Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/08/2017 10:08 # 1
nhimlee
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 172/190 (91%)
Kĩ năng: 49/80 (61%)
Ngày gia nhập: 19/09/2014
Bài gởi: 1882
Được cảm ơn: 329
4 kỹ năng giúp trẻ dễ hòa nhập môi trường nước ngoài


4 kỹ năng giúp trẻ dễ hòa nhập môi trường nước ngoài

Theo tác giả “Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu”, trẻ cần có kỹ năng tìm kiếm giải pháp, chung sống với người dưng... 

Buổi tư vấn trực 'Cách đầu tư tiếng Anh và kỹ năng hiệu quả cho trẻ từ cấp 2' có sự tham gia của nhà báo Hồ Thị Hải Âu, tác giả của cuốn sách “Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu”; chị Cao Thị Thu Hà, người đồng sáng lập, điều hành chương trình Youth Force in Vietnam và thầy George Albert Adams, giáo viên đảm trách chương trình Teen Talent, Trường đào tạo tiếng Anh Scots English.

Trong 2 tiếng diễn ra chương trình, các chuyên gia đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp phụ huynh có lựa chọn đúng đắn trong việc định hướng lộ trình học tập cũng như bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho con từ sớm, giúp trẻ phát triển toàn diện, dễ dàng thích ứng trong môi trường toàn cầu hóa.

4-ky-nang-giup-tre-de-hoa-nhap-moi-truong-nuoc-ngoai

Dưới đây là nội dung chương trình:

- Chị đã dạy cho Minh Khuê những kỹ năng gì và từ bao giờ để cháu có thể thành công như vậy? Chị có lo lắng khi cháu đang học tập trong một môi trường rất khốc liệt, cạnh tranh với toàn những người ưu tú nhất thế giới như Harvard không? (Nguyễn Thị Thu Hằng)

- Làm sao để nghe tốt tiếng Anh? Đặc biệt là vừa nghe vừa take note? Khi nghe được thì em lại không nhớ gì để take note. Làm sao để cải thiện đuợc tình hình này? Xin cám ơn! (Diệp Chi, 15 tuổi)

- Chị Cao Thị Thu Hà, người đồng sáng lập, điều hành chương trình 2030 Youth Force in Vietnam:

Để nghe tốt tiếng Anh, trước tiết bạn phải nói tốt. Bởi khi nói và nghe, âm ngữ nói chuẩn thì bạn sẽ dễ nghe và hiểu người khác nói hơn. Để nghe và take note tốt, bạn cần nghe được "key word" và nắm ý chính chứ không cần phải nghe toàn bộ bởi sẽ rất áp lực và mất tập trung. 

Còn để nói tốt, bạn cần tự tạo môi trường cho mình. Bạn phải tự rèn luyện rất nhiều như tự đứng trước gương thuyết trình; ghi âm lại để nghe giọng nói của mình và so sánh với giọng chuẩn rồi chỉnh sửa phát âm cho đúng... Ngoài ra, bạn có thể tham gia các hoạt động xã hội mà trong đó phải sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính.

4-ky-nang-giup-tre-de-hoa-nhap-moi-truong-nuoc-ngoai-1
Chị Cao Thị Thu Hà, người đồng sáng lập, điều hành chương trình 2030 Youth Force in Vietnam.

- Nhà báo Hồ Thị Hải Âu - Tác giả cuốn sách “Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu”:

Rất cảm ơn bạn, bởi đây là một câu hỏi rất thú vị. Hầu hết các buổi hội thảo tôi tham dự, tôi đều nhận được câu hỏi tương tự, cho thấy mức độ quan tâm của các bố mẹ trong việc hướng dẫn kỹ năng cho trẻ trước khi bước vào tuổi thành niên.

Nó cũng cho thấy các bố mẹ hiểu được mức độ quan trọng của kỹ năng ảnh hưởng đến sự thành công của cá nhân trong xã hội như thế nào. Và đó cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của tôi - một người mẹ, người thầy của con gái mình.

