Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
31/03/2019 21:03 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Review Sách “Uống Cà Phê, Nói Chuyện Mặt Trời”: Chuyện Về Sự Khởi Nguyên Của Những Cuộc Hành Trình


 

Những ngày mưa phùn rả rích ở Hà Nội dạo này có thể khiến bạn không muốn rời khỏi nhà, lao ra đường trơn trượt sũng nước. Vậy thì sao không ngồi tựa lưng trên chiếc ghế quen thuộc, pha đồ uống bạn yêu thích và đọc cuốn Uống Cà Phê, Nói Chuyện Mặt Trời của Linh Phan? Một cuốn sách nhẹ nhàng, là tích góp những câu chuyện của tác giả về những chuyến đi, về cuộc sống mới ở nơi đất khách quê người.

Nếu bạn muốn đọc những cuốn sách tản văn nhẹ nhàng, đủ để nhâm nhi tách cà phê sữa hay trà nóng, thì Uống Cà Phê, Nói Chuyện Mặt Trời là một lựa chọn hoàn toàn hợp lý. Đây khôngphải loại sách mà bạn say sưa, đọc ngấu nghiến từ đầu đến cuối, mà đơn giản là khi nào bạn rảnh rỗi muốn đọc một cái gì đó, ít thôi nhưng đủ để ngẫm nghĩ, thả câu chuyện của mình vào đó. Cuốn sách là những câu chuyện, cảm nghĩ của tác giả khi cô xách va li tạm biệt gia đình để đi đến những vùng đđất mới xa lạ. Đi càng nhiều, Linh Phan càng hiểu được nhiều thứ về thế giới, cuộc sống này. Mỗi câu chuyện không hề li kì hay gay cấn gì, chỉ là những chuyện đời thường cô từng gặp.

Cuốn sách này dành cho ai?

Có lẽ đối tượng chính mà tác giả muốn hướng đến là những bạn du học sinh hoặc đang làm việc, định cư ở nước ngoài. Cuốn sách như tổng hợp của những bài blog chia sẻ câu chuyện và quan điểm cá nhân nên mình nghĩ nó sẽ tạo được sự đồng cảm với những bạn sống xa quê hương. Nhưng bên cạnh đó, những bạn đang ở Việt Nam vẫn có thể đọc và thấu hiểu những chia sẻ trong cuốn sách này. Vì mình biết có rất nhiều bạn đang sống xa nhà, như mình chẳng hạn: Học đại học ở tỉnh, thành phố khác; làm việc ở xa nhà; thường xuyên đi nước ngoài vì công việc,… Nên hoàn cảnh và suy nghĩ của chúng ta không giống ở mặt này nhưng sẽ tương đồng ở mặt kia. Còn nếu như bạn chưa có trải nghiệm sống xa nhà bao giờ? Không sao cả, vì đọc những cuốn sách về những điều mình chưa từng trải qua sẽ mang lại cho bạn cảm giác rất mới, tạo cho mình một cảm hứng, ước mơ được đặt chân ở những nơi xa.

Phần I. Khởi hành – Chuyến đi nào cũng khác

Linh Phan kể câu chuyện của mình từ sự lo sợ, háo hức xen lẫn nhau khi sẵn sàng sống một mình ở đất nước cách quê hương chục nghìn cây số cho đến những vấn đề mà ai xa nhà cũng có thể gặp phải như: nỗi cô đơn, lạc lõng, lo lắng ở nơi đất khách quê người; nỗi nhớ nhà và tủi thân khi ốm đau tự mình chăm sóc; sự hoang mang, sốc văn hóa ở vùng đất xa lạ. Mình chưa có cơ hội đi du học hay đi du lịch xa một mình như thế nhưng mình cũng hiểu được cảm giác bỡ ngỡ khi bắt đầu cuộc sống mới ở nơi khác như vậy. Mình tin là sẽ có nhiều bạn chung cảm xúc với mình.

Căn hộ của người già neo đơn nên không mấy sạch sẽ. Tôi loay hoay trong căn phòng lộn xộn, không khí đặc quánh mùi bếp im ắng đã lâu nghe hăng hắc, mùi đồ cũ giữa những góc tủ phả ra nặng nề… Khi ấy, vẫn tự dặn lòng: “Rồi sẽ ổn thôi!” Tất nhiên, tôi thấy nhớ quay quắt căn phòng sạch sẽ, nhớ mùi chăn thơm nệm ấm ở nhà mình. Tôi cũng thèm sự thoải mái, sự quen thuộc và cả sự dễ dãi của một cuộc sống không có rào cản ngôn ngữ. Lúc ấy, hẳn tôi cũng đã không ngừng tự hỏi: “Mình đang làm cái quái gì ở đây thế này?”

