Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/03/2013 08:03 # 1
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
Triết lý trong truyện Kiều


 

TRIẾT LÝ TRONG TRUYỆN KIỀU

I.                  GIỚI THIỆU CHUNG

1.     VỀ TÁC GIẢ:

Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; 17651820) tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, ông được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.

Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn là dòng dõi Nguyễn Xí gốc ở làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh sau di cư vào làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (nay là xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

2.     VỀ TÁC PHẨM

Truyện Kiều là tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh (chữ Hán: 斷腸新聲) của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoá thế giới.Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, truyện được viết ra sau khi ông đi sứ nhà Thanh về và theo lời truyền thì Phạm Quý Thích đã cho khắc in vào khoảng từ năm 1820 đến năm 1825. Bản khắc in đó nay không còn nữa. Tác phẩm này được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Hiện nay, ở Việt Nam lưu truyền một số dị bản của tác phẩm này. Bản nôm cổ nhất còn lưu giữ là bản "Liễu Văn Đường" khắc in năm Tự Đức thứ 19 (1866), mới phát hiện ở tỉnh Nghệ An

Truyện Kiều là tiểu thuyết viết bằng thơ lục bát. Truyện phản ánh xã hội đương thời thông qua cuộc đời của nhân vật chính Vương Thuý Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là chữ "tâm" theo như Nguyễn Du đã tâm niệm "Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu" (nghĩa là "Linh Sơn chỉ ở lòng người thôi"). Ngày nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi nhất đến với các du khách cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài.

II.               TRIẾT LÝ TRONG TRUYỆN KIỀU

1.     THUYẾT TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ VÀ THUYẾT THIÊN MỆNH

a.     THUYẾT TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ:

Mở  đầu thiên tác phẩm là :“

Trăm năm trong cõi ngưởi ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”

Có thể nhận thấy ngay rằng chất triết lý đã bộc lộ ngay trong hai câu thơ mở đầu ấy, chữ tài và chữ mệnh, hai chữ luôn song hành cùng nhau trong cuộc đời mỗi con người nhưng chúng không tồn tài hòa bình mà luôn đấu tranh, mâu thuẫn lấn nhau, phải chăng ý của nhà thơ là như vậy? Thế kỷ 21, thuyết thiên mệnh có còn đáng tin hay không?

Vâng, có thểt thế kỉ 21 chẳng còn ai tin vào thuyết thiên mệnh nhưng thời đại của Nguyễn Du thì không như thế, đó là thế kỉ 19, người ta tin tưởng tuyệt đối vào số mệnh, và mọi thứ đều là do trởi định “bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”.

Nhân vật Thúy Kiều trong truyện là nhân vật chính nhưng ta có thể khẳng định nàng chỉ là một phương tiện để Nguyễn Du đưa ra quan điểm của ông về số mệnh con người dưới sự tác động của con “Tạo”

Nàng Kiều đẹp đấy, tài năng đấy nhưng “chữ tài liền vói chữ tai một vần”, sắc đẹp của nàng, tài năng của nàng vì quá vượt bậc mà bị tạo hóa ghen ghét.

Con người nếu quá đa sầu đa cảm thì chắc chắn cũng không thể có cuộc đời yên bình, nàng Thúy Vân vốn là người vô tư, không có quá nhiều lo lắng, đắn đo suy nghĩ trong cuộc sống vì thế mà cuộc đời của nàng cứ thế trôi qua ,một cách yên bình. Còn nàng Kiều vì quá đa cảm mà số phận trở nên long đong lận đận. Điều này cũng được nhà thơ nhác đến ngay từ những dòng đầu của thiên tác phẩm.

Đạm Tiên chỉ là một cô gái làng chơi đã chết từ rất lâu, không ai biết đến vậy mà nàng Kiều khi đi ngang mộ Đạm Tiên đã thồn thức, đã rơi lệ xót thương cho số phận của cô: “sè sè nắm đất bên đường, dàu dàu ngọ cỏ nửa vàng nửa xanh”, ngôi mộ khồn tên, chỉ là một nắm đất vậy mànó cũng thu hút sự chú tâm của Kiều, phải chăng tác giả muốn dự báo cuộc đời nàng Kiều sẽ có một số phận giống như Đạn Tiên?

 

Nguồn: sưu tầm




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024