Tôi hiểu rằng, kỹ năng sống là phạm trù rộng lớn. Tôi gọi việc nấu ăn, đi chợ, đạp xe, giặt giũ... là kỹ năng cơ học. Khi hội nhập toàn cầu, việc quá quan tâm đến chuyện rèn kỹ năng cơ học có thể thừa, mà cũng vẫn thiếu. Ví dụ, một đứa trẻ thành phố với đầy đủ kỹ năng thành thị, khi về thôn quê có thể vấp váp, khó thích nghi với vùng sống nước hay hòa nhập với thiên nhiên.

Một đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở miền nhiệt đới có tất cả kỹ năng thích nghi với môi trường và khí hậu quê hương, vẫn có thể lạ lẫm và gặp khó khăn khi đến vùng khí hậu hàn đới. Từ đó, tôi nhận thấy rằng, để Minh Khuê vững tin lớn lên và hòa nhập với môi trường toàn cầu, cần có 4 nhóm kỹ năng cơ bản và tôi đã giúp con thuần thục ngay từ bé.

- Kỹ năng chung sống với người dưng, phân biệt người xấu kẻ tốt, kết nối bản thân với cộng đồng bằng tinh thần cống hiến trước nhận lại sau. Thành ngữ tiếng Việt có câu: "Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao", ngụ ý nói lên sức mạnh của cộng đồng. Vì vậy, khi đến Harvard, Minh Khuê nói với bạn bè ở chung ký túc xá rằng mình rất giỏi dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa liên hoan nhỏ... làm cho các bạn cảm thấy Khuê cởi mở, sẵn sàng kết nối với mọi người. Khuê nói về cả những yếu điểm của mình để các bạn hỗ trợ, ví dụ tiếng Anh, hiểu biết về văn hóa Mỹ...

- Kỹ năng tìm kiếm giải pháp từ dễ đến khó nhất, cho bất kỳ tình huống nào

- Biết lựa chọn mục tiêu ưu tiên của bản thân trong từng giai đoạn để thực hiện đến cùng

- Kỹ năng quản lý và sử dụng thời gian hiệu quả nhất

4-ky-nang-giup-tre-de-hoa-nhap-moi-truong-nuoc-ngoai-2
Nhà báo Hồ Thị Hải Âu.

- Làm cách nào để rèn luyện cùng lúc cả tiếng Anh và kỹ năng sống cho con? Anh, chị tư vấn giúp nơi nào có thể đáp ứng cả hai yêu cầu này. Thanks.(phuong, 25 tuổi, Hà Nội)

- Chị Cao Thị Thu Hà:

Chị nên tạo điều kiện cho bé tham gia các khóa học kỹ năng sống của những chương trình quốc tế. Tại đó, các bé có thể rèn luyện kỹ năng sống và tiếng Anh. Ngoài ra, bố mẹ cần là một người bạn đồng hành trong quá trình bé rèn luyện để bé được vận dụng kỹ năng tiếng Anh ngay khi ở nhà. Điều này còn giúp bé mang được kỹ năng tiếng Anh và kỹ năng mềm học được áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.

- Tôi muốn hỏi làm cách nào để trẻ có thể tiếp thu những kiến thức, kỹ năng cần thiết một cách tốt nhất mà không tạo áp lực cho trẻ? (Hà Trang, 35 tuổi, Hà Nội)

- Thầy George Albert Adams, giáo viên đảm trách chương trình Teen Talent, Trường đào tạo tiếng Anh Scots English:

Để trẻ học tiếng Anh và kỹ năng tốt nhất, phụ huynh nên cho con tham gia khóa học tiếng Anh và kỹ năng sống như khóa học mà Scots English đang có. Khóa học được giảng dạy bởi các giáo viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới với kiến thức, nền tảng ngôn ngữ và khả năng sư phạm.

Bên cạnh việc học từ vựng và kỹ năng tiếng Anh bằng nhiều cách khác nhau, bạn nên đến những trường đào tạo tiếng Anh có các chương trình học gắn liền việc xây dựng nền tảng kiến thức, ngôn ngữ và kỹ năng sống phù hợp với từng lứa tuổi. 