Những ngày đầu tiên bạn ở một vùng đất khác, một đất nước khác bao giờ cũng cho cảm giác như thời gian kéo dài vô tận, sự lo lắng, hoang mang, nỗi cô đơn cứ bao trùm một màu xám nhạt. Thật sự, chẳng thể nào dễ dàng ngay từ đầu, dù ta đã chuẩn bị kĩ càng như thế nào đi chăng nữa. Cái suy nghĩ từ bỏ ngay từ đầu rồi quay trở về nhà không phải là không xuất hiện. Nhưng khi ta đã quyết định bắt đầu một cuộc sống mới ở vùng đất mới, chúng ta buộc phải thích nghi và vượt qua.

Tất nhiên, không phải ai cũng gặp bất trắc. Tôi cũng có nhiều chuyến đi khác rất suôn sẻ và tốt đẹp. Chỉ là, nếu như bạn gặp phải những tình huống giống tôi, thì lời khuyên chân thành là hãy kiên nhẫn trong mọi tình huống. Kiên nhẫn với “quê hương” mới, kiên nhẫn với một thứ ngôn ngữ mà bạn đang cố để sử dụng tốt hơn, kiên nhẫn với cái mong muốn mọi thứ phải “hoàn hảo” ngay lập tức. Đừng so sánh đất khách với quê nhà. Ai mà chẳng cảm thấy xa lạ khi đặt chân lên vùng đất mới! Chỉ còn một cách, là đừng mong đợi từ nó. Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi. Thậm chí còn rất rất ổn sau đó. 

Phần II. Thích nghi – Ai cũng cần học cách từ bỏ

 

Không phải cứ đi nhiều là ta sẽ hiểu rõ cuộc đời hơn. Điều đó phụ thuộc vào việc chúng ta coi chuyến đi đó như thế nào. Bạn đi vì muốn chụp thật nhiều ảnh để khoe với bạn bè, để làm rạng rỡ cuộc đời mình hay bạn đi vì trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu con người nơi đó? Linh Phan kể câu chuyện rằng cô có một người bạn đã sống 6 tháng liền tại Cape Town ở Nam Phi. Một người dân bản địa mà cô ấy gặp khi đi du lịch đã nói là ông hề thích và không muốn trở thành bạn với khách du lịch tới đây. Nghe lạ lùng nhỉ? Sự thực là ông ghét cái cách mà họ khám phá đất nước của ông chỉ bằng điện thoại hay máy ảnh. Họ chỉ mải mê ghi lại những tấm ảnh, ăn vài ba món trong chớp nhoáng và nói chuyện dăm ba câu với người bản địa họ gặp. Đó không phải là trải nghiệm, chỉ là một cuộc đi săn, quan sát đơn thuần và đưa ra những phán đoán theo bản năng. Sau khi nghe được chia sẻ đó, cô bạn của Linh Phan đã quyết định ở lại đây lâu hơn, lang thang khắp nơi từ thành phố đến ngoại ô. Cô chụp rất nhiều hình và nói chuyện với rất nhiều người, kể nhiều câu chuyện, tìm hiểu về thực vật đặc hữu đang bị đe dọa tuyệt chủng. Cô đã học hỏi được nhiều hơn về lĩnh vực liên quan đến nghề nghiệp của cô. Và cô nhận thấy mình suy nghĩ có phần sâu sắc hơn. Linh Phan nghĩ rằng, mình cũng phải thực sự “sống” ở những nơi mình đặt chân đến, dù thời gian là ngắn hay dài.

 

Tôi nhớ lại một vài chuyến đi của đời mình, cũng với máy ảnh, bản đồ và đứng từ xa ngắm nhìn mọi thứ. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cách mà chúng ta đang sống, nhất là khi đang sống ở một nơi xa lạ. Rằng điều đầu tiên để có thể bước đi trên một cuộc hành trình, đó là cần đủ dũng khí. Rằng không nhất thiết phải đi du lịch thật nhiều nơi, hay đi tới thật nhiều vùng đất để tìm ra một nơi đáng giá mới là đáng “sống”. Cho dù bạn đang ở bất kỳ đâu, thì hãy sống thực sự. Thay vì chỉ đứng ở ngoài hay từ xa để chỉ trỏ, ngó nghiêng, hãy tham gia và trở thành một phần của nó.

