Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/03/2013 09:03 # 1
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CỦA TRUYỆN NGẮN TRONG MỘT TRUYỆN NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI


 

 

HỌ VÀ TÊN:NGUYỄN THỊ DIỆP

LỚP K13VHO

TRƯỜNG ĐH DUY TÂN

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: LÍ LUẬN VĂN HỌC

 

 

 

 

 

 

 

 


PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CỦA TRUYỆN NGẮN TRONG MỘT TRUYỆN NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI

 

Truyện ngắn được lựa chọn để phân tích: Mẹ Điên

 

I.                  PHẦN DẪN NHẬP:

 

Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm,

truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại. Raymond Carver – một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”.Chính vì thế , truyện ngắn đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong bữa cơm tinh thần của mỗi người.Đọc truyện ngắn, cảm truyện ngắn, bình luận truyện ngắn trở thành một trào lưu trong  xu thế hiện nay. Tuy nhiên, để lựa chọn một truyện ngắn đại diện cho thế giới truyện ngắn, chứa đựng các đặc điểm của truyện ngắn không phải là điều mà ai cũng làm được.

 

II.                     Mở đầu:

1       Lý do chọn truyện:

 

Trong rừng văn học đương đại hiện nay có rất nhiều các tác phẩm bởi vì số lượng nhiều nên độc giả không kịp thẩm định chất lượng, nội dung cũng như nghệ thuật mà mỗi tác phẩm văn học mang lại. Các truyện ngắn ra đời giai đoạn trước đó đã được người ta đọc, bàn luận, chuyền tay nhau nhận xét đánh giá vì thế rất thế hệ đi sau rất dễ để tiếp cận và tiếp nhận nhưng đối với văn học đương đại đặc biệt là những tác phẩm được sáng tác những năm gần đây thì rất khó để có thể có cái nhìn bao quát.

 

Với những tên tuổi đã từng được khẳng định trong lĩnh vực truyện ngắn giai đoạn trước như Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang SángNguyễn Huy Thiệp, Hồ Biểu Chánh hay xa hơn là các nhà văn nước ngoài như O.Henri, Daniel De Foe, Lỗ Tấn , Raymond Carver thì tác phẩm của họ đã được coi là đỉnh cao truyện ngắn, bởi thế khi đi phân tích truyện ngắn của các tác giả ấy ta có thể dựa vào sức ảnh hưởng của chúng đối với nền văn học.Nhưng với các tác phẩm đương đại hiện nay thật khó để chọn một truyện ngắn vừa có nội dung hay vừa có nghệ thuật đặc sắc.Độc giả trong giai đoạn này rất dễ bị làm phân tán tư tưởng bởi những tác phẩm có nội dung rẻ tiền, mang tính chất thị trường và chạy theo thị hiếu. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều tác giả tâm huyết với nghề đã cho ra đời những đứa con tinh thần được độc giả đón nhận nồng nhiệt.

         

          Trong hàng loạt những tác phẩm ra đời trong giai đoạn hiện nay, có một tác phẩm được người đọc tiếp nhận và đồng cảm, một tác phảm mà khiến mỗi ai khi tiếp xúc với nó đều cảm thương cho tình mẫu tử và xúc động đến rơi lệ bởi tình mẫu tử thiêng liêng, đó chính là tác phẩm truyện ngắn “Mẹ điên” của tác giả Vương Hằng Tích.        

         

Hiện nay trên, mạng Internet là nguồn thông tin bất tận, trong đó có những cuốn sách và có truyện ngắn, “trong những truyện ngắn ấy, cái hay thì được gọi là văn, còn lại là rác”-đó là lời của dịch giả truyện ngắn “Mẹ điên” và dĩ nhiên “Mẹ điên” là một tác phẩm văn chương có giá trị, hội tụ được các đặc điểm của truyện ngắn.Bởi vì tính nhân văn sâu sắc mà truyện khiến người đọc cảm động  đến rơi nước mắt và đó cũng là lý do mà truyện được chọn để phân tích.