Việc học tiếng Anh kết hợp với các kỹ năng của thế kỷ 21 đang là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. 

Chúng ta nên khơi gợi sự chủ động và niềm yêu thích học ngôn ngữ cho trẻ bằng các hoạt động và thực hành sôi động trong các giờ học tiếng Anh. Không phải chỉ là học tiếng Anh mà thông qua các hoạt động trong các giờ học, trẻ còn được phát triển các kỹ năng khác của thế kỷ 21.

4-ky-nang-giup-tre-de-hoa-nhap-moi-truong-nuoc-ngoai-3
Thầy George Albert Adams, giáo viên đảm trách chương trình Teen Talent, Trường đào tạo tiếng Anh Scots English.

- Có phải việc đầu tư sai môi trường học tập sẽ hủy hoại tiềm năng ngoại ngữ của trẻ? (Đỗ Thị Hà, 33 tuổi, Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội)

- Chị Cao Thị Thu Hà:

Theo tôi, vấn đề ở đây không phải là "đầu tư" mà là "chọn lựa" sai môi trường học tập. Để phát huy tiềm năng ngoại ngữ của trẻ thì phải từ chính nội lực của cá nhân mới là quan trọng nhất. Môi trường học tập không phù hợp chỉ là một yếu tố nền tác động tới kết quả học tập của trẻ. 

Điều cần đầu tư ở hiện tại là phải giúp trẻ hiểu được nguyện vọng và đam mê với ngoại ngữ của mình. Khi bé đã có sẵn niềm đam mê, sẽ tự tạo được động lực để phát triển khả năng ngôn ngữ bằng cách tìm hiểu các phương pháp tự học ở nhà như xem phim, nghe băng đĩa, tham gia khóa học online... Ngoài ra, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về mong muốn và nhu cầu của trẻ để từ đó, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về môi trường học tập phù hợp với trẻ. 

- Các chuyên gia có thể cho biết nên học tiếng Anh và kỹ năng cùng lúc hay kỹ năng riêng, tiếng Anh riêng? (Phạm Văn Tuấn, 27 tuổi)

- Thầy George Albert Adams:

Khi học tiếng Anh cùng các kỹ năng, như kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, sáng tạo... trẻ có thể đồng thời tiếp thu kiến thức ngoại ngữ, lại được trau dồi những kỹ năng thế kỷ 21, biến chúng thành thói quen tư duy hàng ngày và ứng dụng trong cuộc sống.

- Theo em được biết thì dù một người nước ngoài có ở Việt Nam nhiều năm khi nói tiếng Việt ta cũng có thể nhận thấy sự khác biệt trong cách nói của họ, nhất là về giọng điệu và cách sử dụng ngôn từ. Cũng tương tự như vậy, có kỳ vọng quá mức khi "để nói tiếng Anh như người bản ngữ" không? Hay chỉ có thể nói giống như người bản ngữ tức là về câu từ và giọng điệu có thể được nghe hiểu và chấp nhận rộng rãi chứ không thể hoàn toàn theo lối người bản ngữ sử dụng. Cảm ơn. (truờng, 22 tuổi)

- Nhà báo Hồ Thị Hải Âu:

Chào bạn,

Cách mà chúng ta học tiếng Anh bản ngữ, theo tôi, là hướng đến chuẩn. Ngôn ngữ là vỏ âm thanh, là con thuyền chuyên chở những nội hàm bên trong. Vì thế, để có thể giỏi tiếng Anh, cần cho trẻ được tiếp xúc với môi trường sinh ngữ đó. Điều này sẽ giúp trẻ ngấm được văn hóa, phong cách, ngữ điệu và lối biểu đạt tư duy ngôn từ của người bản ngữ. Vậy nên mới gọi là sinh ngữ. 

