Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/04/2010 22:04 # 1
Hyo_Bin
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 22/140 (16%)
Kĩ năng: 168/210 (80%)
Ngày gia nhập: 08/04/2010
Bài gởi: 932
Được cảm ơn: 2268
Lenin với vấn đề hòa giải dân tộc.


Lenin từng nói rất thẳng rằng: “Đối với chúng ta, một “chuyên gia khoa học và kỹ thuật” dù là chuyên gia tư sản nhưng thạo công việc của mình, thì cũng vẫn mười lần quý hơn người đảng viên cộng sản huênh hoang, ngày hay đêm, bất cứ lúc nào cũng chỉ sẵn sàng viết “các đề cương”, đề ra “các khẩu hiệu”, đưa ra các điều hoàn toàn trừu tượng. Hãy biết nhiều sự kiện hơn nữa, hãy bớt những lời tranh luận mệnh danh là có tính nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa đi”.

Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 140 của V.I. Lenin (22/4/1870 - 22/4/2010), mời quí vị độc giả cùng Tuần Việt Nam cùng suy ngẫm về những tư tưởng hoà giải dân tộc rất nhân bản của ông.

Ba mươi lăm năm đất nước thống nhất chúng ta đã có những bước tiến dài trên rất nhiều lĩnh vực. An ninh chính trị được giữ vững. Kinh tế liên tục phát triển. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, khu vực ngày càng được bạn bè quốc tế đánh giá cao và coi trọng. Chúng ta đã tập hợp được trí tuệ của đại bộ phận quần chúng nhân dân, những người Việt Nam trên khắp mọi miền của tổ quốc, kể cả kiều bào ta ở nước ngoài để xây dựng đất nước. Đây là những thành quả quan trọng là nguồn lực làm nên sức mạnh Việt Nam.

Tuy nhiên công bằng mà nói, vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc chúng ta còn phải làm nhiều hơn nữa mới thật sự tạo thành sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc để "thành công, thành công, đại thành công". Nói như Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhà nước phải chìa tay ra trước để đón nhận, đồng thời một bộ phận người Việt ở nước ngoài vẫn còn mặc cảm cũng phải chủ động hòa nhập. Ông bà ta từ ngàn xưa thường nói: Nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước phải thương nhau cùng, chính là cái lẽ tự nhiên như vậy.

Hòa giải, hòa hợp dân tộc, mới tập hợp được trí tuệ của dân tộc mới tạo nên sức mạnh to lớn. ở ta cũng vậy mà ở bất cứ đâu trên trái đất này, họ cũng làm như vậy.

Còn nhớ trong một lần thăm Nga, đến Điền trang của Đại Văn hào, Đại tư sản Nga Lev Tolstoi, chúng tôi rất ngỡ ngàng với sự tồn tại của cái Điền trang kỳ vĩ này. Không hiểu nổi tại sao sau những biến cố của cuộc cách mạng long trời lở đất ở nước Nga ấy mà vẫn tồn tại nguyên vẹn cái Điền trang to lớn của một Đại tư sản. Sao cách mạng không tịch thu để chia cho dân nghèo? Mục tiêu của cách mạng là lật đổ chế độ cũ cơ mà?

Nếu nước Nga, nếu Lenin làm như vậy thì chắc chắn nhân loại sẽ vĩnh viễn mất đi những di sản văn hóa vô giá này. Nhân loại sẽ không còn được nhìn thấy những giá trị văn hóa, vật chất và tinh thần kiểu như Điền trang của Tolstoi, di sản Puskin và của những nhà tư sản khác ở Nga, không tập hợp được trí tuệ của dân tộc để thực hiện chính sách kinh tế mới thời Lenin, sau này xây dựng đất nước. Và như vậy sẽ không hòa hợp được dân tộc.