 

2. Nguồn gốc truyện ngắn “Mẹ điên”

 

          Truyện ngắn “Mẹ điên” được viết bởi nhà văn Trương Hằng Tích, được dịch giả Trang Hạ dịch sang tiếng Việt, được đăng trên mạng Internet năm 2004, đã được đông đảo bạn đọc Trung Quốc, Đài Loan đón nhận nhiệt liệt. Tình mẫu tử vĩ đại của một người mẹ dở điên dở dại làm cảm động hàng trăm triệu người từ thành phố đến thị trấn. Sau một thời gian lưu truyền trên mạng, nguyên tác “Mẹ điên” bị bạn đọc đổi tên thành “Vừa đọc vừa khóc” vì sức sống của nhân vật và câu chuyện đặc biệt đã vượt ra ngoài phạm vi văn chương.

 

“Mẹ điên” cũng là tên một cuốn sách của dịch giả Trang Hạ, trong đó còn 8 tác phẩm khác, những câu chuyện như một dòng hồi ký về người thực việc thực,khi đọc lên những cảm xác yêu thương, những hiện thực xã hội được phơi bày khiến người đọc  không khỏi rơm rớm nước mắt mà xót thương cho số phận nhân vật. Đặt biệt trong đó là “Mẹ điên”.

 Đây là 1 câu truyện có thực- được xếp vàp loại " ký thực tiểu thuyết", của tác giả Vương Hằng Tích- Trung quốc, một câu truyện cảm động về  một con điên- là người điên dại nhưng sự điên dại ấy vẫn không che khuất được tình yêu con, tình mẫu tử thiêng liêng với con của mình.

Tháng 8/2006, “Mẹ điên” được dựng thành vở kịch lớn và lưu diễn khắp nơi trên toàn Trung Quốc, từ Quảng Đông lên tận Bắc Kinh. Những nhà hát chật kín khán giả đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, mỗi buổi diễn đều có hơn 2.000 khán giả mua vé vào nhà hát, sẵn sàng đứng suốt buổi diễn để xem một cuộc sống thật hơn cả cuộc sống được bày ra trên sân khấu.

3.  Đánh giá xung quanh truyện ngắn “Mẹ điên”:

          Truyện ngắn: “Mẹ điên” trước khi được in thành sách đã được đăng tải trên mạng. Sau khi được đăng lên mạng đã có rất nhiều người đọc và bình luận nhưng vì câu chuyện quá cảm động nên hầu hết các ý kiến đều xoay quanh ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, ca ngợi quyền làm mẹ của người phụ nữ dẫu người phụ nữ đó có bị điên!

 

Truyện cũng được những người có chuyên môn nhận xét: “truyện có nội dung lôi cuốn, cảm động, có tính nhân văn cao và đặc biệt là chứa đựng những tình tiết, sự kiện, biến cố, có những thắt nút, mở nút khiến người đọc hồi hộp, có hứng thú muốn xem tiếp diễn biến.”

 

                   Ngoài ra, một số bạn trẻ khi đọc xong liền gửi lời bình lên mạng để                              chia sẻ  cảm xúc “vừa đọc vừa khóc” mà mình đang cảm nhận.                                     Điển hình như lời tâm sự của một bloger: “Bài này không chỉ cho ta                            biết được một người mẹ yêu thương con như thế nào mà còn cho ta                              biết cảm giác của một người mẹ khi mà không được gần những đứa                              con thân yêu của mình, khi phải rời xa những đứa con của mình.
                   Ngoài ra đây là một bài văn có tính dạy bảo những đứa con phải biết                          làm đúng bổ phận của mình, không được làm mẹ buồn..............
                   Người sinh ra mình cho dù là một người đi ăn mày thì cũng là mẹ của                          mình, không được đối xử không đúng.
                   Ai cũng có một người mẹ, không có người mẹ thứ hai đâu.
                   Khi đọc xong bài này tôi lại thấy yêu mẹ của tôi hơn khi nào hết, tôi                           lại nhớ mẹ tôi vô cùng  .Mẹ àh con sẽ làm tất cả để không phụ lòng                             mẹ”

