Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/01/2023 19:01 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Tình trạng bất động ở bệnh nhân cao tuổi


Nguy cơ của trạng thái nằm bất động lâu dài, liệt giường, đối với người già rất nhiều nghiêm trọng, trạng thái này xuất hiện nhanh nhưng lại phục hồi rất chậm.

 

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bất động ở người già là sức quá yếu, sa sút nghị lực, cứng khớp, đau nhiều nơi, trạng thái mất thăng bằng, rối loạn tâm thần - vận động. Sức yếu thường do ít sử dụng các cơ bắp, suy dinh dưỡng rối loạn điện giải, thiếu máu, bệnh ở hệ thần kinh hoặc hệ vận động. Cũng hay gặp các nguyên nhân khác như bệnh Parkison, viêm khớp dạng thấp biến dạng, bệnh gút biến dạng. Một số thuốc gây hiện tượng cứng đờ các cơ như Haloperidol. Một bệnh cũng phổ biến nhưng ít được chú ý là đau đa cơ thấp (Polymyacogia rheumatica) tức bệnh, giả viêm khớp gốc chi (Pseudoarthrite rhizomélique), gây đau cứng vùng hông, vai và nhiều biểu hiện toàn thân.

Trong hệ vận động còn kể đến các bệnh gây đau xương (loãng xương, nhũn xương, Paget), di căn ung thư tại xương, chấn thương) các bệnh gây đau khớp (viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp, gut), viêm túi cơ, viêm cơ. Còn cơ thể có cơn đau cách hồi cũng làm bệnh nhân phải nằm. Bệnh ở chân cũng rất thường gặp hột cơm gan bàn chân, loét, chai phồng bàn chân, măng chai, móng chân mọc quặp vào trong hoặc mọc quá mức. Đi giày không vừa chân cũng là một nguyên nhân thường gặp, gây đau bàn chân.

Trạng thái mất thăng bằng và tâm lý sợ ngã là nguyên nhân chủ yếu của trạng thái bất động, mất thăng bằng có thể do suy yếu toàn thân, bệnh ở hệ thần kinh (ví dụ tai biến mạch máu não, mất phản xạ tư thế, bệnh của dây thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, nghiện rượu, suy dinh dưỡng, rối loạn tiền đình trên não). Lo âu, tụt huyết áp tư thế đứng hoặc sau khi ăn, tác dụng phụ của thuốc (ví dụ thuốc lợi niệu, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc an thần kinh, chống trầm cảm) đều có thể là nguyên nhân của trạng thái mất thăng bằng.

Điều trị

Sự cần thiết phái xử trí tình trạng bất động

Nguy cơ của trạng thái nằm bất động lâu dài, liệt giường, đối với người già rất nhiều nghiêm trọng. Trạng thái này xuất hiện nhanh nhưng lại phục hồi rất chậm. Đối với tim mạch hậu quả của việc nằm bất động dài ngày là ứ huyết, giảm lưu lượng tim, giảm hấp thu oxy, phù, tràn dịch, tăng nhịp tim lúc nghỉ. Các biểu hiện ở cơ có nhiều: ở mức tế bào, có hiện tượng giảm nồng độ ATP và glycogen, tăng thoái giáng protein, mất khả năng co bóp, cường độ giảm, lực cơ giảm. Cơ bị thu teo ở tuổi già, suy yếu, ngắn lại. Khi nằm lâu dễ có loét ở những điểm tỳ. Sức ép về cơ học, độ ẩm ướt ở các vùng đó, các cọ sát khi cử động cộng với sự xây xát da đều tạo thuận lợi cho loét xuất hiện, ở nhiều bệnh nhân già nằm liệt giường hay có viêm tắc tĩnh mạch và vì thế tắc mạch phổi gây nhồi máu phổi rất phổ biến và nguy hiểm. Khi đã có những biểu hiện như vậy việc phục hồi rất khó khăn và đòi hỏi phải nhiều thời gian.

Công tác điều dưỡng

Việc quan trọng nhất trong chăm sóc bệnh nhân già là hết sức tránh để nằm bất động quá lâu. Khi không thể tránh được thì phải có nhiều biện pháp để hạn chế đến mức tối đa những hậu quả xấu, cố gắng đảm bảo dinh dưỡng thích hợp. Đặc biệt chú ý đến những vùng của cơ thể phải chịu sức ép trọng lượng, cụ thể là những điểm tỳ. Để hạn chế những hậu quả xấu đối vối hệ tim mạch nên để bệnh nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, đầu cao, chú ý năng thay đổi tư thế nhiều lần trong ngày. Nên cho cử động sớm, thụ động rồi chủ động, áp dụng ngay từ khi còn nằm trên giường. Khi đã có tiến bộ hơn, khuyến khích bệnh nhân (có sự hỗ trợ ban đầu) tự thay đổi tư thế, tự di chuyển trong phòng, tự phục vụ lấy mình trong công việc vệ sinh, tự mặc quần áo. Đối với những người phải sử dụng xe lăn, không nên dùng các loại dây chằng dễ gây xây xát, loét. Chừng nào bệnh nhân còn phải nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế dài ngày có thể phải dùng một số thuốc (như tiêm héparin liều thấp) hoặc không dùng thuốc (như đi bít tất ép, băng ép) nhằm giảm nguy cơ huyết khối tắc mạch. Khi đã có thể cử động được nên bắt đầu ngay việc tập đi lại với liều lượng có cân nhắc, từ thấp đến cao.

Đối với bệnh viêm khớp ở người già, việc dùng thuốc chổng viêm không steroid có thể làm giảm đau tại khớp nhưng cũng có thể gây nên những tổn thương nguy hiểm ở dạ dày ruột (xuất huyết tiêu hóa khi dùng indomethcin. Biến chứng này hay gặp ở người già hơn ở người trẻ. Các tác dụng phụ đối với hệ thần kinh trung ương có thể xuất hiện khi dùng các thuốc này (lú lẫn, hoang tưởng). Aspirin có vỏ bọc có thể đỡ hại cho niêm mạc dạ dầy, thuốc cũng rẻ. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài có thể dẫn đến nhiễm salicylic (Salicylisme). Đối với viêm xương khớp, acetaminophen có hiệu quả như các thuốc chống viêm không steroid.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024