Về vấn đề này Lenin cho rằng, chính quyền phải coi trọng nhân tài không kể là thành phần xuất thân. Phải tìm cách "thu phục được các chuyên gia tư sản", nhất là "những người có tài", "những chuyên gia giỏi nhất" của chế độ cũ để lại. Đồng thời phải mở lòng ra để đón nhận họ, có như vậy những người đã từng một thời lầm lỗi, những người của chế độ cũ mới tin cậy và đóng góp. Lenin nhấn mạnh đến sự hòa hợp để chung tay xây dựng đất nước. Ông cho rằng bất kể người nào có tâm, có tài đóng góp cho đất nước cũng đều được trọng dụng. Ở Lenin, ông rất coi trọng nhân tài, coi trọng công việc, miễn người đó có thiện chí, người đó có thể đóng góp nhằm xây dựng đất nước. Cái chủ nghĩa lý lịch không phải lúc nào cũng dương ra để dọa nạt.

Ông còn cho rằng người đảng viên cộng sản nào không tỏ rõ được điều đó, không biết phát huy trí tuệ của dân tộc, khiêm tốn học hỏi, nghiên cứu, thì người đảng viên cộng sản đó thường không có ích, nghĩa là người vô tích sự, một người có cũng như không, họ không những chẳng đóng góp cho sự phát triển mà còn có hại, kìm hãm sự phát triển, một người có hại.

Lenin nhấn mạnh ông có thể sẵn sàng đổi hàng tá những người cộng sản như vậy để lấy một chuyên gia tư sản thành thạo và nghiêm túc nghiên cứu nghiệp vụ của mình. Người còn chỉ rõ: "Đối với chúng ta, một "chuyên gia khoa học và kỹ thuật" dù là chuyên gia tư sản nhưng thạo công việc của mình, thì cũng vẫn mười lần quý hơn người đảng viên cộng sản huênh hoang, ngày hay đêm, bất cứ lúc nào cũng chỉ sẵn sàng viết "các đề cương", đề ra "các khẩu hiệu", đưa ra các điều hoàn toàn trừu tượng. Hãy biết nhiều sự kiện hơn nữa, hãy bớt những lời tranh luận mệnh danh là có tính nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa đi"

Luận điểm này của Lenin thể hiện rõ tư tưởng của Người về sự cần thiết phải khơi dậy và phát huy nguồn nhân lực.

Văn hóa chính là điều đó, tính nhân văn và sức mạnh cũng từ đó mà tăng lên. Lenin cho rằng phải là sự phát triển hợp qui luật của tổng số kiến thức mà loài người đã tích lũy được. Với ý nghĩa đó, Người nêu công thức: "chính quyền xô viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tơ-rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ etc. etc +...+...= Chủ nghĩa xã hội". Thực chất của công thức này chính là nghệ thuật tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa của nhân loại và tập hợp được trí tuệ của dân tộc.

Nói những điều trên để thấy rằng sự hòa hợp dân tộc, sự đoàn kết dân tộc là cội nguồn của sức mạnh. Nó không chỉ đúng ở trong nước mà đúng với bất kỳ quốc gia nào. Riêng ở Việt Nam do điều kiện lịch sử, do chiến tranh chia thành những chiến tuyến khác nhau, điều đó lại càng có ý nghĩa. Sẽ rất có tội với dân tộc nếu chúng ta không khơi dậy được sức mạnh của nguồn lực này để cùng chung tay xây dựng đất nước.

Ba mươi lăm năm qua là một chặng đường dài trên bước đường phát triển của dân tộc. Chặng đường ấy nhân dân đã trăn trở, Đảng đã trăn trở. Những người Việt ở nước ngoài, những người trí thức của chế độ cũ cũng đã trăn trở Tất cả đều nhìn về một hướng, hướng ấy chỉ có thể là: Dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhấn mạnh đến vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc để tạo thêm sức mạnh. Ông cho rằng chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng.

Câu nói nổi tiếng của ông được mọi người Việt Nam nhất là kiều bào ta rất tâm đắc: Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả. Đó chính là động lực để thúc đẩy mạnh mẽ hào giải và hòa hợp dân tộc hướng đến tương lai.


Nguồn: tuanvietnam



Nguyễn Hoàng Bình - K14 -QTM

Mail: hyobin2146@gmail.com
Yahoo: bin_cmo









 

 
Các thành viên đã Thank Hyo_Bin vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024