Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/03/2013 08:03 # 1
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
Nguyễn Dữ và tác phẩm truyền kì mạn lục


 

NGUYỄN DỮ VÀ TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

Đôi nét về Nguyễn Dữ:

 Nguyễn Dữ người làng Đỗ Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Cha là Nguyễn Tường Phiếu đỗ Tiến sĩ năm 27 niên hiệu Hồng Đức triều Lê (1496), làm quan đến Thượng thư Bộ Hộ Không rõ năm sinh, năm mất, nhưng căn cứ vào những luận đoán trên, có thể Nguyễn Dữ sinh vào khoảng cuối thế kỷ XV, thi đỗ Cử nhân chứ không đỗ Tiến sĩ, làm quan và cáo quan về ở ẩn rồi viết Truyền kỳ mạn lục trong khoảng thời gian trước năm 1527, dưới triều Lê. Sau sống ẩn dật và mất tại Thanh Hóa.

VỀ TÁC PHẨM TRUYỀN KÌ MẠN LỤC

Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc. Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ), hình như tác giả muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Nhưng căn cứ vào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán. Và nguyên nhân chính của sự xuất hiện một tác phẩm có ý nghĩa thể loại này là nhu cầu phản ánh của văn học. Trong thế kỷ XVI, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ XV; mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực. Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước. Nhu cầu phản ánh quyết định sự đổi mới của thể loại văn học. Và Nguyễn Dữ đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ XVI. Trên thực tế thì đằng sau thái độ có phần dè dặt khiêm tốn, Nguyễn Dữ rất tự hào về tác phẩm của mình, qua đó ông bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão; ông đã phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề lớn của xã hội, của con người trong khi chế độ phong kiến đang suy thoái.

Về truyện Người con gái Nam Xương

Tóm Tắt

Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung thuỷ, hầu hạ mẹ chồng, chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng đi lính ở phương xa.Giặc tan, Trương Sinh trở về. Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của  con trẻ, người chồng nghi ngờ nàng ở nhà đã không chung thủy nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng nhảy xuống sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực và sự tiết nghĩa của nàng, Linh Phi (vợ vua biển) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện trong chốc lát trong mà sương mờ ảo rồi trở lại Long Cung.

PHÂN TÍCH

Truyện mở đầu bằng dòng chữ " Vũ Thị Thiết , người con gái quê ở Nam Xương ..." Tên tuổi , quê quán của nhân vật chính đã được giới thiệu rõ ràng chứ không giống như những nhân vật khác.Ta có thể so sánh điểm này với  cách giới thiệu nhân vật của Lê Thái Tông-trong tác phẩm của ông, nhân vật không rõ tên tuổi quê quán, đó chỉ là những nhân vật phiếm chỉ.

 Vũ Thị Thiết chỉ là 1 người đàn bà bình thường , thuộc giới nghèo hèn " vốn con kẻ khó " , dung mạo thì không có gì đặc biệt . Vậy mà nàng đã là 1 nhân vật lưu truyền nơi hậu thế . Có lẽ Nguyễn Dữ đã có những nhận thức tiến bộ về xã hội . Những ràng buộc khuôn pháp đã không còn vững chắc trong tâm trí ông . Ông quan tâm đến đời sống của mọi người chứ không còn mải mê tìm cảm hứng văn chương trong đội ngữ những người quý phái hay tuyệt sắc giai nhân nữa.

Người phụ nữ này được Nguyễn Dữ miêu tả là một con người đức hạnh và có tư dung tốt đẹp, Thế nhưng càng vào sâu trong tác phẩm ta mới nhận ra rằng . Chữ dung đã thua chữ tài . Sau mấy lời giới thiệu đầu tiên, thì trong toàn truyện sẽ không còn những câu nào miêu tả vẻ đẹp bên ngòai của nàng ta nữa. Từ khi về nhà chông Vũ Nương luôn tỏ ra là 1 người con dâu hiểu thảo , đảm đang , hay làm , biết tình chồng hay ghen Vũ Nương luôn cố gắng không để cho vợ chồng thất hòa , rồi còn lo lắng thuốc than và ma chay tế lễ đầy đủ cho mẹ chồng nữa Vũ Nương đã làm tất cả để giữ gìn , vun vén cho hạnh phúc của gia đình Thật là 1 con người tiêu biểu cho công dung ngôn hạnh ở xã hội xưa .