Việt Nam không phải cộng đồng nói tiếng Anh như Ấn, Singapore, Australia - những quốc gia có ngữ điệu tiếng Anh riêng. Vì thế, nếu trẻ không học tiếng Anh từ chuẩn, thì càng học càng lệch chuẩn rất xa. Học từ chuẩn bao giờ cũng thuận lợi hơn, khi đến môi trường đa quốc gia như Harvard, bạn sẽ nghe hiểu, giao tiếp được với tất cả các cộng đồng tiếng Anh khác nhau. Không chỉ tiếng Anh, các môn khác cũng nên cho trẻ học bài bản, song không nên đặt kỳ vọng. Phẩm chất sẽ bộc lộ đúng thời điểm mà sự rèn luyện của trẻ đạt mức thuần thục. 

4-ky-nang-giup-tre-de-hoa-nhap-moi-truong-nuoc-ngoai-4
Nhà báo, nhà văn Hải Âu được nhiều phụ huynh yêu mến vì cách dạy con khoa học.

- Cháu nhà tôi học lớp 7, rất nghịch ngợm, ham chơi nhưng lại lầm lì, không nghe lời. Đợt vừa rồi tôi có cho cháu tham gia học kỳ quân đội của một trung tâm kỹ năng sống với hi vọng là cháu sẽ ngoan hơn, học được các kỹ năng thuyết trình, lãnh đạo, kiểm soát cảm xúc... nhưng cháu chỉ được vài ngày ngoan, sau  lại đâu lại hoàn đấy. Chị cho tôi hỏi việc dạy kỹ năng cho cháu cần bao nhiêu thời gian và trẻ em ở độ tuổi này cần bao lâu để hình thành các kỹ năng cần thiết cho mình? (Trần Văn Hà, 37 tuổi)

- Nhà báo Hồ Thị Hải Âu:

Chào chị,

Nghiên cứu cho thấy, làm đi làm lại một công việc trong 10.000 giờ liên tục sẽ khiến bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Để thuần thục kỹ năng, đứa trẻ cần có thời gian để ôn đi ôn lại, luyện tập nhiều lần cho đến khi trở thành phẩm chất.

Đây cũng là điều mà tôi rút ra được trong suốt quá trình cho con học piano cổ điển. Sự khổ luyện không thể tính vài ngày hay đôi tháng, mà diễn ra hàng chục năm, để đứa trẻ làm chủ được cây đàn, bản nhạc của mình. Rèn luyện kỹ năng cho trẻ cũng cần tinh thần như thế: bắt đầu càng sớm càng tốt, thường xuyên rèn luyện thông qua các tình huống cuộc sống, lâu dài và không kỳ vọng.

Câu chuyện bé trai lớp 7 của bạn tham gia học kỳ quân đội là rất đáng hoan nghênh và đã có kết quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả chưa bền vững, bởi thời gian học còn ngắn. Do đó, để tiếp tục phát huy kỹ năng trẻ đã được học, cha mẹ cần tiếp tục duy trì rèn luyện thông qua các tình huống cuộc sống hàng ngày, ví dụ việc nhà, học hành, rèn luyện thân thể, tham gia hoạt động xã hội. Quan trọng nhất là bố mẹ phải làm gương cho con noi theo.

- Làm thế nào để các bé từ 10-15 tuổi có thể nói tiếng anh trôi chảy? (Duong Thi Thuy Nguyen, 40 tuổi, 19/23D, Binh Thoi, P11,Q11, TP.HCM)

- Thầy George Albert Adams:

Có 2 cách để học nói tiếng Anh trôi chảy.

Cách thứ nhất là cách học chủ động, tức trẻ tự tạo môi trường bản ngữ để có thể tắm mình trong tiếng Anh hàng ngày. Ví dụ, trẻ thường xuyên nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo, tất cả đều bằng tiếng Anh.  Khi đó, vô hình chung, trẻ sẽ tự hình thành các phản xạ trong tư duy và giao tiếp bằng tiếng Anh.

Cách thứ hai là cho trẻ tham gia vào lớp học tiếng Anh tại các hệ thống trường đào tạo tiếng Anh, đăc biệt là những trường đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất được chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế uy tín, như NEAS - Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục uy tín của Úc.