4.  Đối tượng và phạm vi trong truyện ngắn “Mẹ điên”

 

          Với truyện ngắn này ta có thể dựa vào tựa đề mà đoán biết được đối tượng và phạm vi mà truyện muốn đề cập đến. Đối tượng trong “Mẹ điên” vẫn là hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện trong các tác phẩm văn học đó là hình ảnh người phụ nữ, hình ảnh người mẹ. Tuy nhiên, ở đây người phụ nữ, người mẹ ấy là một hình ảnh độc đáo, một nhân vật tính cách đặc biệt, người mẹ ấy không phải là một người mẹ bình thường mà là một người mẹ “điên”.

          Phạm vi của truyện đã vươn tới một tầm cao mới,đã có được một bước đột phá, đó là vượt qua khuôn khổ một người phụ nữ bình thường, tác phẩm đã nói đến một phụ nữ không bình thường- một người điên.Tuy nhiên, điên chẳng có ý nghĩa gì so với tình mẫu tử thiêng liêng. Tuy điên nhưng việc gì làm cho con trai là không điên chút nào, tuy điên nhưng tình yêu thương dành cho con là vô bờ bến.

 

          Lần dở lại các tác phẩm truyện ngắn đã ra đời trước đó, ta bắt gặp hình ảnh người phụ nữ xuất hiện rất nhiều nhưng hình ảnh một phụ nữ bị điên thì hầu như không có, mà tác phẩm thành công với đối tượng người phụ nữ điên thì cho đến nay có lẽ chỉ có “Mẹ điên”. Chính vì “chất điên” của người mẹ trong tác phẩm đã làm nên sự thành công của nó.

 

 

 

 

5. Cấu trúc của truyện ngắn “Mẹ điên”

 

Được coi là một truyện ngắn đặc sắc, “Mẹ điên” hội tụ đầy đủ các đặc trưng của truyện ngắn, với dung lượng vừa phải- gần 3490 từ- truyện được chia làm ba phần, mỗi phần đều chứa đựng những yếu tố đặc sắc, đắt giá:

a.     Phần 1: từ đầu truyện cho đến:  Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại

Đây là đoạn kể về sự gặp gỡ giữa cô gái điên với gia đình mà sau đó phụ nữ già trở thành mẹ chồng và người đàn ông trung niên trở thành chồng của cô và kết quả của “mối quan hệ” vợ chồng ấy là sự ra đời của cậu bé  trai sau này được đặt tên là Thụ, khi Thụ được một tuổi thì mẹ cậu bị bà nội đuổi đi.

b.     Phần 2: từ  “Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ” cho đến  “Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi”.

Có thể chia phần này làm hai phần nhỏ hơn, đó là:

Phần đầu, từ khi mẹ Thụ trở về cho đến lúc mẹ cậu vì bảo vệ cậu mà đánh Phạm Gia Hỷ, trước đó cậu đã thấy rất xấu hổ vì người mẹ điên này, cậu đã mong mình không có một người mẹ như thế

 

Phần sau là  sau khi mẹ điên quăng Phạm Gia Hỷ xuống ao nước cạnh cổng trường, lúc đó Thụ hết sức cảm động, cậu thấy thương yêu mẹ vô cùng và trong vô thức cậu đã goi một tiếng “mẹ”. Kể từ đó hai mẹ con yêu thương, quấn quít nhau cho đến khi Thụ đi học xa nhà, mẹ vẫn thường xuyên vượt quãng đường dài hai mươi cây số đi bộ đường núi để tiếp tế lương thực cho cậu.

c.      Phần 3 : “từ Ngày 7/8/2003”  cho đến “Mẹ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!