Trong xã hội xưa vai vế người phụ nữ trong gia đình thường là thấp hèn nhất . Mẹ chồng kiếm con dâu chỉ cốt để đày đọa , hay kiếm đứa cháu nối dõi tông đường . Cho nên mẹ chồng và con dâu thường thất hòa , không dễ hòa thuận .Nhưng trong tác phẩm ta lại thấy Vũ Nương được chính người mẹ chồng này tô đậm phẩm giá của mình . Những lời khen này càng trở nên ý nghĩa hơn , có giá trị hơn gấp bội " Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào không thể về đền ơn được . Sau này , trời xét lòng thành , ban cho phúc đức , giống dòng tươi tốt , con cháu đông đàn , xanh kia quyết chẳng phụ con , cũng như con đã chẳng phụ mẹ "

Thế nhưng tai họa bỗng dưng ập đến với nguời phụ nữ đáng thương.Nàng xa chồng, nhớ chồng, lại thương con mình xa cách cha lâu ngày vì thế mà nàng chỉ cái bóng của mình trên tường rồi bảo đó là cha Đản.Trẻ con ngây thơ, nghe mẹ nói vậy thì biết vậy. Và rồi bi kịch xảy ra,khi qua tai Trương Sinh thì những lời nói hồn nhiên,ngây ngô thuật lại chuyện đó lại trở thành sự thật . Cái bóng thành người . Hại cho đời người con gái tài sắc

Chắc hẳn trong các tác phẩm văn học , Có được sự sáng tào tài tình tinh sao như chi tiết về chiếc bóng oan nghiệt này sẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay 1 sự song trùng thật kì ảo thật đáng ngạc nhiên Bóng dần biến thành người . Cái thực lẫn lộn pha trộn cái hư , cái giả chập chờn trong cái thật.Đó thật sự la một chi tiết đắt giá trong tác phẩm


Đọc kĩ tác phẩm, ta thấy truyện không phải không hé mở khả năng có thể dễ dàng tránh được thảm kịch đau thương đó. Tài kể chuyện của tác giả là ở chỗ đó, cởi ra rồi lại thắt vào đẫy câu chuyện đi tới, khiến người đọc hứng thú theo dõi và suy nghĩ, chủ đề của tác phẩmtừng bước nổi lên theo dòng kể của câu chuyện. Lời con trẻ nghe như thật mà chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ, người cha gì mà lạ vậy: “không biết nói, chỉ nín thin thít” chẳng bao giờ bế con mình, mà hệt như “cái máy” - “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”.Thế  nhưng ghen tuông và ít học vì không chịu tìm hiếu không suy nghĩ thấu đáo mà Trương Sinh đã kết tội vợ mình.

Trâm gãy, bình rơi, liễu đã tàn trước gió , sen đã rũ trong ao , người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh chỉ còn có thể tìm đễn cái chết để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình. Nàng đã gieo mình xuống sông Hòang Giang tự vẫn . Và người đời sẽ lưu truyền thêm 1 tấm bi kịch về số phận người phụ nữ . Tấm bi kich về cái đẹp bị chà nát phũ phàng Tấm bi kịch này là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ , sự hồ đồ vũ phu của gã đàn ông và luật lệ phong kiến hà kyhắc dung túng cho sự độc ác hủ bại

 


Hành động gieo mình xuống sông Hoàng Giang của Vũ Nương phản ánh một thực trạng về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ bị buộc chặt trong khuôn khổ khắt khe của lễ giáo, bị đối xử bất công, bị áp bức và chịu nhiều khổ đau, bất hạnh. Đó cũng chính là giá trị tố cáo hiện thực của tác phẩm. Đằng sau nỗi oan của người thiếu phụ Nam xương, còn bao nhiêu oan tình bất hạnh mà người phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu: Nàng Kiều trong “Truyện Kiu” của Nguyễn Du, người cung nữ trong “cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ lỡ duyên tình trong thơ Hồ Xuân Hương, ...

