Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/12/2012 22:12 # 1
k15cmu
Cấp độ: 23 - Kỹ năng: 24

Kinh nghiệm: 104/230 (45%)
Kĩ năng: 207/240 (86%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 2625
Được cảm ơn: 2967
Văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế


Văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế

Vấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế
 

MỞĐẦU


I. TÍNHCẤPTHIẾTCỦAĐỀTÀI:

Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ của quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá. Sự phát triển mới trong quan hệ giao lưu quốc tếđòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc phải khẳng định tính độc lập tự chủ của mình. Nhân tố quan trọng nhất đểđảm bảo cho sự phát triển toàn diện của mỗi nước chính là sức mạnh văn hoá. Chính vì vậy, vấn đề gìn giữ và phát triển những tinh hoa văn hoá truyền thống không còn là vấn đề của từng quốc gia riêng rẽ màđã mang tính toàn cầu và khu vực.

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hoá lâu đời. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử nhân dân ta vẫn giữ gìn và tiếp tục phát triển những tinh hoa trong vốn văn hoá truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, mới đi vào kinh tế thị trường và mở cửa giao lưu chưa lâu, nền văn hoá truyền thống Việt Nam đã gặp những thách thức không nhỏ.

Hoàn cảnh kinh tế mới với những tiêu cực trong xã hội đặc biệt là tham nhũng lãng phí, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp lương tâm đã gây ra những hậu quả xấu cho truyền thống đạo đức như sự tan vỡ của gia đình cổ truyền, tỷ lệ li hôn cao, các tệ nạn xã hội gia tăng, mối quan hệ thân thiện trong họ tộc, làng xóm dần phai nhạt. Việt Nam ngày càng trở thành vấn đề thời sựđược truyền tải trên những trang báo dành cho nhân dân trong nuức cũng như trên cả những trang báo đối ngoại. Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này là rất cần thiết, đặc biệt làđối với những ai quan tâm đến những chuyển biến vốn rất khó nhận ra của nó.

Chính vì thế, chúng tôi chọn vấn đề “Vấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế” qua sự phản ánh của báo “Nhân dân”, “Thể thao và Văn hoá”, “Văn hoá Chủ nhật”, tạp chí “Quê hương” và “Heritage” (từ năm 1997 đến nay) làm đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học của mình.

II. ĐỐITƯỢNGVÀPHẠMVINGHIÊNCỨU:

Trên báo chí Việt Nam những năm gần đây đã có rất nhiều bài báo đề cập đến vấn đề văn hoá truyền thống trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên trong phạm vi khoá luận của mình, chúng tôi chỉ khảo sát vấn đề qua 706 tin, bài trên 3 tờ báo tiêu biểu, rất quen thuộc đối với công chúng cả nước là báo “Nhân dân” (từđây viết tắt là ND), báo “Thể thao và Văn hoá” (viết tắt và TT-VH), báo “Văn hoá Chủ nhật” (viết tắt là VHCN) và 2 tạo chí thông tin đối ngoại là “Quê hương” (viết tắt là QH), “Heritage” (viết tắt là HT).

Những tờ báo và tạp chí trên là những tờ báo và tạp chí trên là những tờ báo ngày tuần báo và tạp chíđịnh kỳđề cập nhiều đến vấn đề văn hoá truyền thống Việt Nam và sự giao lưu văn hoá Việt Nam với văn hoá quốc tế, có số lượng tin, bài đáng kể hình thành nêu diện mạo vấn đề.

III. MỤCĐÍCHVÀNHIỆMVỤNGHIÊNCỨU:

Trong khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi muốn áp dụng những kiến thức chuyên ngành đã học để nghiên cứu, tìm hiểu kỹ cách phản ánh của 3 tờ báo ND, TT-VH, VHCN, 2 tạp chí QH và HT về vấn đề bảo tồn và phát triển những tinh hoa văn hoá truyền thống trong thiên niên kỷ mới, đồng thời qua đó học tập cách viết của các nhà báo, phóng viên đi trước có nhiều kinh nghiệm để phục vụ cho hoạt động công việc của mình sau này.

Trên cơ sở tài liệu đã sưu tập được, chúng tôi đãđề ra những nhiệm vụ chính khi viết khoá luận tốt nghiệp này:

- Nghiên cứu các khía cạnh của nền văn hoá truyền thống Việt Nam trong thời đại mới được phản ánh qua 3 tờ báo và 2 tờ tạp chí từ năm 1997 đến nay, cụ thể là một số vấn đề về văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần và văn hoá – nghệ thuật truyền thống trong thời kỳ hội nhập quocó tế.