Đọan kết: Thụ nhận được giấy báo gọi nhập học của trường Đại học Hồ Bắc, cậu đến viếng mộ mẹ, mang theo tin vui cậu đỗ đại học để báo cho mẹ biết, mong mẹ có thể ngậm cười nơi chín suối.

 

III.            PHÂN TÍCH “MẸ ĐIÊN” ĐỂ THẤY ĐƯỢC NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA  TRUYỆN NGẮN

Đặc điểm truyện ngắn: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống”.

Truyện ngắn đúng với tên gọi của mình, ngắn, cô đọng, súc tích, có cao trào, có biến cố và phải đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa kháo quát về hiện thực và nhân vật được miêu tả ở những khía cạnh nổi bật nhất và ‘Mẹ điên” là một truyện ngắn như thế.

Để làm rõ đặc trưng truyện ngắn, ta sẽ đi phân tích những đặc điểm trên của “Mẹ điên”

1.     Tính ngắn gọn: truyện có tất cả 3486 chữ bao gồm cả tựa truyện, với cốt truyện khá đơn giản, thời gian trong truyện là thời gian được viết theo trật tự tuyến tính. Ở đây, truyện chỉ miêu tả một khía cạnh, một lát cắt đời sống nhân vật, đó là lúc cô gái điên gặp một gia đình mà sau này gia đình ấy là nhà chồng của mình. Nhân vật trong trruyện cũng rất ít, nhân vật chính là người mẹ điên,  Thụ, bà nội Thụ và bố Thụ.

Truyện xảy ra trong một không gian cũng rất hạn chế, không gian ấy là một gia đình nhỏ, nghèo đói trong một ngôi làng mà tác giả không hề nhắc đến tên.

Người kể chuyện là nhân vật “tôi” đồng thời cũng là nhân vật “Thụ” trong truyện vì thế truyện được kể hết sực tự do, chân thật như tái hiện lại toàn bộ quá khứ , không những thế  nhân vật “Tôi” còn có thể thoải mái đi sâu phân tích tâm lý của “mẹ”,của “bà nội”,của “bố”  mà không hề bị thái độ e sợ, thành kính quá khứ bó buộc, bởi lẽ người kể chuyện sống cùng thời với các nhân vật kia, cùng thời với hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Truyện còn mang một đặc điểm nữa của truyện ngắn là chỉ chứa đựng ít biến cố, sự kiện và xung đột cũng không nhiều.

Từ sự kiện cô gái điên đến ngôi làng ấy đến đến tình tiết cô gái được người ta đưa về để làm một việc duy nhất sinh cho gia đình ấy “cái chống gậy”, rồi tình tiết “mẹ điên” bị đuổi đi sau đó là sự kiện “mẹ điên” trở về cuối cùng mới có biến cố “mẹ điên” ngã xuống vực chết chỉ vì mấy quả đào.

Truyện mang một nét độc đáo là người mẹ điên là nhân vật trung tâm của câu chuyện nhưng không hề được đặt tên, chỉ gọi là “con điên” “mẹ điên”. Thế nhưng chính vì lẽ đó mà hỉnh ảnh “mẹ điên” lại trở thành một hình ảnh đẹp trong lòng người đọc.