Chỉ có như thế, bạn mới nhận ra những góc khuất của những mảnh đời, như khi tôi thấy những người đàn bà khóc lóc ăn xin ở ngay dưới chân nhà thờ chính tòa Vienna, hay những người đàn ông đi quanh các thùng rác để nhặt nhạnh đồ ăn thừa và vỏ lon bia trong những cơn mua đầu mùa xuân ở Prague.

 

“Nhập gia tùy tục” - Sống ở một nơi khác, tức là ta chọn từ bỏ những thói quen sinh hoạt cũ của mình. Chúng ta phải tập thích nghi với môi trường mới, xem cách người dân ở đây sống, làm việc, cư xử. Dù nó có khác xa so với những gì ta đã quen, dù mình cũng không rõ tại sao người ta lại làm vậy, thì cho cùng mình vẫn phải làm theo. Nhưng, sự thích nghi không bao giờ là dễ dàng. Có những người chỉ cần 1-2 tuần là đã có thể quen nhưng lại có người mấy năm trời còn nhiều bỡ ngỡ và bối rối. Xét cho cùng sự thích nghi nhanh hay chậm không quan trọng bằng việc bạn có thoải mái với sự lựa chọn của mình không. Nếu bạn cảm thấy mình phù hợp với mảnh đất này và bạn có sự kiên trì thì hãy cố gắng thích nghi. Còn không, sự miễn cưỡng và gượng ép chỉ khiến bạn thêm bối rối và mệt mỏi mà thôi. Không phải mảnh đất nào cũng đồng điệu với con người chúng ta.

 

Phần III. Sống ở một nơi khác – Làm mẹ, làm cha, làm nhà, làm bạn

Đọc xong phần này khiến mình rất muốn sống ở Na Uy, nơi tác giả đang sinh sống. Na Uy hiện lên trong từng câu chuyện, văn từ của tác giả thật đẹp và yên bình. Mình biết ở các nước Bắc Âu, con người rất văn mình và thân thiện. Không có quá nhiều ồn ào, náo nhiệt, sự khắc nghiệt mà quá đỗi hiền hòa của thiên nhiên, khí hậu nơi đây như phủ lên một màu bàng bạc êm đềm.

Linh Phan kể câu chuyện làm mẹ, làm vợ của cô ấy tại nơi đấy. Ta có thể thấy một cuộc sống bình dị đáng mơ ước của cô gái trẻ đầy bản lĩnh, sẵn sàng tự lập cuộc sống ở những nơi xa lạ. Cuộc sống ở Sydney, Na Uy hay những nơi cô từng đặt chân đến dù ít hay nhiều cũng dạy cho cô những bài học về cuộc sống, giúp cô có cái nhìn rộng hơn, suy nghĩ sâu hơn.

 

Chúng tôi cũng không bị ám ảnh bởi hình thức bên ngoài. Những khiếm khuyết bản thân, trên gương mặt, vóc dáng hay những quan điểm thời trang không hề có quy chuẩn nào cả.  Không có ai kỳ thị vì cách ăn mặc hay phân biệt đối xử nếu có ai đó có những dị tật bất thường trên cơ thể. Tôi ít chạy theo thời trang, cũng không màng nhiều tới thương hiệu. Tôi không phải tuýp người thích mình phải mặc thật đẹp, thật sành điệu hay mặc đồ hiệu đắt đỏ. Tôi thích mình mặc những gì mình cảm thấy thoải mái và phù hợp. Mà giả như tôi có lỡ không biết cách phối đồ hay cập nhật xu hướng thời trang, không có gu thẩm mỹ thì cũng chẳng sao. Vì ở đây, bạn mặc gì cũng được, miễn đừng mặc đồ ngủ đi làm. Dân văn phòng nếu không phải công việc bắt buộc vẫn có thể mặc quần bò áo phông. Trường học có khi đầy những tay xăm trổ khắp người, đi dép xỏ ngón hay đầu bù tóc rối. Nhưng họ chưa chắc đã là sinh viên, họ có thể là giáo sư đầu ngành nào đó.

 

Kết luận

 

Mình thích cái cách qua những câu chuyện của chính bản thân, tác giả đưa ra những bài học, nhận định về cuộc sống mà cô có được sau mỗi sự việc. Nó nhẹ nhàng, từ tốn và không tạo cảm giác giáo điều hay dạy dỗ cho người đọc. Nếu thấy đời quá vội vã, bạn có thể chọn cuốn sách này, pha một cốc cà phê, ngồi xuống và tận hưởng những giây phút bình yên lắng đọng của cuộc đời.