- Nghiên cứu các hình thức báo chí do báo ND, TT-VH, VHCN và tạp chí QH, HT đã sử dụng để chuyển tải các nội dung trên.

- Đưa ra những ý kiến đánh giá của mình về những ưu, nhược điểm của mỗi tờ báo vàđề xuất một số kiến nghị cụ thểđể góp phần nâng cao chất lượng báo chí ngày một gần gũi hơn với văn hoá nước ngoài. Giới trẻhầu nhưđã quên bẵng cái loại hình nghệ thuật dân tộc mà “sôi nổi” tiếp nhận nghệ thuật phương tây. Rất nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam như tuồng, chèo, rối nước… đang dần bị mai một.

Để khắc phục ngay những biểu hiện tiêu cực đó, theo đường lối chung Việt Nam vẫn giữ vững và thực thi nguyên tắc bảo vệ bản sắc dân tộc trong khi tăng cường việc giao lưu văn hoá thế giới. Việt Nam đã hết sức khuyến khích việc bảo vệ, tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử, khai thác bảo tồn phổ biến các di sản văn hoá phi vật thể hàng ngàn năm của tổ tiên. Đồng thời Việt Nam cổ vũ cho những sáng tạo văn hoá mang đậm màu sắc dân tộc trong văn nghệ nhưâm nhạc, hội hoạ, sân khấu…

Thế kỷ XXI sẽđem lại nhiều cơ may và vận hội mới nhưng cũng có cả không ít khó khăn và vấn đề mới màđất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam phải khắc phục và giải quyết tốt mới đạt được mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, tham gia vào sự phát triển chung của toàn nhân loại. Nền văn hoá giàu truyền thống cũng là một nguồn sức mạnh cần gìn giữ và phát huy, góp phần xây dựng vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Với những đặc điểm phong phú, phức tạp và vai trò to lớn, văn hoá truyền thống.

IV. PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU:

Để thực hiện nhiệm vụđãđề ra một cách có hiệu quả, trong quá trình thu thập và xử lý thông tin chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: sưu tầm, thống kê, phân loại các tin bài theo nội dung và hình thức, dựa trên cơ sở tư tưởng trong những văn kiện của Đảng và Nhà nước. Tham khảo các số liệu, luận điểm, ý kiến của các tác giả có uy tín. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh về cách phản ánh vấn đề của 3 tờ báo và 2 tờ tạp chíđể làm nổi bật những đặc trưng của cơ quan thông tin đại chúng.

V. CẤUTRÚCCỦAKHOÁLUẬN:

Với mục tiêu và nội dung trên, khoá luận có cấu trúc như sau: ngoài phần MỞĐẦU, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận có 3 chương chính.

Chương một: Những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam về việc xây dựng nền văn hoá mới.

Trong chương này, chúng tôi xin tự xác định một số khái niệm về văn hoá có liên quan đến đề tài khoá luận, những quan điểm cơ bản về văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh vàđịnh hướng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước ta (qua các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước).

Chương hai: Việc phản ánh vấn đề bảo tồn và phát huy những văn hoá truyền thống Việt Nam trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế trên báo “Nhân dân”, “Thể thao và Văn hoá”, “Văn hoá Chủ nhật”, tạp chí “Quê hương” và “Heritage” từ năm 1997 đến nay.

Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu, phân tích nội dung trong các tin, bài phản ánh đời sống văn hoá kế tiếp truyền thống của người Việt, việc gìn giữ và phát triển tinh hoa văn hoá dân tộc đi đôi với công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực.

Chương ba: Một số hình thức chuyển tải thông tin về vấn đề bảo tồn và phát huy nền văn hoá truyền thống Việt Nam trong thời đại mở cửa giao lưu và hội nhập quốc tế trên báo “Nhân dân”, “Thể thao và Văn hoá”, “Văn hoá Chủ nhật”, tạp chí “Quê hương” và “Heritage” từ năm 1997 đến nay.

Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu, phân tích, học hỏi một số thể loại báo chí như tin, bài phản ánh, ký chân dung và phóng sự mà các báo và tạp chí trên đã sử dụng để phản ánh vấn đề văn hoá truyền thống trong thời đại ngày nay.

Kết luận: Trong phần này, chúng tôi nêu lên những ưu, nhược điểm của mỗi tờ báo, tạp chí vàđưa ra những ý kiến đánh giá của mình đối với từng tờ báo và tạp chí cụ thểđể góp phần nâng cao chất lượng báo chí nói chung.

Link download: Link mf

Click here

Pass: FDTU

Chờ 5s chọn skip ads



Thông tin liên hệ:
Cần hỗ trợ trực tuyến (skype): Phong.D.NGUYEN
Nick yahoo: conspeed_dark1991
Email: herodark191@gmail.com

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024