Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/01/2020 20:01 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[Review Sách] “Good Charts – Thiết Kế Biểu Đồ Ưu Việt”: Bạn Đang Học Ngôn Ngữ Không Tưởng


Đứng trên lập trường một người bình thường, nếu cùng một nội dung nhưng được thể hiện theo hai cách là hình ảnh và đoạn văn dài thì bạn sẽ chọn gì? Cách thể hiện nào khiến bạn thích thú nhất? Điều gì làm bạn nhớ lâu nhất?  

Thiết kế biểu đồ ưu việt khiến bạn đơn giản hóa, tạo những hình ảnh minh họa trực quan thông minh, hiệu quả, truyền đạt ý tưởng một cách mạnh mẽ.

1. Vì sao cần trực quan hóa vấn đề?

Biểu đồ, đồ thị, bản đồ, sơ đồ hay các hình ảnh động và biểu tượng cảm xúc... đều là ngôn ngữ trực quan.

Bạn luôn nghĩ rằng bản thân không thể nói được thứ ngôn ngữ đó vậy mà bạn vẫn đang nghe, hiểu nó mỗi ngày.

Nhưng có bao giờ bạn hỏi: nó được tạo ra như thế nào? Làm thế nào mà biểu đồ theo dõi sức khỏe của mình lại đẹp hơn cả những biểu đồ thông thường được chép từ Excel? Hay những biểu đồ trong bảng điều khiển của công ty nhưng lại không được đẹp và dễ hiểu bằng những ứng dụng thời tiết trên điện thoại?

Trực quan hóa mọi thứ làm cho việc ghi nhớ và thiết lập quy tắc cho mọi vấn đề, đơn giản hóa, gây ấn tượng trong cách nhìn nhận...

Để biến mọi thứ trở nên ưu việt vốn chẳng bao giờ dễ cả, con người ta giỏi biến từ đơn giản ra rườm rà hơn.

Hãy cùng đến với Thiết kế biểu đồ ưu việt để tìm hiểu.

Cuốn sách gồm 4 phần:

Phần một – Kiến thức chung – cung cấp lịch sử ngắn gọn về trực quan hóa dữ liệu, đồng thời tóm tắt yếu tố nghệ thuật và khoa học đằng sau các biểu đồ; nó cũng sẽ xoa dịu sự lo lắng của bạn về cái bạn sắp học. Đi cùng với khẳng định: Để thiết kế biểu đồ ở trình độ cao hơn, bạn không cần phải trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp hoặc trở thành nhà khoa học dữ liệu đâu.

Phần hai – Sáng tạo – là cốt lõi thực tiễn của cuốn sách. Tại đây nó đặt ra những khuôn khổ để cải thiện các biểu đồ. Học cách tư duy qua những gì bạn muốn trình bày và sau đó phác thảo. Quá trình chỉ trong một giờ thôi. Đi cùng khẳng định: Ai cũng có thể học các nguyên tắc cơ bản để giao tiếp bằng một ngôn ngữ mới mà không cần quá thông thạo thứ ngôn ngữ ấy.

Phần Ba – Trau chuốt – đây là phần kết nối biểu đồ với cảm xúc của bạn. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật nào để khiến biểu đồ trông gọn gàng, hoặc đơn giản mắt người xem có thể hiểu được ngay ý tưởng khi nhìn vào biểu đồ.

Phần bốn – Trình bày và luyện tập – chỉ ra yếu tố giúp biểu đồ hiệu quả hơn bằng việc kiểm soát cách trình bày, và sử dụng phương pháp kể chuyện để đưa biểu đồ đi vào tâm trí người xem, có công mài sắt có ngày nên kim.

2. Kiến thức chung

Lịch sử trực quan hóa dữ liệu

Chúng ta vẫn luôn nghĩ rằng trực quan hóa dữ liệu mới chỉ bắt đầu cách đây hai thế kỷ. Thực chất truyền thông thị giác đã có từ thuở sơ khai.

Thông qua đó nó cho phép gạt bỏ quan niệm rằng trực quan hóa dữ liệu là một loại khoa học đã được hình thành trọn vẹn với các quy tắc không được phép phá vỡ.

