Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/02/2010 12:02 # 1
coixuong
Cấp độ: 16 - Kỹ năng: 17

Kinh nghiệm: 158/160 (99%)
Kĩ năng: 77/170 (45%)
Ngày gia nhập: 08/12/2009
Bài gởi: 1358
Được cảm ơn: 1437
bảo hiểm thất nghiệp


Nguyễn Thị Minh Hà

Giảng viên khoa Quản trị kinh doanh

THÔNG TIN KHOA HỌC

BÀN  VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

1.Bảo hiểm TN dựa trên cơ cở nào?

Theo Nghị định 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHTN, Quỹ BHTN sẽ hình thành trên cơ sở sự chia sẻ: NLĐ đóng 1% tiền lương, tiền công; chủ sử dụng đóng 1% và Nhà nước hỗ trợ từ Ngân sách 1% quỹ tiền lương, tiền công.

Nét ưu việt của Quỹ BHTN, chính là có sự hỗ trợ của Nhà nước, trước mắt Quỹ BHTN sẽ san sẻ từ quỹ BHXH hiện nay để có nguồn vốn thực hiện ngay từ đầu năm 2009, nhằm chi trả cho dạy nghề, tạo việc làm cho NLĐ. Do đó tính ổn định của quỹ sẽ cao, đảm bảo an sinh cho xã hội.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, ví dụ ông N.V.A. đóng BHTN từ ngày 1-1-2009 đến 14-1-2012. Ông A có hai tháng 10 và 11-2011 không đóng BHTN theo quy định. Tháng 1-2012 ông A bị chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp mà ông A được hưởng bằng tiền lương đóng BHTN 6 tháng (tháng 5, 6, 7, 8, 9 và 12) x 60%. Bên cạnh đó NLĐ còn được hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và được hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng BHTN. . Song để nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng quỹ, BHTN quy định thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp dao động từ 3 - 12 tháng để NLĐ nhanh chóng trở lại với việc làm. 

2. Đối tượng tham gia BHTN

NLĐ là công dân VN làm việc trong cơ quan Nhà Nước, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ và sử dụng lao động VN… có sử dụng từ 10 lao động trở lên, theo các hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 – 36 tháng, đều thuộc diện tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

3.Thời gian đóng và được hưởng BHTN

Như vậy, năm nay doanh nghiệp và cả lao động vẫn đóng bảo hiểm thất nghiệp. Lao động phải đóng 1% tiền lương, tiền công tháng. 

Với quy định đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi mất việc, như vậy sớm nhất đến 15/1/2010, những người tham gia bảo hiểm mới được hưởng thụ chính sách. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn, một số doanh nghiệp đã kiến nghị lùi thời điểm thực hiện các khoản đóng góp trên. Để gỡ thế bí cho doanh nghiệp, song vẫn đảm bảo quyền lợi của lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề nghị và được Chính phủ cho phép doanh nghiệp chậm nộp  khoản này vào 6 tháng cuối năm.

Đáng chú ý, loại hình bảo hiểm này có sự tham gia, xác định rõ trách nhiệm của 3 bên trong việc giải quyết chế độ, trợ cấp cho NLĐ là Nhà nước, người sử dụng lao động và NLĐ theo phương thức cả 3 bên cùng đóng góp cho Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Quỹ này sẽ được sử dụng để trả trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho NLĐ được hưởng chế độ; hỗ trợ học nghề và tìm việc, đóng bảo hiểm y tế cho NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng; đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định…

Bảo hiểm thất nghiệp là một giải pháp mới nhằm hỗ trợ người lao động trong thời gian tìm việc mới sau khi thôi việc. đ ây là một cách làm hay, tuy nhi đều có tính hai mặt của nó.
Vấn đề đặt ra là với loại hình bảo hiểm này, những thuận lợi và khó khăn gì sẽ xảy ra với người lao động và xã hội.

4. Bảo hiểm thất nghiệp: người lao động được gì?

Về phía người lao động, trước đây không phải đóng góp gì giờ họ phải đóng 1% BHTN, trước mắt thì có thể không lợi nhưng về lâu dài có lợi rất nhiều. Nếu anh đóng 1% cho BHTN trong một năm thì khi mất việc làm sẽ có ba tháng trợ cấp mất việc. Nếu không thì anh chỉ được hưởng 0,5 tháng lương.