Review chi tiết bởi: Tuyết Ngân - Bookademy

------------

https://ybox.vn/vien-sach-bookademy/review-sach-uong-ca-phe-noi-chuyen-mat-troi-chuyen-ve-su-khoi-nguyen-cua-nhung-cuoc-hanh-trinh-5c92146fdab07c3cc4e4be46

Những ngày mưa phùn rả rích ở Hà Nội dạo này có thể khiến bạn không muốn rời khỏi nhà, lao ra đường trơn trượt sũng nước. Vậy thì sao không ngồi tựa lưng trên chiếc ghế quen thuộc, pha đồ uống bạn yêu thích và đọc cuốn Uống Cà Phê, Nói Chuyện Mặt Trời của Linh Phan? Một cuốn sách nhẹ nhàng, là tích góp những câu chuyện của tác giả về những chuyến đi, về cuộc sống mới ở nơi đất khách quê người.

Nếu bạn muốn đọc những cuốn sách tản văn nhẹ nhàng, đủ để nhâm nhi tách cà phê sữa hay trà nóng, thì Uống Cà Phê, Nói Chuyện Mặt Trời là một lựa chọn hoàn toàn hợp lý. Đây khôngphải loại sách mà bạn say sưa, đọc ngấu nghiến từ đầu đến cuối, mà đơn giản là khi nào bạn rảnh rỗi muốn đọc một cái gì đó, ít thôi nhưng đủ để ngẫm nghĩ, thả câu chuyện của mình vào đó. Cuốn sách là những câu chuyện, cảm nghĩ của tác giả khi cô xách va li tạm biệt gia đình để đi đến những vùng đđất mới xa lạ. Đi càng nhiều, Linh Phan càng hiểu được nhiều thứ về thế giới, cuộc sống này. Mỗi câu chuyện không hề li kì hay gay cấn gì, chỉ là những chuyện đời thường cô từng gặp.

Cuốn sách này dành cho ai?

Có lẽ đối tượng chính mà tác giả muốn hướng đến là những bạn du học sinh hoặc đang làm việc, định cư ở nước ngoài. Cuốn sách như tổng hợp của những bài blog chia sẻ câu chuyện và quan điểm cá nhân nên mình nghĩ nó sẽ tạo được sự đồng cảm với những bạn sống xa quê hương. Nhưng bên cạnh đó, những bạn đang ở Việt Nam vẫn có thể đọc và thấu hiểu những chia sẻ trong cuốn sách này. Vì mình biết có rất nhiều bạn đang sống xa nhà, như mình chẳng hạn: Học đại học ở tỉnh, thành phố khác; làm việc ở xa nhà; thường xuyên đi nước ngoài vì công việc,… Nên hoàn cảnh và suy nghĩ của chúng ta không giống ở mặt này nhưng sẽ tương đồng ở mặt kia. Còn nếu như bạn chưa có trải nghiệm sống xa nhà bao giờ? Không sao cả, vì đọc những cuốn sách về những điều mình chưa từng trải qua sẽ mang lại cho bạn cảm giác rất mới, tạo cho mình một cảm hứng, ước mơ được đặt chân ở những nơi xa.

Phần I. Khởi hành – Chuyến đi nào cũng khác

Linh Phan kể câu chuyện của mình từ sự lo sợ, háo hức xen lẫn nhau khi sẵn sàng sống một mình ở đất nước cách quê hương chục nghìn cây số cho đến những vấn đề mà ai xa nhà cũng có thể gặp phải như: nỗi cô đơn, lạc lõng, lo lắng ở nơi đất khách quê người; nỗi nhớ nhà và tủi thân khi ốm đau tự mình chăm sóc; sự hoang mang, sốc văn hóa ở vùng đất xa lạ. Mình chưa có cơ hội đi du học hay đi du lịch xa một mình như thế nhưng mình cũng hiểu được cảm giác bỡ ngỡ khi bắt đầu cuộc sống mới ở nơi khác như vậy. Mình tin là sẽ có nhiều bạn chung cảm xúc với mình.

Căn hộ của người già neo đơn nên không mấy sạch sẽ. Tôi loay hoay trong căn phòng lộn xộn, không khí đặc quánh mùi bếp im ắng đã lâu nghe hăng hắc, mùi đồ cũ giữa những góc tủ phả ra nặng nề… Khi ấy, vẫn tự dặn lòng: “Rồi sẽ ổn thôi!” Tất nhiên, tôi thấy nhớ quay quắt căn phòng sạch sẽ, nhớ mùi chăn thơm nệm ấm ở nhà mình. Tôi cũng thèm sự thoải mái, sự quen thuộc và cả sự dễ dãi của một cuộc sống không có rào cản ngôn ngữ. Lúc ấy, hẳn tôi cũng đã không ngừng tự hỏi: “Mình đang làm cái quái gì ở đây thế này?”

