Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/10/2017 22:10 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 201/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8001
Được cảm ơn: 2114
[Fshare]Chất thơ và điểm nhìn trần thuật của Hồ Dzếnh


PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong trần thuật học hiện nay, người đọc không còn quá chú trọng đến cách xây dựng nhân vật, cách nhà văn giải quyết các biến cố trong truyện mà người ta quan tâm nhiều hơn đến việc nhà văn nói gì và nói như thế nào? Bởi vậy mà nghệ thuật kể chuyện được nhiều nhà phê bình tập trung nghiên cứu và trở thành một con đường để độc giả đi tìm ý nghĩa nội dung tư tưởng mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Nhìn chung, nghệ thuật kể chuyện là một khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả các phương tiện mà người nghệ sĩ sử dụng để viết lên tác phẩm như người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, . Truyện ngắn là một thể loại thuộc phương thức trần thuật. Về phương diện nội dung, nó được xem là một lát cắt ngang của cuộc sống. Với dung lượng nhỏ, thể loại này là sự kết tinh cao nhất của ngôn từ. Bởi nhà văn khi viết vừa phải đáp ứng được yêu cầu về dung lượng mà vẫn phải tái hiện cuộc sống một cách chân thực, khách quan đồng thời biểu hiện được những suy nghĩ chủ quan của mình. Có thể khẳng định rằng truyện ngắn là sự kết tinh cao nhất của nghệ thuật văn xuôi. Một truyện ngắn thành công không thể thiếu sự nỗ lực, cố gắng của nhà văn trong nghệ thuật kể chuyện. Cách kể chuyện trong truyện ngắn cũng khó hơn, phức tạp hơn nhiều so với tiểu thuyết bởi tính cô đọng, súc tích mà thể loại này yêu cầu. Trong văn đàn văn học Việt Nam, cái tên Hồ Dzếnh xuất hiện đã lâu nhưng lại không được nhiều nhà phê bình tập trung nhắc đến có lẽ bởi tác phẩm ông để lại cho đời không nhiều. Song, văn xuôi Hồ Dzếnh lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, thể hiện cái nhìn về cuộc đời của con người mang hai dòng máu, thuộc về hai quê hương. Truyện ngắn của ông được viết bằng một chất giọng man mác buồn, đầy ắp những suy tư, những trăn trở về cuộc sống và con người. Chân trời cũ được xem là một truyện ngắn xuất sắc của Hồ Dzếnh. Chỉ với mười ba truyện ngắn mang hình thức tự truyện, ông đã mở ra trước mắt người đọc một chân trời kí ức xa xôi mà đậm sâu, mang lại những rung cảm sâu sắc. Ở đây, nhà văn đã chọn cho mình một phong cách kể chuyện rất riêng, rất mới lạ và độc đáo. Ngôn ngữ khá trong sáng, mạch lạc, mang đậm chất thơ, đậm tính nhạc và tính họa. Có lẽ nhờ cách kể chuyện đầy hấp dẫn này mà ngày nay, bạn đọc biết đến Hồ Dzếnh như một cây bút viết truyện ngắn trữ tình xuất sắc của văn học Việt Nam. Vì những lí do đó mà trong bài niên luận này, tôi xin tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong tập truyện Chân trời cũ với mục đích đóng góp thêm ý kiến đánh giá của mình vào quá trình đánh giá toàn bộ sự nghiệp văn học của Hồ Dzếnh trong tiến trình văn học Việt Nam.

2. Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu: Hồ Dzếnh là một cây bút tài năng trên cả hai lĩnh vực thơ ca và văn xuôi. Nhưng có lẽ thứ làm nên tên tuổi của nhà văn không thể không nhắc đến các truyện ngắn của ông. Mặc dù bút lực chỉ thực sự phát triển trong giai đoạn tiền khởi nghĩa nhưng nhà văn cũng kịp để lại cho đời nhiều tác phẩm xuất sắc mà Chân trời cũ là một tác phẩm điển hình. Bài nghiên cứu tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu tập truyện Chân trời cũ của Hồ Dzếnh dưới ánh sáng của trần thuật học. Bài viết sẽ đi vào phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của nhà văn, rút ra những cách tân độc đáo của Hồ Dzếnh so với văn xuôi giai đoạn tiền chiến. Nghiên cứu theo hướng khai thác về cách kể chuyện của ông qua tập truyện Chân trời cũ, trong quy mô bài viết, tôi muốn đưa ra một cái nhìn khách quan, tổng thể và thấu đáo về nghệ thuật kể chuyện, về cách nhà văn nói gì và nói như thế nào về cuộc đời. Trên cơ sơ đó để nêu lên những đặc điểm riêng biệt trong văn phong Hồ Dzếnh so với các tác giả khác đương thời. Qua đó giúp người đọc có một cái nhìn khách quan về chính xác về những tác phẩm của Hồ Dzếnh.

3. Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành bài viết này, tôi áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

Phương pháp so sánh

Phương pháp tổng hợp

Phương pháp phân tích tác phẩm văn học

Các phương pháp này đều được tiến hành dựa trên ánh sáng của các lí thuyết về trần thuật học, tự sự học mà cụ thể là các nghiên cứu về phương diện người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, .

4. Cấu trúc của bài viết: Ngoài phần mở đầu và kết luận. bài viết này bao gồm ba chương:

Chương I: Hồ Dzếnh và tập Chân trời cũ

Chương II: Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật

Chương III: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật

 
 
 

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024