Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/03/2016 20:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 223/400 (56%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8023
Được cảm ơn: 2114
[Fshare]Luận văn Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ


Luận văn Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ

 

 

 

Trong những năm qua, nhờ công cuộc đổi mới kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình mở cửa, hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực mà kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 7,5% năm, bình quân lương thực đầu/người đạt 444 kg năm 2000, đời sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ người nghèo giảm một nửa so với những năm 90 còn 29% (2002). Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo, nhưng tình hình nghèo đói ở Việt Nam vẫn còn tồn tại ở trên diện rộng, đặc biệt ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Do vậy xóa đói giảm nghèo là một yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển. Và trong quá trình đó, tín dụng được coi là một công cụ chủ chốt phá vỡ vòng luẫn quẩn của sự nghèo đói và là một trong yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Hội nghị thượng đỉnh vi tín dụng toàn cầu họp vào tháng 4 năm 2005 tại Chile đã đưa ra hai mục tiêu tiếp theo là “ đảm bảo rằng tới cuối năm 2010, sẽ có 175 triệu gia đình nghèo trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ của những gia đình đó nhận được khoản tín dụng để tự tạo việc làm, và các dịch vụ tài chính, kinh doanh khác” và “ đảm bảo rằng tới cuối năm 2015, sẽ có 100 triệu gia đình nghèo nhất trên thế giới sẽ chuyển từ mức thu nhập dưới 1 đôla một ngày hiện nay lên trên 1 đôla một ngày (đã điều chỉnh cho tỷ suất ngang giá về khả năng trao đổi)” “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo” đã đưa ra cải cách và đổi mới hệ thống tài chính tín dụng nông thôn, hình thành thị trường tín dụng bền vững, bảo đảm các hộ nghèo có điều kiện gửi vay được thuận lợi. Hoàn thiện quy trình cho vay với cơ chế một cửa giúp người nghèo vay vốn được dễ dàng. Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho người nghèo có nhu cầu được vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý và đúng thời vụ. Trước mắt áp dụng chính sách lãi suất cho người nghèo và về lâu dài sẽ chuyển dần sang tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với hệ thống tín dụng chính thức. Thực hiện trợ cấp trực tiếp cho các tổ chức ngân hàng tín dụng hoạt động ở các vùng khó khăn để bù đắp các chi phí phát sinh. Theo số liệu thống kê trong năm 2005, có 3 tổ chức tài chính vi mô lớn hiện đang cung cấp dịch vụ khu vực nông thôn là NHNo với số khách hàng lên đến 4 triệu, NHCSXH cung cấp vốn bao cấp cho hơn 3 triệu hộ, quỹ tín dụng nhân dân gần 1 triệu hộ, và các tổ chức tài chính vi mô phục vụ trên 35 vạn hộ nghèo. Như vậy còn khoảng 4 triệu hộ, trong đó có các hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vẫn chưa có cơ may được tiếp cận với dịch vụ tài chính. Nhằm hỗ trợ người nghèo tiếp cận đến hệ thống tín dụng nông thôn, một số tổ chức phi chính phủ (NGO) đã hỗ trợ thành lập quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại các vùng nông thôn miền núi. Hiện tại qũy tín dụng tiết kiệm phụ nữ (QTD) đã có một số kết quả đáng kể trong hỗ trợ vay vốn và sử dụng có hiệu quả, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam. Với mục tiêu quản lý hoạt động các tổ chức cung cấp tài chính vi mô tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô nhỏ tại Việt Nam, nghị định có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô hiện nay. Theo điều khoản của nghị định thì những tổ chức cung cấp tài chính vi mô có nguồn vốn chủ sở hữu dưới 500 triệu sẽ không hoạt động, còn nếu có nguồn vốn chủ sở hữu dưới 5 tỷ sẽ không được thực hiện tiết kiệm tự nguyện. Như vậy những tổ chức tài chính vi mô đang hoạt động tại những vùng, địa bàn khó khăn, chưa thể đáp ứng được những yêu cầu của sự thay đổi trong cấu trúc quản lý và năng lực của tổ chức thì sẽ tồn tại như thế nào. Tại xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (RDSC) đã hỗ trợ thành lập QTD từ năm 1996, đến nay sau hơn 10 năm hoạt động, QTD đã góp phần hỗ trợ người nghèo tiếp cận với nguồn vốn và đầu tư sản xuất có hiệu quả, nâng cao đời sống của gia đình. Tuy nhiên hiện tại nguồn vốn của các quỹ tín dụng này bao gồm cả nguồn vốn chủ sở hữu và tiết kiệm tự nguyện chỉ dưới 300 triệu, như vậy các Qũy tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn khi Nghị định 28 của Chính Phủ được thực thi. Nhằm ghi nhận những đóng góp của Quỹ tín dụng phụ nữ trong sự phát triển của phụ nữ và giảm nghèo, và giúp các tổ chức đoàn thể, các tổ chức phát triển có những kinh nghiệm cần thiết trong xây dựng và hỗ trợ hoạt động quỹ tín dụng phụ nữ, đồng thời có những kiến nghị cần thiết đến Chính phủ trong hỗ trợ hoạt động của các QTD, tôi thực hiện cuộc nghiên cứu với đề tài “Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ”.

 

 

 

 

 

 

 

link down: http://www.fshare.vn/file/ING2OXG3TLAC

 

 

 

nguồn: doan.edu.vn

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024