Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/01/2022 19:01 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Tiêm vắc xin Covid-19 có thể gây trễ kinh nguyệt nhưng không gây sinh non


Nghiên cứu được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố ngày 4.1, tiêm vắc xin Covid-19 khi mang thai không dẫn đến nguy cơ sinh non hay sinh con nhỏ bất thường hơn những phụ nữ mang thai không tiêm ngừa.

Sau khi các chương trình tiêm chủng vắc xin Covid-19 được triển khai trên toàn thế giới, đã có nhiều báo cáo liên quan đến sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ sau khi tiêm, từ đó gây ra mối lo ngại, đặc biệt là ở những người trẻ. Những thay đổi phổ biến nhất được báo cáo bao gồm chậm kinh, kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường và ra máu bất ngờ, cũng như tăng cảm giác mệt mỏi và buồn nôn trong suốt chu kỳ.

Tiêm vắc xin Covid-19 có thể gây trễ kinh nguyệt nhưng không gây sinh non3Các loại vắc-xin Covid-19

Kinh nguyệt trễ sau tiêm vắc xin Covid-19

Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, nhiều phụ nữ bị chậm kinh khoảng 1-7 ngày so với những người không được tiêm chủng. Đây là kết quả từ một nghiên cứu do Chính phủ Mỹ tài trợ, được công bố trên chuyên san Sản phụ khoa Mỹ (Obstetrics & Gynecology) ngày 6.1.

Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu trên gần 4.000 phụ nữ từ 18 - 45 tuổi, trong đó khoảng 2.400 người đã được tiêm vắc xin Covid-19 và khoảng 1.550 người chưa được tiêm. Tất cả đều không sử dụng biện pháp tránh thai gây ảnh hưởng đến nội tiết tố.

Giáo sư - Tiến sĩ Alison Edelman, thuộc Đại học Khoa học và sức khỏe Oregon (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, nhận định với Hãng tin AFP rằng tác động này từ vắc xin chỉ là tối thiểu và mang tính tạm thời, vì vậy không có vấn đề đáng lo ngại.

Tiến sĩ Edelman cũng cho rằng hệ thống miễn dịch và sinh sản có mối liên hệ với nhau. Hệ thống miễn dịch được tăng cường có thể tác động đến vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng dẫn đến sự điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 ngày, tuy nhiên số ngày chính xác ở mỗi phụ nữ sẽ khác nhau tùy vào thói quen sinh hoạt, ăn uống hoặc có thể thay đổi khi gặp căng thẳng.

Việc độ dài của chu kỳ kinh nguyệt tăng thêm 1 ngày không có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Bất kỳ thay đổi nào dưới 8 ngày đều được Liên đoàn Sản phụ khoa quốc tế (FIGO) xếp vào loại bình thường, theo AFP.

Tiêm vắc xin Covid-19 có thể gây trễ kinh nguyệt nhưng không gây sinh non1Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, nhiều phụ nữ bị chậm kinh khoảng 1-7 ngày

CDC Mỹ: Tiêm vắc xin Covid-19 không gây nguy cơ sinh non

Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên nhằm kiểm tra sức khỏe của trẻ được sinh ra bởi những phụ nữ đã được tiêm vắc xin Covid-19 trong giai đoạn mang thai.

Nghiên cứu được thực hiện bởi CDC Mỹ, các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức chăm sóc sức khỏe Kaiser Permanente của Mỹ, TS Heather S.Lipkind, chuyên gia y học về thai nhi tại Đại học Yale và Viện Chăm sóc sức khỏe Harvard Pilgrim, Mỹ.

Tiêm vắc xin Covid-19 có thể gây trễ kinh nguyệt nhưng không gây sinh non2Phụ nữ nên tiêm vắc xin Covid-19

Tờ The New York Times dẫn lời TS Lipkind: “Não bộ em bé phát triển qua mỗi tuần thai, nếu thai phụ bị nhiễm Covid-19 và phải sinh non sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của bé. Đã có nhiều trường hợp thai phụ nhiễm Covid-19 khi chưa tiêm chủng dẫn đến sinh non, thậm chí sẩy thai”. Kết quả tích cực của nghiên cứu trên đã bổ sung các bằng chứng cho thấy lợi ích của việc tiêm vắc xin Covid-19 trong thai kỳ.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết tiêm vắc xin khi mang thai có thể giúp sinh ra kháng thể trong máu cuống rốn, truyền từ mẹ sang bé, giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật; đồng thời lưu ý phụ nữ nhiễm Covid-19 trong thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ cao thiếu ô xy, bệnh trở nặng.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024