Với 1% mức lương hiện hưởng, người lao động sau 15 ngày mất việc sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của 6 tháng liền kề trước khi mất việc trong thời gian tối đa là 12 tháng, tùy theo thời gian trước đó đã đóng bảo hiểm thất nghiệp; được hỗ trợ học nghề phù hợp để chuyển đổi nghề nghiệp trong thời gian tối đa không quá 6 tháng; được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí và được hưởng chế độ bảo hiểm y tế mà nguồn tài chính lấy từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Cái lợi thì rất rõ, song không phải người lao động nào cũng có được cái nhìn dài hạn để đồng tình với chính sách này. Có một thực tế: chỉ khi nào phải nằm viện điều trị dài ngày với khoản chi phí tương đối lớn, người ta mới nghĩ đến sự cần thiết của cái thẻ bảo hiểm y tế và cũng tương tự, chỉ khi nào đứng trước nguy cơ mất việc làm cao, người lao động mới muốn đóng bảo hiểm thất nghiệp. Thế nhưng, đối với những lao động phổ thông, trình độ thấp (nhóm dễ bị mất việc), việc nhận diện nguy cơ thất nghiệp thường không dễ dàng. Hơn thế, bởi thu nhập cũng thấp tương ứng với trình độ lao động nên họ thường chỉ nhìn thấy cái thiệt trước mắt là sẽ mất đi một phần trong thu nhập mà không thấy được cái lợi lâu dài. Nhất là với nguy cơ bị mất việc làm, điều mà không phải ai cũng sẽ phải trải qua.

Trên thực tế, lao động thuộc những ngành bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ như: chế biến thủy sản, dệt may, da giày... và những lao động có trình độ tay nghề thấp sẽ có nguy cơ mất việc làm cao và sẽ rất cần đến chế độ bảo hiểm thất nghiệp nhằm bảo đảm cho họ nguồn thu nhập nhất định trong thời gian đi tìm việc làm mới, được đổi nghề nếu ngành nghề cũ hết chỗ làm. Thế nhưng, theo Luật Bảo hiểm xã hội, chỉ những lao động có hợp đồng lao động (hoặc hợp đồng công việc) từ 1 năm trở lên mới được tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Quy định này có lợi cho cơ quan quản lý trong việc theo dõi lao động, song vô tình đã loại những lao động mùa vụ, những người có nguy cơ thất nghiệp cao ra khỏi đối tượng được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

5.Bảo hiểm thất nghiệp: DN được gì?

Việc đ óng 1% BHTN có tác động không lớn tới chi phí của doanh nghiệp, bởi nếu xảy ra tình trạng người lao động mất việc làm, doanh nghiệp vẫn phải trả một khoản trợ cấp mất việc làm (chiếm từ 1-3% quỹ lương của doanh nghiệp cho quỹ trợ cấp mất việc làm). Trong khi với BHTN, họ chỉ phải đóng 1% cho quỹ BHTN, việc xử lý thủ tục cũng đơn giản hơn. Đây là việc thực hiện chính sách mới nên sự e ngại nằm ở chỗ tư tưởng chưa thông .

Việc thực hiện luật này cũng không phải là điều bất ngờ với các doanh nghiệp. Nghị định này là quy định chi tiết thực hiện chính sách BHTN được ghi trong Luật Bảo hiểm xã hội từ năm 2006.

 

 ghi trong Luật Bảo hiểm xã hội từ năm 2006.

Đối với các DN khi tham gia đóng 1% vào qũy BHTN sẽ được cái lợi là: Thời gian người sử dụng lao động đóng BHTN cho NLĐ được tính để miễn trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức

6.Khó khăn doanh nghiệp có thể trốn đóng BHTN?

Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế thời điểm này, nhiều lãnh đạo trong cơ quan quản lý Nhà nước và các cán bộ công đoàn đều tỏ ra quan ngại về tính khả thi của BHTN khi đi vào thực tiễn lúc này.  Các DN luôn tìm mọi cách trốn tránh với các khoản thu bắt buộc. Ngay tình trạng nợ đóng BHXH đang diễn ra phổ biến tại nhiều đơn vị, kể cả cơ quan Nhà nước hiện nay vẫn đang nợ hàng trăm tỷ đồng. Vì thế, dù mức đóng 1% tiền lương vào quỹ BHTN không cao, nhưng trong thời điểm khó khăn, khi quỹ lương chịu nhiều sức ép thì rất có thể DN vẫn sẽ tìm cách trốn đóng.

Do đó, làm thế nào để các DN tham gia nghiêm túc BHTN là một câu hỏi khó với các cơ quan quản lý hiện nay. Theo Thứ trưởng Đàm Hữu Đắc, rút kinh nghiệm từ việc các DN “vượt mặt” cơ quan quản lý, nợ đọng BHXH, Bộ LĐTB&XH sẽ có chế tài xử phạt nặng đối với DN không thực hiện nghiêm túc BHTN. Khẳng định cho vấn đề này, ông Phạm Đỗ Nhật Tân - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐTB&XH) cho biết, hình thức kiện các DN không thực hiện đóng BHTN cho NLĐ ra tòa là một trong những “cứu cánh” của nghị định này qua kinh nghiệm của TP.HCM trong việc khởi kiện các DN nợ BHXH.

Nhưng thực tế, để khởi kiện một DN ra tòa cũng tốn khá nhiều công sức, không phải NLĐ ở DN nào cũng làm được. TP.HCM khởi kiện các DN nợ lương, nợ BHXH song đó là những vụ nợ đọng lên hàng tỷ đồng tại các Cty có quy mô lớn. Còn với BHTN, áp dụng đối với các DN có từ 10 lao động trở lên thì việc khởi kiện rõ ràng là rất khó khăn nếu không nói là quá rối rắm.

