Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/01/2020 18:01 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 186/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7986
Được cảm ơn: 2102
Sơ Lược Về Kinh Tế Học Keynes


Dưới đây là một số luận điểm nổi bật của nhà kinh tế học người Anh nổi tiếng thế kỉ XX - Keynes John Maynard.

 

 

 

Keynes cho rằng nếu Đầu tư vượt quá Tiết kiệm, lạm phát sẽ xảy ra. Ngược lại, nếu tiết kiệm vượt quá đầu tư sẽ dẫn đến suy thoái. Hàm ý của tuyên bố này là, giữa lúc suy thoái kinh tế, cách hành động đúng đắn là khuyến khích chi tiêu và không khuyến khích tiết kiệm. Điều này đi ngược lại với lý lẽ thông thường, rằng tiết kiệm là cần thiết trong thời điểm khó khăn. Theo cách nói của Keynes, “Động cơ thúc đẩy doanh nghiệp không phải là tiết kiệm, mà là lợi nhuận.”

Keynes không đồng tình với Định luật Say- một trong những lý thuyết kinh tế trong thời đại của ông. Định luật Say nói rằng cung tạo ra cầu. Keynes lại tin điều ngược lại - sản lượng đầu ra được xác định bởi nhu cầu.

Keynes lập luận rằng sự toàn dụng nhân lực không phải lúc nào cũng có thể đạt được bằng cách làm cho mức lương đủ thấp. Các nền kinh tế được tạo thành bởi tổng số lượng sản phẩm đầu ra (là kết quả của các dòng chi tiêu tổng hợp) - thất nghiệp xảy ra nếu mọi người không tiêu đủ tiền.

Trong suy thoái, tổng cầu của các nền kinh tế giảm. Nói cách khác, các doanh nghiệp và người dân thắt lưng buộc bụng và tiêu ít tiền hơn. Kết quả chi tiêu thấp hơn làm cho cầu giảm và một vòng luẩn quẩn xảy ra do mất việc làm và tiếp tục giảm chi tiêu. Giải pháp cho vấn đề này của Keynes là các chính phủ nên vay tiền và thúc đẩy cầu bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế. Một khi nền kinh tế phục hồi, và đang tăng trưởng trở lại, chính phủ nên trả lại các khoản vay.

Các nền kinh tế thành công về kinh tế và xã hội có sự đóng góp đáng kể từ cả chính phủ và khu vực tư nhân.

Keynes, quan điểm rằng các chính phủ nên đóng một vai trò lớn trong quản lý kinh tế, đi ngược với lý thuyết nền kinh tế tự do của Adam Smith, nơi cho rằng các nền kinh tế hoạt động tốt nhất khi thị trường không còn sự can thiệp của nhà nước.

 
NGUỒN : THEO SAGA.VN

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024