 

2.     Tính cô đọng, súc tích:

Thật sự truyện rất cô đọng, tác giả không để nhân vật nói nhiều, nhưng lại để nhân vật tự bộc lộ rất nhiều, quả thật là kỳ diệu. Xuyên suốt câu chuyện , “mẹ điên” –nhân vật trung tâm-ngây ngây ngô ngô, không có cơ hội để có tiếng nói thế nhưng mỗi lần “mẹ” nói là mỗi lần khiến người đọc phải khâm phục tình yêu mà “mẹ” dành cho Thụ . Lần đầu tiên “mẹ” cất tiếng nói là sau khi thụ được sinh ra, “mẹ” không có khao khát nào lớn hơn là được ôm thụ và "Đưa, đưa tôi..." là câu đầu tiên mà “mẹ” nói từ khi câu chuyện bắt đầu, "Đừng... đừng..." là câu nói thứ hai của “mẹ” khi bị bà nội Thụ đuổi đi vì hoàn cảnh gia đình quá nghèo, không thể nuôi nổi một người như “mẹ điên”, đó là tiếng kêu thảng thốt của người me sắp phải rời xa đứa con mình rứt ruột đẻ ra ., "Thụ... bóng... bóng..." là câu nói đầu tiên sau năm năm rời xa đứa con yêu thương, giờ mẹ trở về, cầm trên tay “quả bóng bay bẩn thỉu”, mẹ muốn dùng nó để làm quà cho Thụ. Lúc được mẹ chồng đưa về nhà nuôi và dạy dỗ làm việc nhà,việc đồng áng, “mẹ” không phân biệt được cỏ và lúa nên đã cắt nhầm lúa đang làm đòng về cho lợn ,bị bà nội Thụ chửi mắng còn Thụ thì nói: “Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!”, bà nội đã đánh Thụ vì câu nói mất dạy đó nhưng “mẹ” đã “ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt” :"Đánh tôi, đánh tôi!".  Một lần nữa là  hôm trời mưa, mẹ mang ô đến lớp cho con trai và lẩm bẩm: "Thụ... ô...". Câu cuối cùng mà mẹ nói là "Tôi... tôi hái..." lúc  Thụ ăn đào dại và khen ngon và đó cũng là câu nói cuối cùng mà Thụ được nghe, bởi lẽ, sau đó, mẹ vì những quả đào dại ấy đã vĩnh viễn lìa xa cõi đời!

Cả cuộc đời “mẹ điên” có lẽ chưa bao giờ được hưởng hạnh phúc, sinh con ra nhưng không được ẵm con, không được cho con bú, không được con yêu thương và không được ai tôn trọng cho đến lúc chết.

Thế nhưng trong truyện ta cũng có thể bắt gặp những phút giây mà “mẹ điên” hạnh phúc, mặc dù đó là thứ hạnh phúc bình thường mà người mẹ bình thường  nào cũng dễ dàng có được nhưng với “mẹ điên” thì thật sự rất khó khăn.

Tuy không trực tiếp nói ra nhưng tác giả đã kín đáo cho ta thấy được những phút giây hạnh phúc ngắn ngủi ấy.Những chi tiết ấy rất nhỏ nhưng thật sự là những chi tiết đắt giá.Đó là lúc mẹ điên lần đầu tiên được ôm con vào lòng trước khi bị đuổi đi, tác giả mô tả “mẹ” chỉ ôm con mình có  ba phút thôi nhưng “ Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ”

Lần thứ hai mẹ cười hạnh phúc là lúc mẹ đánh Phạm Gia Hỷ để bảo vệ Thụ, cảm động vì điều đó, Thụ đã gọi “Mẹ!” khi ấy “Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn” .Đó là tiếng gọi mẹ đầu tiên kể từ khi Thụ biết nói. Ôi tiếng mẹ sao mà thiêng liêng đến thế! Có lẽ đó là phút giây hạnh phúc nhất cuộc đời mẹ điên bởi lẽ đứa con từng khinh ghét mẹ nay đã chịu nhận mẹ.

3.     Mỗi truyện ngắn đều chứa một chi tiết đắt giá nhất trong số những chi tiết hay và truyện ngắn này cũng không ngoại lệ. Dọc theo chiều dài của tác phẩm ta bắt gặp nhiều chi tiết có giá trị đặt biệt là chi tiết mang tính nhân sinh. Ta đọc “Mẹ điên” nhưng ta không vội vàng kết luận đó là người điên bởi vì trên thực tế người phụ nữ ấy rất  “người” và không hề điên. Đó chính là cái độc đáo của tác phẩm.