Trực quan hóa là sản phẩm của cả nghệ thuật và khoa học, trong đó việc thử nghiệm đổi mới được hoan nghênh, chứ không phải bị bài trừ.

Có một thỏa thuận ngầm giữa người đọc và người viết về việc người đọc sẽ đọc như thế nào. Tuy nhiên với dữ liệu không tồn tại thỏa thuận như thế.

 

 

Chúng ta vốn không đọc theo thứ tự

Nếu đọc sách mà không đọc theo dòng theo mạch thì liệu bạn có hiểu không?

Vậy mà một người đọc biểu đồ lại không thể...

Họ hoàn toàn có thể không hiểu tiêu đề cho đến khi nhìn thấy hình ảnh ở giữa, có thể đọc xung quanh, đọc nửa chừng qua một số trục và sau đó chuyển sang đọc thứ khác hoặc bỏ qua một số phần của biểu đồ.

Ta sẽ thấy những gì nổi bật đầu tiên

Mắt chúng ta tập trung vào sự thay đổi và sự khác biệt trong cùng một dữ kiện hình ảnh thì điểm cao nhất, điểm thấp nhất, giao điểm, màu trội hơn, phần tách ra ngoài... sẽ là thứ mà ta hướng đến đầu tiên.

Điều này cũng sẽ làm nổi bật ý nghĩa chủ đề của biểu đồ hoặc nhiều hơn thế.

Đơn giản không phải không thu hút chỉ là nó đang đánh trúng vấn đề.

Đồng thời thì phức tạp, màu mè cũng chưa chắc chả ra gì, điều gì cũng có liên hệ miễn nó mang đến đúng điều cần đề cập, nhìn là hiểu.

Mắt người không thể bao quát toàn bộ, ta chỉ có thể thấy vài thứ cùng lúc

Trong hàng ngàn ngôi sao trên bầu trời đêm bạn sẽ nhìn vào ngôi sao như thế nào? Nổi bật nhất hay khác biệt nhất?

Người ta chỉ muốn đạt mục đích nhanh nhất, thứ nào làm nổi bật toàn bộ biểu đồ?

Nếu cần tập trung vào điểm dữ liệu cá nhân, chúng ta nên vẽ càng ít càng tốt để các điểm cá nhân đó không bị hòa thành một cái nhìn tổng thể.

Tìm kiếm ý nghĩa và kết nối

Khi quan sát được sự nổi bật nào đó, ta luôn muốn đặt câu hỏi tại sao?

Nhìn tần suất thống kê quá trình học tập điểm số, trong muôn vàn điểm kém lại có một điểm tuyệt đối, bạn có hỏi tại sao? Đương nhiên có.

Sự kết nối luôn đến từ cá nhân, không thể liên kết toàn bộ cục diện mà chỉ mang tính tương đối.

Nếu các yếu tố hình ảnh được trình bày cùng nhau, chúng phải có nghĩa khi liên kết với nhau, nếu không người xem sẽ tự hình thành những câu chuyện sai lệch về mối liên hệ giữa chúng.

Điểm tựa là những quy ước và phép ẩn dụ

Cách chúng ta nhìn thế giới không thể định nghĩa được cách chúng ta xem biểu đồ.

Những thứ thuộc về nhận thức được tâm trí lưu trữ dưới dạng quy ước, ẩn dụ. Nó thuộc về ngẫu nhiên, sinh ra đã thế không có sự giải thích với những điều ta được dạy.

Cha mẹ thường chỉ dạy con cái thành ngữ tục ngữ mà không có sự giải thích sắc nét.

Bạn muốn mãi mãi chỉ nhìn thấy những điều đã thấy và nghĩ chúng ngẫu nhiên?

Có bao giờ bạn muốn nhìn thấy những thứ chưa ai từng thấy?

Chắc bạn luôn nghĩ thiên tài thì sẽ nhìn thấy những điều khác biệt, những điều phi thường không ai thấy?

Nhưng bạn và họ cũng chỉ nhìn thấy chung những thứ ai cũng thấy, thấy thế giới, thấy cuộc đời. Chỉ là khi bạn mải mê tìm kiếm sự khác biệt thì họ lại nhìn những thứ đơn giản, chả mấy ai để ý và biến nó thành phi thường.