Phải nhận thấy rõ rằng với truyện ngắn đầu tiên viết bằng chữ Hán, Nguyễn Dữ đã có những mặt thành công trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng những đoạn đối thoại. Cách kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình tiết, thắt nút và gỡ nút thật bất ngờ, đầy kịch tính, càng làm cho nỗi oan tình của nhân vật hiện ra với tất cả nét thảm khốc.

“Thắt nút” truyện bằng yếu tố bất ngờ. Một câu nói ngây thơ nghe như thật của trẻ thơ mà gây bão tố dây chuyền trong cuộc đời. Bão tố nghi kị trong một đầu óc nam quyền độc đoán, thiếu trí tuệ ; bão tố bất hoà dữ dội phá tan hạnh phúc của một gia đình êm ấm. Bão tố oan khiên phá nát cuộc đời của một người con gái trong trắng, phải kết thúc bi thảm trêm một dòng sông.

“Gỡ nút” cũng bất ngờ bằng một câu nói trẻ thơ non dại (khi chỉ cái bóng của chàng Trương trên vách: “cha Đản lại đến kia kìa” thì bao nhiêu oan khiên gây thảm kịch trong phút chốc bỗng được sáng tỏ.

Truyện có những đoạn đối thoại và những lời tâm tình của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc hoạ diễn biến tâm lí và tính cách nhân vật ; lời nói của bà mẹ Trương Sinh nhân hậu, từng trải ; lời lẽ của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, mềm mỏng, có lí, có tình - lời của người phụ nữ hiền thục, đoan chính ; lời của Bé Đản hồn nhiên, ngây thơ, thật thà.

Trong truyện, những yếu tố truyền kì tập trung ở phần sau của truyện như con rùa mai xanh được Phan Lang cứu, Vũ Nương được ở lại Thuỷ Cung, rồi hiện về với kiệu hoa rực rỡ trên sông... đó là những tình tiết kì ảo, không có thực nhưng đã tạo ra một thế giới nghệ thuật lung linh huyền ảo.

NHỮNG NẾT NỔI BẬT CỦA TÁC PHẨM TRUYỀN KÌ MẠN LỤC

Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật... Nguyễn Dữ đã phản ánh hiện thực mục nát của chế độ phong kiến một cách có ý thức. Toàn bộ tác phẩm thấm sâu tinh thần và mầu sắc của cuộc sống, phạm vi phản ánh của tác phẩm tương đối rộng rãi, khá nhiều vấn đề của xã hội, con người được đề cập tới.

Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia bên cạnh đó còn mang màu sắc Phật, Lão.Để lý giải một cách rộng rãi những vấn đề đặt ra trong cuộc sống với những quan niệm nhân quả, báo ứng, nghiệp chướng, luân hồi; ông cũng đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân dân khi miêu tả cảnh cùng cực, đói khổ, khi thể hiện đạo đức, nguyện vọng của nhân dân, khi làm nổi bật sự đối kháng giai cấp trong xã hội.

Cũng chính vì ít nhiều không bị gò bó trong khuôn khổ khắt khe của hệ ý thức phong kiến và muốn dành cho tư tưởng và tình cảm của mình một phạm vi rộng rãi, ông hay viết về tình yêu nam nữ. Có những truyện ca ngợi tình yêu lành mạnh, chung thủy sắt son, thể hiện nhu cầu tình cảm của các tầng lớp bình dân. Có những truyện yêu đương bất chính, tuy vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo nhưng lại phản ánh lối sống đồi bại của nho sĩ trụy lạc, lái buôn hãnh tiến
               Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ..., tác phẩm muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người.

Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn thế tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái, sư sãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục. Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chính chuyên, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở Xương Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương.
 

 

Nguồn: sưu tầm




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024