Tác phẩm đã có những miêu tả rất sinh động mà phải đọc kỹ ta mới nhận thấy được cái “bình thường” trong người mẹ không được bình thường về thần kinh. Đó là chi tiết: “Ngụm cơm đờ ra lã tã trong miệng” khi bà nội Thụ đuổi “mẹ” đi.Người điên làm sao có thể có được cảm xúc như vậy chứ? Không! Chỉ có người bình thường mới phản ứng như thế khi bị người khác phũ phàng từ chối.

Sau đó là chi tiết  “mẹ”  “ lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch”  và chi tiết “mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại. Khi đối diện với thực tế là sẽ bị đuổi đi vì nhà quá nghèo, thường xuyên trong tình trạng treo niêu, “mẹ điên” đã khóc và đã có một hành động mà khiến cả mẹ chồng động lòng-hành động chia cơm từ bát của mình sang cái bát không, ý muốn nói đừng đuổi tôi, tôi sẽ ăn ít lại. Một lần nữa ta có thể khẳng định người phụ nữ này rất bình thường.

Một câu hỏi được đặt ra là “tại sao người điên lại có những hành động hết sức con người như thế?”  Không có câu trả lời nào hợp lý hơn ngoài câu trả lời lời đó là vì tình mẫu tử. Tình mẫu tử khiến người điên trở nên bình thường, tình mẫu tử khiến “mẹ điên” có những hành động không có khả năng xảy ra ở những người điên khác.

                   Nhưng chi tiết đắt giá nhất trong tác phẩm này theo nhận định của                             bản thân tôi là chi tiết đề cập đến “những quả đào dại”. Mẹ đã từng                             mang           bong bóng, mang ô cho Thụ nhưng lần mang những quả đào dại               đến cho anh mới thật là chi tiết đặc sắc, bởi nó khiến Thụ ăn vào thấy                      ngọt và buông lời khen : "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!".Mẹ đã                          hạnh phúc bởi lời khen đó và “ Mẹ cười hì hì”.Nhưng cũng chính vì                       lời khen đó mà dẫn đến biến cố trên đường trở về mẹ cố gắng hái đào                          trên vách núi rồi xảy chân mà ngã xuống vực sâu.

4.     Tính triết lý của tác phẩm:

          Chính những chi tiết đặc sắc của tác phẩm đã cho ta thấy truyện mang triết lý nhân sinh sâu sắc. Dù mẹ có điên thì mẹ vẫn có quyền làm mẹ, vẫn có quyền yêu thương đứa con mình đã sinh ra. Điều đó được chứng minh rất rõ trong tác phẩm. Sau năm năm lưu lạc, trôi nổi mẹ điên vẫn tìm về nơi con mình đang sinh sống để được một lần làm mẹ đúng nghĩa và những cố gắng của “mẹ điên” đã được đền đáp xứng đáng : “Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói.Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà.”

Tính triết lý còn được chính tác giả viết lên: “Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này”.Câu nói tưởng chừng như mang âm hưởng hài hước đó chính là tính triết lý về tình mẫu tử của tác giả.

                   Một người điên dại, ngây ngô không biết gì nhưng sẵn sàng đứng ra                             bênh vực chở che cho con mình khỏi bị bàn bè cùng lứa bắt nạt, sẵn                             sàng trèo qua 20 km đường núi ngoằn ngèo, mặc bão cũng như mặc                             tuyết-bởi tình mẫu tử-không phải của người bình thường, mà của một                          NGƯỜI ĐIÊN!

Truyện còn khẳng định một chân lý nữa, đó là: Người điên không phải bị tước đi quyền làm mẹ, quyền được yêu thương.

    Kết thúc truyện, khi mẹ chết Thụ đã khóc nức nở “Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau       khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng    ngày nào..." Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới        mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.

