Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/11/2021 20:11 # 1
Ngolamnhi
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 154/200 (77%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 2054
Được cảm ơn: 6
Rác thải đại dương: Chưa có ‘vaccine’ điều trị và những hệ luỵ khôn lường


Xin chào tất cả mọi người!

Con người chúng ta đang rơi vào một cuộc khủng hoảng rác nhựa trầm trọng. Với hàng triệu tấn rác nhựa được thải ra các đại dương, môi trường sống của sinh vật biển đã bị hủy hoại trầm trọng.

Nhưng tác hại của rác nhựa không chỉ dừng lại ở đó. Dù phải mất thời gian rất lâu, nhưng rác nhựa vẫn sẽ phân hủy dưới tác động của tự nhiên và ánh Mặt trời. Và theo một nghiên cứu mới đây từ ĐH Hawaii, quá trình này sẽ tạo ra methane và ethylene - 2 loại khí nhà kính.

“Các loại nhựa sẽ là nguồn sản sinh khí nhà kính rất đáng kể, nhất là khi sản lượng nhựa đang tăng lên, và ngày càng nhiều rác tập kết thẳng ra môi trường. Nghiêm trọng là nguồn khí này chưa có cách để xử lý, vì chưa được đề cập đến để cấp ngân sách cho chúng”, trích lời giáo sư David Karl từ ĐH Hawaii. 

Rác thải đại dương: Chưa có ‘vaccine’ điều trị và những hệ luỵ khôn lường  - 1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  •  
  •  
  •  
  •  

Rác thải nhựa - mối lo lớn của biến đổi khí hậu.

 
 
 
 
 

Cũng theo Royer, các "vi hạt nhựa" (hạt nhựa có kích cỡ tính bằng micromet) có tốc độ phân hủy nhanh hơn, và đồng thời sẽ góp phần đẩy mạnh tốc độ sản sinh khí nhà kính hơn.

Hệ quả về lâu dài dĩ nhiên là tinh cầu vốn đã nóng bỏng của chúng ta sẽ ngày càng nóng lên, tạo ra biến đổi khí hậu. Nước biển dâng lên, nhiệt độ toàn cầu tăng cao, gây hạn hán, xói mòn và lũ lụt. 

Mới đây, hơn 200 tạp chí y khoa hàng đầu thế giới đưa ra trong một tuyên bố chung chưa từng có tiền lệ. Đó là: “Với khoảng 300 triệu tấn rác nhựa bị thải ra mỗi năm, trái đất sẽ sớm bị nhấn chìm. Nếu chúng ta không sớm có những hành động quyết liệt thì đến năm 2050, rác thải nhựa trong các đại dương sẽ nhiều hơn cá”.

Rác thải đại dương là một trong những nguyên nhân khiến khí hậu biến đổi, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus cảnh báo, nguy cơ từ biến đổi khí hậu có thể vượt xa nguy cơ từ bất cứ loại dịch bệnh nào. Nhờ vaccine, đại dịch  có thể sẽ chấm dứt, nhưng đến nay vẫn chưa có “vaccine” nào cho cuộc khủng hoảng về khí hậu. Những hệ lụy từ biến đổi khí hậu hiện đã ở mức nguy cấp và thế giới không thể vì tập trung chống dịch mà lơ là nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Thực tế cho thấy, các nước hiện chưa ưu tiên đủ nguồn lực cần thiết để ứng phó biến đổi khí hậu và cải thiện môi trường sống. Theo Quỹ từ thiện Clean Air Fund, khoản đầu tư cho các dự án nhiên liệu hóa thạch trên thế giới vẫn lớn hơn kinh phí cho các dự án làm sạch không khí. 

Mức chi dưới 1% trong quỹ phát triển của các nước cho các dự án làm sạch không khí là còn quá khiêm tốn, nếu so với hậu quả từ ô nhiễm không khí do sử dụng nhiên liệu hóa thạch. 

Theo Liên hợp quốc, ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến ít nhất 7 triệu người chết mỗi năm; cứ 10 người trên thế giới có 9 người đang hít thở không khí có hại. 

Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế công bố, chi phí để xử lý những hệ lụy tiêu cực của hoạt động sản xuất nhựa trên thế giới, tính riêng năm 2019 đã lên tới 3.700 tỷ USD, cao hơn cả GDP của Ấn Độ.

Các nhà khoa học chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa biến đổi khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người, trong đó nhóm dễ bị tổn thương nhất là những người cao tuổi và trẻ em. 

Theo số liệu thống kê, số người hơn 65 tuổi chết do các đợt nắng nóng tăng hơn 50% trong 20 năm qua, trong khi ngày càng nhiều trẻ nhỏ mắc hen suyễn do chất lượng không khí kém. 

Trái đất nóng lên khiến các loài côn trùng mang mầm bệnh vốn trước kia chỉ sống ở các khu vực nhiệt đới, nay di cư và đem theo nguy cơ dịch bệnh đi xa hơn. 

Các nhà khoa học cho rằng, các nước đã dành ngân sách lớn chưa từng thấy để ngăn chặn COVID-19 thì cũng cần có nỗ lực tương tự để ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Là một trong 5 quốc gia thải nhiều rác nhựa ra đại dương nhất thế giới, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường, nhà khoa học, và doanh nghiệp tại Việt Nam nhận ra rằng đã đến lúc phải thay đổi.

Mặc dù đã có một vài tiến bộ trong hệ thống thu gom rác thải nhựa và quản lý chôn lấp rác thải, cuộc chiến chống lại rác thải nhựa tại Việt Nam vẫn chưa kết thúc. 

Các chuyên gia gợi ý phát triển hơn nữa ngành công nghiệp tái chế của Việt Nam, từ khâu phân loại tới khâu thu gom và xử lý. Ngành công nghiệp tái chế phát triển sẽ giúp tạo ra các cơ hội thị trường nhằm tăng đầu tư từ khu vực tư nhân và giảm nhu cầu từ các nguồn vốn công. 

Các bước tiếp theo để biến kế hoạch thành hành động bao gồm tăng cường khả năng quản lý và khuôn khổ quốc tế sẵn có nhằm cải thiện cơ chế xây dựng sách, nâng cao năng lực nghiên cứu về rác thải nhựa đại dương và vi nhựa, nâng cao nhận thức về ô nhiễm nhựa, và tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024