Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/09/2013 16:09 # 1
nguyenthang_ktr
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 180/300 (60%)
Kĩ năng: 148/210 (70%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 4530
Được cảm ơn: 2248
Chuyện quản lý môi trường của người Đà Nẵng


slide-danang

Nếu ai đã từng có dịp đến Đà nẵng, di dạo trên những tuyến phố trong thành phố, chắc hẳn sẽ rất ấn tượng khi hầu hết những tuyến phố này đều rất sạch sẽ, ít thấy túi rác, bao ni lông nằm ngổn ngang ở góc phố, hay vệ đường như hình ảnh quen thuộc vẫn gặp hàng ngày ở các thành phố lớn.

Trong nỗ lực chung để xác định các giải pháp hữu hiệu cho bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu và đưa vào áp dụng các mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng được xem là hướng tiếp cận quan trọng mang tính bền vững

 

Trong khi việc xả rác thải và ý thức giữ vệ sinh của người dân ở nhiều đô thị ở nước ta còn hạn chế, thì tại Đà Nẵng – một trong những đô thị trẻ đang phát triển, những người dân ở đây rất có ý thức bảo vệ môi trường một cách văn minh.

Nếu ai đã từng có dịp đến Đà nẵng, di dạo trên những tuyến phố trong thành phố, chắc hẳn sẽ rất ấn tượng khi hầu hết những tuyến phố này đều rất sạch sẽ, ít thấy túi rác, bao ni lông nằm ngổn ngang ở góc phố, hay vệ đường như hình ảnh quen thuộc vẫn gặp hàng ngày ở các thành phố lớn.

Tại các khu phố, người dân cùng nhau quét dọn vệ sinh phân loại rác rồi xếp lại rất gọn gàng, chờ cán bộ tổ dân phố đẩy xe đi gom lại, đồng thời họ còn phân loại rác rồi đem bán lấy tiền để giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Đoàn Minh Vương, Bí thư Chi bộ tổ dân phố 35, 36, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, trưởng nhóm thu gom rác cho biết: Mô hình này đi vào hoạt động từ tháng 3/2011, đến nay quỹ của tổ đã có hơn 18 triệu đồng và đã giúp đỡ được trên 20 hộ nghèo trong tổ. Nhớ lại ngày đầu đưa ra mô hình cán bộ nhặt rác, ông Vương tâm sự: Là Bí thư Chi bộ, hàng ngày nhìn những người nghèo trong tổ phải chạy ăn từng bữa, quay quắt với cái đói, khiến ông rất trăn trở, trong khi đó hoàn cảnh ông cũng không khá hơn họ là mấy, nên việc giúp đỡ cũng rất khó khăn. Trong một lần cùng bà con dọn vệ sinh khu phố, thấy rất nhiều phế liệu bỏ đi, ông nghĩ ngay đến việc thu lượm và phân loại các phế liệu này đem bán, vừa làm sạch môi trường lại có tiền để giúp đỡ người nghèo, ý tưởng của ông được bà con trong phố rất ủng hộ, từ đó Chi bộ tổ dân phố kết hợp với hội phụ nữ, đoàn thanh niên cùng thu gom phế liệu, góp từng đồng tiền lẻ để trao học bổng cho học sinh hiếu học và giúp đỡ những gia đình nghèo.

Theo ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, những việc làm nhỏ của mỗi người dân Đà Nẵng đang giúp thành phố ngày càng sạch đẹp hơn. Việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cũng đã được Đà Nẵng làm từ rất lâu và việc bảo vệ môi trường là công việc chung không của riêng ai.

Trong nỗ lực chung để xác định các giải pháp hữu hiệu cho bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường, việc nghiên cứu và đưa vào áp dụng các mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng được xem là hướng tiếp cận quan trọng mang tính bền vững và lâu dài. Bởi lẽ, nhiều vấn đề môi trường chỉ có thể giải quyết được tương đối toàn diện và lâu dài nếu có sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt đối với những vấn đề môi trường liên quan trực tiếp đến cộng đồng.

Theo reds

 



Nguyễn Anh Minh Thắng- K17 KTR3
Gmail: nguyenthang1593@gmail.com

...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm 1 ngày sống để yêu thương!!!

 
06/09/2013 22:09 # 2
niphip
Cấp độ: 26 - Kỹ năng: 14

Kinh nghiệm: 109/260 (42%)
Kĩ năng: 113/140 (81%)
Ngày gia nhập: 19/12/2012
Bài gởi: 3359
Được cảm ơn: 1023
Phản hồi: Chuyện quản lý môi trường của người Đà Nẵng


toàn nêu ưu điểm 



Facebook: Ngọc Yến Phan

Email: ngocyen.phan184@gmail.com

Lớp K17PSUQTH


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024