- Tôi có nên gửi con tham gia các khóa học kỹ năng như học kỳ quân đội trong mấy tuần của mùa hè để rèn cho cháu các kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 như suy nghĩ tích cực, phản biện, kỹ năng sáng tạo, tư duy chủ động, đưa ra quyết định có trách nhiệm hay không? Và nếu muốn rèn cho cháu các kỹ năng của thế kỷ 21 giúp cháu học tập và làm việc trong môi trường quốc tế thì tôi nên cho cháu học ở những chỗ như thế nào? (Phạm Thanh Tâm, 37 tuổi)

- Chị Cao Thị Thu Hà:

Phụ huynh nên tạo điều kiện cho các bé tham gia các khóa học kỹ năng vì những khóa học đó sẽ giúp hình thành, phát triển nhân cách và định hướng cá nhân. Đặc biệt là có ba lợi ích lớn. Thứ nhất, các bé sẽ hình thành thói quen, hành vi tích cực. Thứ hai, các bé sẽ có cơ hội khám phá bản thân và khả năng tiềm ẩn của mình. Thứ ba, các bé có thể sớm hình thành định hướng và mục tiêu cá nhân.

Tuy nhiên, để duy trì những điều này, đòi hỏi một lộ trình duy trì dài hơi và bố mẹ cần đóng vai trò là những người bạn đồng hành để tạo động lực, định hướng cho bé đến kết quả mà gia đình mong đợi.

Bên cạnh đó, để rèn luyện kỹ năng thế kỷ 21 cho các bé chuẩn bị cho việc hội nhập quốc tế, các bé cần được tiếp xúc với môi trường năng động, trau dồi kỹ năng ngoại ngữ và nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết để phát huy năng lực cá nhân.

4-ky-nang-giup-tre-de-hoa-nhap-moi-truong-nuoc-ngoai-5
Chị Cao Thị Thu Hà cho rằng tiếng Anh và rèn luyện kỹ năng đều rất cần thiết cho trẻ.

- Con em đang học lớp 7. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, con cần những chứng chỉ ngoại ngữ gì mới có thể học đại học quốc tế, xin cảm ơn. (Đỗ Thị Hồng Loan, 39 tuổi)

- Thầy George Albert Adams:

Để trẻ có thể học tập trong môi trường quốc tế, ngay từ cấp hai, phụ huynh cần chuẩn bị cho con những chứng chỉ như IELTS, TOEFL. Phụ huynh cũng nên tìm các khóa học giúp con tạo được nền tảng và làm quen với kỳ thi quốc tế. 

Đồng thời, trẻ cần được trang bị những kỹ năng của thế kỷ 21 để có thể học tập, sống và thích nghi với môi trường toàn cầu hóa.

- Con tôi chưa thích học tiếng Anh nên mỗi giờ học cháu chưa tập trung và chưa hiệu quả. Vậy tôi phải làm sao để cháu thấy yêu thích tiếng Anh? (Vu Duy Thuan, 39 tuổi, Lê Văn Lương, Hà Nội)

- Nhà báo Hồ Thị Hải Âu:

Chào bạn

Nếu bạn có một mục tiêu, khát vọng cụ thể, bạn sẽ có động lực để vươn tới. Tương tự như vậy, để con trẻ yêu thích môn tiếng Anh, bạn hãy cố gắng tạo ra mục tiêu và khát vọng cho bé. Ví dụ, con học giỏi tiếng Anh, con có thể xem những bộ phim hoạt hình nổi tiếng mà không cần nhìn phụ đề; hoặc một ngày nào đó con sẽ được sang nước Anh xem trận cầu trực tiếp của đội bóng mà mình hâm mộ. Xa hơn nữa, hãy gợi ý đến giấc mơ du học đến đất nước con yêu thích.

Khi đã có khát vọng, con cần có được thầy cô giỏi và yêu trẻ. Tôi nghĩ việc chọn thầy cô giỏi tiếng Anh thời nay có nhiều thuận lợi, bởi có nhiều trung tâm offline, kênh học online sinh động và phù hợp với tâm lý lứa tuổi của trẻ. 