Muốn thực hiện tốt BHTN, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của ba cơ quan: LĐLĐ - LĐTB&XH - BHXH. Đặc biệt, tại các DN vai trò bảo vệ, giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật lại đặt lên vai CĐ. Song thực tế trên địa bàn cả nước, các DN ngoài quốc doanh luôn tìm cách trốn tránh việc thành lập CĐCS hoặc thành lập nhưng chỉ mang tính hình thức. Do đó, không dễ gì đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trong thực hiện BHTN. Trở ngại khác đến từ chính NLĐ là tâm lý không muốn giảm thêm thu nhập vốn đang bị thu hẹp và cũng khó thấy được lợi ích của nó trừ khi thất nghiệp

7.Nên bỏ quy định trợ cấp thôi việc

Theo các DN, nếu thực hiện BHTN và bỏ đi quy định về trợ cấp mất việc làm thì sẽ rất tốt, và có lợi cho cả người lao động và DN. Từ trước đến nay DN gặp rất nhiều khó khăn, gây ra tranh chấp lao động trong quá trình thực hiện trợ cấp thôi việc. Một thực tế của chính sách này là nếu người lao động càng di chuyển nhiều DN thì lại càng được thêm chế độ về trợ cấp này. Chính sách BHTN này là phù hợp, chính xác, trả đúng người, đúng việc cho những lao động không may bị thất nghiệp. Nếu có sự điều chỉnh và quy định chặt chẽ sẽ có tác động tốt về mặt XH. Nếu như thực hiện được chính sách này thì DN cũng đỡ tốn một khoản quỹ phải lưu lại tại DN.

Một vấn đề nữa được nhiều DN trao đổi xung quanh nghị định là theo quy định của nghị định này, số lượng lao động phải tham gia BHTN trong một DN phải có tối thiểu từ 10 lao động trở lên. Theo nhiều DN, vấn đề chênh lệch về lao động là rất lớn, từ lao động giản đơn cho đến lai động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Nếu để số lương này sẽ rất bất hợp lý bởi có những DN chỉ dưới 10 lao động nhưng lại có doanh thu lớn, đóng góp nhiều cho XH thì lại không thuộc đối tượng điều chỉnh của dự thảo. Bên cạnh đó lại có những DN rất đông lao động nhưng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nếu phải đóng BHTN cũng rất khó khăn

8.Một số vấn đề liên quan đến BHTN

* Trường hợp NLĐ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian hưởng trợ cấp có được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp? Thời gian bị tạm dừng có được truy lĩnh?

- NLĐ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian còn hưởng trợ cấp thì được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi khắc phục nguyên do bị tạm dừng trợ cấp thất nghiệp. NLĐ không được truy lĩnh thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng.

 

 

* NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được học nghề như thế nào và đăng ký ở đâu?

- Trường hợp NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề sẽ được thông qua cơ sở học nghề chứ không được hỗ trợ bằng tiền để học nghề. Mức hỗ trợ học nghề cho NLĐ bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn. Nếu NLĐ có nhu cầu học nghề có mức phí cao hơn thì phần vượt mức đó do NLĐ chi trả.

* Những khoản trợ cấp nào người thất nghiệp được hưởng khi bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp? NLĐ có được tiếp tục sử dụng thẻ BHYT?

- Người thất nghiệp có việc làm hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng thời gian hưởng trợ cấp còn lại. Những trường hợp khác như ra nước ngoài định cư, hưởng lương hưu… không được hưởng mức trợ cấp còn lại. Người thất nghiệp không được hưởng BHYT và phải trả lại thẻ BHYT cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

* Sau khi mất việc, NLĐ đăng ký thất nghiệp ở đâu? Với lý do khách quan, NLĐ không đăng ký kịp trong bảy ngày theo quy định thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

- Sau khi thất nghiệp, NLĐ phải trực tiếp đến phòng lao động - thương binh & xã hội cấp huyện nơi đang làm việc để đăng ký. Theo tôi, nếu có những lý do khách quan như chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội, không thể trực tiếp đến đăng ký…vẫn phải giải quyết chế độ trợ cấp cho NLĐ. Bộ Lao động - thương binh & xã hội cần có hướng dẫn cụ thể.

* Sau khi nộp đủ hồ sơ hưởng BHTN, NLĐ sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp ở cơ quan nào?

- Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả trợ cấp thất nghiệp, kinh phí hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm. Tại TP.HCM, để tiện lợi cho người dân, Bảo hiểm xã hội TP dự kiến giao cho Bảo hiểm xã hội các quận, huyện chi trả trợ cấp thất nghiệp. Bảo hiểm xã hội TP sẽ thông báo cho Sở Lao động - thương binh & xã hội TP biết để chuyển các quyết định liên quan đến hưởng trợ cấp thất nghiệp cho các quận, huyện




 
Các thành viên đã Thank coixuong vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024