay thiếu hụt hàng hóa. Khi một mặt hàng bị thiếu hụt, những người tiêu dùng nào đánh giá mặt hàng đó cao nhất sẽ trả giá cao hơn cho người bán. Khi giá tăng, nhà sản xuất sẽ phản ứng bằng cách tăng lượng cung, và người tiêu dùng sẽ đáp lại bằng cách giảm lượng cầu. Một khi lượng cung và lượng cầu bằng nhau thì sẽ không còn áp lực tăng giá. Cân bằng lúc này đã được thiết lập.

Nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ thấp hơn lượng cung của nhà sản xuất. Lúc này chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu được gọi là dư cung hay dư thừa hàng hóa. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cạnh tranh bằng cách chào bán với giá thấp hơn cho người tiêu dùng. Khi giá giảm, người tiêu dùng sẽ phản ứng bằng cách tăng lượng cầu, và nhà sản xuất sẽ đáp lại bằng cách giảm lượng cung. Khi giá giảm xuống mức vừa đủ để lượng cung và lượng cầu bằng nhau thì cân bằng thị trường được thiết lập.

1. Giá quốc tế

Giá quốc tế (giá thế giới) là mức giá mà tại đó thị trường quốc tế về hàng hóa đó đạt điểm cân bằng, tức là cầu thế giới bằng cung thế giới về hàng hóa đó trong điều kiện tự do thương mại.

–            Nền kinh tế nhỏ : có tỷ trọng xuất khẩu hay nhập khẩu rất nhỏ so với thế giới thì sự thay đổi trong nhu cầu xuất nhập khẩu của nó không có tác động đến giá thế giới.

–            Nền kinh tế lớn : có tỷ trọng xuất khẩu hay nhập khẩu lớn trong tổng kim ngạch của thế giới thì tăng hay giảm xuất nhập khẩu của nó có khả năng tác động đến giá thế giới.

2. Nền kinh tế nhỏ, nền kinh tế lớn

Nền kinh tế lớn là nền kinh tế khi thay đổi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ làm thay đổi giá thế giới của hàng hóa đó.

Nền kinh tế nhỏ là nền kinh tế khi thay đổi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ không làm thay đổi giá thế giới của hàng hóa đó.

3. Cân bằng mậu dịch cục bộ 

Hình 1.1b cho thấy với bất kỳ giá cả so sánh nào của sản phẩm X (PX/PY) cao hơn điểm cân bằng của thị trường thế giới (P2), cung xuất khẩu sẽ vượt cầu nhập khẩu; do đó giá cả so sánh sản phẩm X sẽ giảm xuống đến mức cân bằng. Ngược lại, nếu giá cả so sánh nào của sản phẩm X (PX/PY) thấp hơn điểm cân bằng thì cầu nhập khẩu lớn hơn cung xuất khẩu; do đó giá cả sản phẩm X tăng lên quay lại điểm cân bằng.

Hình 1.1: Cân bằng mậu dịch cục bộ

Hình 1.1a cho thấy một quốc gia bất kỳ có giá cân bằng nội địa (P1) thấp hơn giá quốc tế (P2) thì sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu. Ngược lại, quốc gia có giá cân bằng nội địa cao hơn giá quốc tế sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu khi tự do thương mại (Hình 1.1c).

4. Đường cong ngoại thương

Đường cong ngoại thương cho biết bao nhiêu hàng xuất khẩu mà quốc gia đó sẵn sàng cung ứng để lấy một số lượng hàng nhập khẩu nào đó tùy theo giá cả quốc tế hay ToT.

Đường cong ngoại thương được xác định nên từ sự kết hợp đường giới hạn khả năng sản xuất và đường bàng quan tại các mức giá khác nhau.

5. Cân bằng mậu dịch tổng quát

Hình 1.2: Cân bằng mậu dịch tổng quát 

Điểm giao nhau của hai đường cong ngoại thương của hai nước chính là giá cả sản phẩm so sánh cân bằng mà tại đó hai quốc gia giao thương với nhau.

Nguồn: dankinhte.vn




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024