Yếu tố không nên bỏ qua là bố mẹ. Phụ huynh có thể hỗ trợ con học giỏi bằng cách thực hành giao tiếp ngôn ngữ với trẻ. Theo kinh nghiệm của tối, một đứa trẻ lười giao tiếp ngôn ngữ, phản ứng chậm khi đối thoại, sẽ gặp hạn chế khi học tiếng Anh. Ngoài ra, học ngoại ngữ cũng cần thời gian tích lũy, do vậy cha mẹ không nên nóng vội, trẻ chưa giỏi bây giờ không có nghĩa là trong tương lai, trẻ không thể sử dụng tiếng Anh thuần thục như một công cụ.

4-ky-nang-giup-tre-de-hoa-nhap-moi-truong-nuoc-ngoai-6
Thầy George Albert Adams có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh và thành thạo 7 ngôn ngữ.

- Con tôi chưa thích học tiếng Anh nên mỗi giờ học cháu chưa tập trung và chưa hiệu quả. Vậy tôi phải làm sao để cháu thấy yêu thích tiếng Anh? (Đặng Thị Lan Hương, 37 tuổi)

- Chị Cao Thị Thu Hà:

Để có động lực học tiếng Anh, bé cần hiểu được mục đích của việc học đó là gì? Bố mẹ cần là người định hướng và giúp cho bé hiểu giá trị của việc học tiếng Anh. Đó không chỉ là một ngôn ngữ mà còn là cơ hội để học hỏi một nền văn hóa mới, có được những người bạn mới, đi du học và tìm một công việc tốt trong tương lai. Khi hiểu được lý do và sự cần thiết của việc học tiếng Anh, bé sẽ có thêm động lực và cảm hứng để học tập, từ đó, mới có thể tập trung và đạt hiệu quả cao.

- Con tôi năm nay học lớp 5. Thời gian tiểu học tôi không ép cháu học nặng tiếng Anh mà chủ yếu chỉ nghe và chơi trò chơi. Xin các bạn tư vấn định hướng học trong thời gian cấp hai như thế nào là tốt nhất? Kết hợp các phương pháp nghe nói và ngữ pháp thế nào cho hiệu quả? (Bùi Thị Thùy Linh, 40 tuổi, Cổ Nhuế, Từ Liêm)

- Nhà báo Hồ Thị Hải Âu:

Có lẽ đây là thời điểm bạn cần phải cho con nhận thức rõ tầm quan trọng của tiếng Anh, bắt đầu lộ trình học nghiêm túc hơn. Trước hết, trẻ cần có khoảng thời gian củng cố các kiến thức ngữ pháp để nắm vững nhiều mẫu câu và tăng vốn từ vựng.

Theo kinh nghiệm của tôi, để có thể giỏi tiếng Anh, không thể duy trì mãi cách vừa học vừa chơi. Trẻ nên tăng tiến dần mức độ thuần thục bốn kỹ năng: đọc, nói, nghe, viết. Để hỗ trợ, trẻ cần thầy cô giỏi và tận tâm. Cha mẹ phối hợp chặt chẽ với thầy cô sẽ biết con đang ở mức độ nào để thiết kế lộ trình tăng tiến phù hợp cho trẻ. Đây là yếu tố quan trọng, trẻ sẽ tự tin khi nhìn thấy sự tiến bộ bền vững của chính mình qua từng ngày, chứ không phải cạnh tranh hay đem so sánh với bên ngoài.

- Con tôi đang học lớp 8, tôi muốn cho con phát triển các kỹ năng để học tập, làm việc trong môi trường quốc tế. Tuy nhiên, tôi chưa biết cháu đã có các kỹ năng ấy hay chưa, nếu có thì đang ở mức độ như thế nào? Nhờ các chị tư vấn cách để biết con đã có các kỹ năng đó hay chưa và đang ở mức độ như thế nào? (Trần Thanh Thủy, 37 tuổi)

- Chị Cao Thị Thu Hà:

Có 4 bước giúp phụ huynh đo lường mức độ của các kỹ năng.