3. Sáng tạo

Cùng bắt tay vào lên kế hoạch cẩn thận trước khi bắt đầu vào trực quan hóa dữ liệu.

Đầu tiên bạn nên xác định kiểu giao tiếp trực quan nào bạn hướng tới thông qua việc trả lời hai câu hỏi:

a. Thông tin bạn dựa trên khái niệm hay theo dữ liệu.

b. Hình ảnh trực quan của tôi có mục đích nhận định hay tìm hiểu.

Với lựa chọn của mô hình 2x2 thì ta sẽ có 4 sự lựa chọn:

Minh họa ý tưởng (khái niệm x nhận định) = dùng các phép ẩn dụ + tự chỉnh sửa + không thiết kế quá phức tạp

Trực quan hóa dữ liệu hàng ngày (nhận định x dữ liệu) = hiểu người xem + đơn giản hóa + làm nổi bật ý tưởng chứ không phải thiết kế

Khám phá hình ảnh trực quan (dữ liệu x tìm hiểu) = tập trung vào chức năng chứ không phải hình thức + đặt câu hỏi + làm việc với các chuyên gia

Hình thành ý tưởng (tìm hiểu x khái niệm) = dễ dàng thảo luận + khuyến khích động não + nắm bắt thật nhiều ý tưởng.

Để cải thiện truyền thông thị giác đừng bắt tay ngay vào việc tiếp cận dữ liệu hãy chọn loại biểu đồ từ tùy chọn mặc định của một chương trình làm phần mềm.

Cùng bắt tay vào tạo ra những biểu đồ ưu việt chỉ trong vài giờ

Các bước diễn ra như sau:

Đầu tiên chuẩn bị

Tạo một không gian làm việc với thật nhiều giấy hoặc bảng trắng.

Đặt dữ liệu bạn có dạng một bên để mường tượng suy nghĩ, nghe ngược đời nhưng lại là cách khiến bộ óc của bạn không quá tải và bị giới hạn.

Ghi lại những điều cơ bản như những lời nhắc nhở liên tục bao gồm hình ảnh trực quan hóa dành cho ai và trong bối cảnh nào? Bạn đang sử dụng loại trực quan hóa nào?

 

Dành thời gian trao đổi và lắng nghe

Ghi lại những từ, cụm từ hay câu có thể tóm tắt ý tưởng bạn muốn truyền đạt,... để tránh sự lan man.

Trao đổi với bất kỳ ai bạn đang cố gắng truyền đạt thể hiện chứng minh hay tìm kiếm. Điều này có thể rèn luyện cách diễn đạt và tất nhiên cả sự tự tin nữa.

Xắn tay áo lên đặt bút phác thảo

Kết nối từ ngữ với biểu đồ bạn cần dùng.

Tại đây tác giả sẽ cho bạn những ý tưởng về biểu đồ nếu thực sự bạn đang bí ý tưởng.

Bắt đầu phác thảo nhanh và nhiều để có nhiều sự lựa chọn hơn. Chỉ cần nhớ những từ khóa và dạng biểu đồ bạn đang cần thôi.

Tạo nguyên mẫu

Mỗi khi tìm ra cách tiếp cận phù hợp bạn định hình nguyên mẫu bằng cách thực hiện một bản phác thảo chi tiết và chính xác hơn.

Sử dụng công cụ tạo nguyên mẫu kỹ thuật số hoặc kỹ thuật tạo nguyên mẫu kết hợp nếu bạn muốn lặp lại nhiều lần.

Trau chuốt để tạo ấn tượng và sự thuyết phục

Trong quá trình nhìn nhận, xem xét một biểu đồ thì ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Có thể người ta sẽ trầm trồ hoặc có thể nhanh chóng rời đi sự chú ý sang một thứ gì đó.

Việc thiết kế biểu đồ ưu việt không phải là làm cho các hình ảnh trở nên hấp dẫn hơn mà là khiến chúng trở nên hiệu quả và dễ hiểu hơn.

Cho người ta cái cảm nhận tốt là như thế nào?