    Phải chăng đó là những giọt nước mắt muộn màng, khi mẹ còn đó thì       ta hờ hững, thờ ơ, giờ mẹ mất đi rồi thì ta mới nhận thấy ta cần mẹ, ta                  yêu mẹ vô cùng, ta tự hỏi mình đã làm được gì để đền đáp mẹ?    Không, ta chưa làm được gì để mẹ thấy hạnh phúc cả.Chính vì thế ngay bây giờ, khi mẹ còn bên cạnh, chúng ta hãy làm tất cả những gì     có thể để mẹ thân yêu cảm thấy hạnh phúc.

IV.            KẾT LUẬN

Truyện ngắn “Mẹ điên” là một điển hình cho truyện ngắn đương đại, mặc dù ngắn nhưng nó vẫn chứa đựng được nhiều triết lý sống, nhân sinh quan của tác giả và cả chất thơ. Chất thơ của truyện ngắn chính là cái tâm trong sáng mà đầy nặng sự ưu thời mẫn thế của nhà văn.

          Truyện ngắn đích thực không bao giờ là những chuyện văt vãnh mà                             mỗi chi tiết dù nhỏ bé cũng ẩn tàng hơi thở của thời đại, nỗi đau, niềm vui         của nhân thế… Những cách tân, sáng tạo của các  nhà văn bậc thầy về          truyện ngắn đã khẳng định rằng, truyện ngắn, về tạng chất của nó rất gần với        thơ, thậm chí có thể nói một  cách không đến nỗi quá đáng rằng, truyện ngắn          là một dạng cấu trúc đặc biệt của thơ. Với ý nghĩa ấy, truyện ngắn  có vị trí                   cao cả đặc biệt ở ngay cả trong “bầu trời Thi ca” mà lâu nay thơ ca độc tôn !           Về điều này, cũng K.Pauxtopxki có ý kiến tuyệt hay :”…Cái chính là ở chỗ       khi văn xuôi đã đạt tới mức hoàn thiện toàn mỹ thì về bản chất nó đã thật sự           là thơ!”. 

           Cần lưu ý rằng, cái nghĩa Thơ được nói đến ở đây phải được hiểu là chất trữ    tình sâu lắng của những trạng huống, của những tâm trạng nhân vật trong   truyện ngắn (chứ không phải là những sự uốn éo  cầu kỳ trong câu văn, sự        lòe loẹt trong tả cảnh).

          Như vậy, khi đạt tới đỉnh cao sáng tạo, thơ và truyện ngắn đã gặp nhau   hòa thành đám mây ngũ sắc kỳ diệu ! Đây chính là đầu mối để ta lần tìm về đặc trưng loại biệt của thể loại truyện ngắn. Bởi vì, chỉ có đứng ở nơi hội tụ       của sáng tạo nghệ thuật này, ta mới nhìn rõ những nguyên tắc sắt đá, những        qui luật vàng của thể loại truyện ngắn !

          Trong truyện ngắn yếu tố dung lượng cũng là điều mà các nhà văn quan tâm     hàng đầu.Ý kiến của Ga-ra-nốp thật đáng chú ý : “ Đối với truyện ngắn hay,    có một vấn đề đặc biệt quan trọng, đó là bảo vệ cho được tính xác định về         mặt  thể loại. Truyện ngắn cần phải cô đọng đến  mức cao nhất. Vấn đề số         một đối với nó là vấn đề dung lượng”.

     Truyện ngắn nhưng dung lượng mà nó chứa trong mình là rất lớn, khiến người đọc sau khi đọc xong có thể nhìn thấy nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh của một vấn đề có nhiều cảm nhận khác nhau cũng như rút ra được bài học riêng cho mình. Đó mới chính là thành công của truyện và “Mẹ điên” đã làm được điều đó!

 

 

 

Nguồn: Sưu tầm




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024