Đầu tiên, phụ huynh phải xác định rõ ràng mình đang muốn đo lường kỹ năng nào của con.

Thứ hai, phụ huynh cần phải tìm được thang đánh giá với các chỉ số đo lường tương ứng của kỹ  năng ấy.

Thứ ba, phụ huynh cần thiết lập môi trường để trẻ tham gia các hoạt động và vận dụng các kỹ năng ấy.

Cuối cùng, sử dụng thang đánh giá và chỉ số có được, quan sát trẻ từ quá trình hoạt động trên để tìm ra được mức độ của trẻ ở kỹ năng đó.

- Nhà báo Hồ Thị Hải Âu:

Chào bạn,

Trước hết, tôi muốn bạn bình tâm, không nên đẩy nỗi lo lắng của mình lên cao. Không có thước đo cụ thể nào định lượng mức độ cao thấp trong kỹ năng sống của cá nhân nào đó. Cách hiệu quả nhất mà tôi từng áp dụng khi muốn nhận biết kỹ năng của con gái mình thuần thục đến đâu, là quan sát con thông qua các hoạt động cộng đồng, cách xử lý áp lực thi cử, tìm kiếm giải pháp cho tình huống cụ thể trong cuộc sống... Từ việc quan sát nghiêm túc, tôi giúp con rút ra được thiếu hụt trong cách ứng xử. Rút ra không nên để đó hay phán xét trẻ, mà cần cùng con tìm giải pháp tháo gỡ, cải thiện.

Ví dụ, trước kỳ thi thử Toeflt năm lớp 9, con gái tôi bị cảm lạnh và mất tiếng. Hệ quả là điểm bài thi Speaking khá tồi tệ. Con không nhận thức được lý do mà mình lại nhận kết quả thấp như vậy. Tôi phân tích với con rằng, kiến thức tiếng Anh là một phần rất quan trọng, nhưng để giao tiếp, cần chất giọng tốt, trong trẻo và truyền cảm. Vì vậy, để có điểm thi Toeflt tốt, con cũng cần phải biết bảo vệ sức khỏe bản thân. 

- Con tôi thường xem các chương trình ca nhạc tiếng Anh trên Youtube, bé thuộc nhiều bài hát tiếng Anh từ khi lên 3 tuổi dù chưa đi học ở đâu. Anh, chị thấy cách học qua youtube có được không, ngoài ra cần hỗ trợ thêm những phương pháp nào để cải thiện tiếng anh và kỹ năng hiệu quả? (Hồng Ngọc, 30 tuổi, Nghệ An)

- Thầy George Albert Adams:

Hiện, công nghệ số phát triển nhanh chóng và nó gần như gắn liền vào cuộc sống hàng ngày. Do vậy, việc trẻ học tiếng Anh thông qua các kênh trên internet ngày càng trở nên phổ biến và hiệu quả. Đặc biệt là youtube - kho tàng kiến thức khổng lồ. 

Tuy nhiên, điều phụ huynh cần lưu ý là phải kiểm soát và hướng trẻ sử dụng sao cho đúng mục đích, bởi nhiều kênh trên Youtube có thể có ngôn từ và nội dung không phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Có cách khác để bố mẹ hỗ trợ con luyện tập tiếng Anh hiệu quả, đó là bỏ ra 30 phút mỗi ngày để cùng con luyện tập tiếng Anh. Điều đó sẽ tạo thói quen giúp bé quan sát, dần dần bé có thể diễn tả và tường thuật lại các sự việc hàng ngày bằng tiếng Anh.

- Mình dự định cho con đi du học nên hiện muốn đầu tư để bé tham gia chương luyện IELTS ở một trung tâm tiếng Anh cho đến khi con học hết lớp 9. Như vậy, có nên không? (Mẹ Giang, 37 tuổi, Hà Nội)

- Thầy George Albert Adams:

IELTS là kỳ thi quốc tế để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của các thí sinh với mục đích du học, định cư, hay làm việc tại những nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. 