Cảm giác gọn gàng và rõ ràng rất quan trọng đặc biệt là đối với các biểu đồ nhằm mục đích giúp người xem hiểu ngay lập tức. Không ai có quyền lựa chọn những nếu muốn ưu việt với mọi người thì đơn giản luôn là yếu tố được yêu tiên, hoặc là tao nhã hoặc là đẹp, đừng quá cố nếu không làm được đẹp. Bạn có thể khiến người khác ấn tượng chỉ bằng nhanh, tối giản và thích ứng...

Nhiều khi cách ta tiếp cận vấn đề quá mạnh mẽ, vì muốn cô đọng lại khiến cho nó trở nên ngắn gọn gây tác động ngược trở thành kỹ thuật lừa dối: bỏ sót và xáo trộn...

Để không ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế xây dựng của bản thân thì bạn có thể nhìn nhận rằng:

Biểu đồ có thật sự truyền tải đúng ý tưởng hay tác phẩm này đang đi ngược lại với ý tưởng thông điệp muốn truyền tải?

Bản thân bạn có cảm thấy bị lừa bịp hay không nếu ai đó trình bày với mình một biểu đồ này?

...

4. Trình bày và luyện tập

Một tác phẩm nếu được sự tham kiến của nhiều người thì thực sự sẽ tốt, cũng không đồng nghĩa thì bạn phải nghe theo, phải sửa theo, phụ thuộc vào bạn thôi.

Nhưng không một ai ngẫu nhiên giỏi một việc gì đó.

Một người bản ngữ nói tiếng Anh thì vẫn cần khoảng 480 giờ để có thể thành thạo cơ bản tiếng Tây Ban Nha.

Điều gì cũng cần sự đánh đổi, bạn không chấp nhận thì ai cũng hết cách.

Vừa lười và vừa giỏi chỉ xảy ra với thiên tài thôi.

Hãy tìm những cảm hứng từ nguồn sống bình thường thôi không sao đâu. Hãy cho tôi biết vì sao bạn muốn thay đổi và giải thích ngắn gọn lý do thôi.

Câu trả lời này chính là chìa khóa giúp bạn tập trung vào tính hiệu quả của sự thay đổi thay vì ngẫu hứng, sở thích nhất thời.

Đừng giải thích lí do không chọn màu xanh vào một bức tranh đơn giản vì không thích mà hãy cho một điều đủ thuyết phục rằng màu vàng trong bức tranh này nếu kết hợp với màu xanh sẽ rất khó nhìn.

 

 

 

Lý do bạn chọn cuốn sách này và kiên trì nghiền ngẫm

Ngôn ngữ mới, cái gì mới thì cũng cần có khó khăn, trong thời đại hiện nay thực sự chỉ cần thông qua một nét bút người ta cũng có thể đoán ra phạm vi tư duy của bạn...

Vậy ngay từ khi còn có thể thì tại sao bạn không thể duy trì luyện tập học hỏi để tích lũy có cái mà cho sau này.

Cuốn sách không hề cầu kỳ, nói đến đâu cũng đều có ví dụ. Không ai khác tác giả Scott Berinato sẽ đón bạn, làm cha đỡ đầu cho từng bước đi.

Nhưng thực sự, chính cái tư duy nhanh làm cho ta bị choáng ngợp không thể tiếp nhận ngay được.

Người ta thường nói, thay vì nói hãy bắt tay vào làm, cuốn sách này cũng vậy.

Bạn đọc và điều bạn nên là vừa đọc vừa ghi và làm luôn xem, với 4 phần thì bạn hoàn toàn có thể đọc bất cứ phần nào bạn muốn và với mục đích câu hỏi cần tìm.

Tuy nhiên phần hai sẽ là phần tiên quyết đừng bỏ qua – Sáng tạo – không bao giờ có điểm dừng.

Kết luận

Nếu bạn muốn thành thạo trong thế giới dữ liệu hiện đại thì trực quan hóa là một ngôn ngữ quan trọng cần học. Thiết kế biểu đồ ưu việt cung cấp cách tiếp cận chuyên sâu với việc sử dụng ngôn ngữ đó để truyền đạt một cách rõ ràng và có hiệu quả.

 

Review chi tiết bởi Muncilpe – Bookademy.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024