Ở độ tuổi cấp 2, về cơ bản các em chưa đủ kiến thức nền về tự nhiên, xã hội... như chủ đề về chặt phá rừng, biến đổi khí hậu... trong bài thi IELTS. Vậy nên, trước khi luyện thi, con nên tham gia các khóa học nền tảng, để vừa trang bị được kiến thức tiếng Anh, lại có thêm kỹ năng về tự nhiên, khoa học, xã hội. Hơn nữa, trong khóa học nền tảng cũng có lồng ghép các dạng bài IELTS để trẻ bước đầu làm quen với kỳ thi quốc tế này.

- Cháu có dự định sang năm đi du học, cháu xin hỏi cần chuẩn bị những kỹ năng gì để nhanh chóng hòa nhập trong môi trường học tập ở nước ngoài?(Thắng, 16 tuổi)

- Nhà báo Hồ Thị Hải Âu:

Chào cháu,

Một trong những kỹ năng đầu tiên mà học sinh Việt Nam nên tăng cường trước khi du học là quản lý và sử dụng thời gian hiệu quả. Môi trường quốc tế khác hẳn tập quán Việt Nam. Ví dụ như ở Mỹ, áp lực học tập lớn, không có sự hỗ trợ của gia đình bên cạnh, du học sinh phải tự mình thu xếp mọi nhu cầu cá nhân để đảm bảo việc học tập và hoạt động ngoại khóa ở cường độ cao. Nếu không chủ động rèn luyện nghiêm túc ngay khi còn ở Việt Nam, việc đối phó với áp lực nơi môi trường quốc tế là rất khó khăn. Đây từng là lý do khiến đến du học thất bại, bỏ dở.

Thứ hai là kỹ năng chung sống với người dưng, nói cách khác là hòa nhập với cộng đồng. 

Thứ ba là kỹ năng tìm kiếm giải pháp, bởi cuộc sống không bao giờ cũng diễn ra như ý. Do đó, cần rèn luyện phản xạ phải tìm bằng được ra giải pháp hoàn thành trong bất kỳ trường hợp nào, không bao giờ bỏ cuộc.

Cuối cùng, là chọn ra mục tiêu ưu tiên của chính bản thân mình để không bối rối trước nhiều dự định của bản thân.

- Chương trình Teen Talent sẽ xây dựng khả năng tiếng Anh và kỹ năng hiệu quả như thế nào? (Ngô Thị Phương Hà, 29 tuổi)

- Thầy George Albert Adams:

Teen Talent tại Scots English luôn cập nhật xu hướng học và dạy hiện đại. Chương trình thiết kế và phát triển gắn liền với việc xây dựng nền tảng kiến thức, ngôn ngữ và kỹ năng sống phù hợp với trình độ nhận thức, lứa tuổi. 

Cụ thể, chương trình được thiết kế nhằm phát triển kỹ năng tiếng Anh toàn diện và các kỹ năng thế kỷ 21 cho học sinh từ 10-15 tuổi.

Các kỹ năng thế kỷ 21 gồm tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, hợp tác và giao tiếp, nhận thức bản thân và lãnh đạo cá nhân.

Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề: Phát triển khả năng tư duy chủ động, phân tích đánh giá để đưa ra những sáng kiến và giải quyết các cách thức.

Hợp tác và giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp hiệu quả (kỹ năng nói và viết), lắng nghe chủ động tương tác với mọi người trong môi trường đa ngôn ngữ đa dạng; phát triển khả năng làm việc trong môi trường quốc tế; chia sẻ trách nhiệm, cùng hợp tác và phối hợp để tạo ra các ý tưởng, giải pháp mới.

Nhận thức bản thân và lãnh đạo cá nhân: Hiểu về sự cảm thông, trung thực; hiểu năng lực cá nhân, khám phá khả năng lãnh đạo.

Sáng tạo: Khơi dậy sự tò mò và khả năng khám phá, trí tưởng tượng của các em, theo đuổi những ý tưởng và đánh giá giá trị của mỗi ý tưởng.

Nguồn:vnexpress.net

 



cuộc sống là 1 chuổi ngày rong chơi, rượt đuổi và phá phách vô đối ^^


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024