Những ngày đầu tiên bạn ở một vùng đất khác, một đất nước khác bao giờ cũng cho cảm giác như thời gian kéo dài vô tận, sự lo lắng, hoang mang, nỗi cô đơn cứ bao trùm một màu xám nhạt. Thật sự, chẳng thể nào dễ dàng ngay từ đầu, dù ta đã chuẩn bị kĩ càng như thế nào đi chăng nữa. Cái suy nghĩ từ bỏ ngay từ đầu rồi quay trở về nhà không phải là không xuất hiện. Nhưng khi ta đã quyết định bắt đầu một cuộc sống mới ở vùng đất mới, chúng ta buộc phải thích nghi và vượt qua.

Tất nhiên, không phải ai cũng gặp bất trắc. Tôi cũng có nhiều chuyến đi khác rất suôn sẻ và tốt đẹp. Chỉ là, nếu như bạn gặp phải những tình huống giống tôi, thì lời khuyên chân thành là hãy kiên nhẫn trong mọi tình huống. Kiên nhẫn với “quê hương” mới, kiên nhẫn với một thứ ngôn ngữ mà bạn đang cố để sử dụng tốt hơn, kiên nhẫn với cái mong muốn mọi thứ phải “hoàn hảo” ngay lập tức. Đừng so sánh đất khách với quê nhà. Ai mà chẳng cảm thấy xa lạ khi đặt chân lên vùng đất mới! Chỉ còn một cách, là đừng mong đợi từ nó. Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi. Thậm chí còn rất rất ổn sau đó. 

Phần II. Thích nghi – Ai cũng cần học cách từ bỏ

 

Không phải cứ đi nhiều là ta sẽ hiểu rõ cuộc đời hơn. Điều đó phụ thuộc vào việc chúng ta coi chuyến đi đó như thế nào. Bạn đi vì muốn chụp thật nhiều ảnh để khoe với bạn bè, để làm rạng rỡ cuộc đời mình hay bạn đi vì trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu con người nơi đó? Linh Phan kể câu chuyện rằng cô có một người bạn đã sống 6 tháng liền tại Cape Town ở Nam Phi. Một người dân bản địa mà cô ấy gặp khi đi du lịch đã nói là ông hề thích và không muốn trở thành bạn với khách du lịch tới đây. Nghe lạ lùng nhỉ? Sự thực là ông ghét cái cách mà họ khám phá đất nước của ông chỉ bằng điện thoại hay máy ảnh. Họ chỉ mải mê ghi lại những tấm ảnh, ăn vài ba món trong chớp nhoáng và nói chuyện dăm ba câu với người bản địa họ gặp. Đó không phải là trải nghiệm, chỉ là một cuộc đi săn, quan sát đơn thuần và đưa ra những phán đoán theo bản năng. Sau khi nghe được chia sẻ đó, cô bạn của Linh Phan đã quyết định ở lại đây lâu hơn, lang thang khắp nơi từ thành phố đến ngoại ô. Cô chụp rất nhiều hình và nói chuyện với rất nhiều người, kể nhiều câu chuyện, tìm hiểu về thực vật đặc hữu đang bị đe dọa tuyệt chủng. Cô đã học hỏi được nhiều hơn về lĩnh vực liên quan đến nghề nghiệp của cô. Và cô nhận thấy mình suy nghĩ có phần sâu sắc hơn. Linh Phan nghĩ rằng, mình cũng phải thực sự “sống” ở những nơi mình đặt chân đến, dù thời gian là ngắn hay dài.

 

Tôi nhớ lại một vài chuyến đi của đời mình, cũng với máy ảnh, bản đồ và đứng từ xa ngắm nhìn mọi thứ. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cách mà chúng ta đang sống, nhất là khi đang sống ở một nơi xa lạ. Rằng điều đầu tiên để có thể bước đi trên một cuộc hành trình, đó là cần đủ dũng khí. Rằng không nhất thiết phải đi du lịch thật nhiều nơi, hay đi tới thật nhiều vùng đất để tìm ra một nơi đáng giá mới là đáng “sống”. Cho dù bạn đang ở bất kỳ đâu, thì hãy sống thực sự. Thay vì chỉ đứng ở ngoài hay từ xa để chỉ trỏ, ngó nghiêng, hãy tham gia và trở thành một phần của nó.

Chỉ có như thế, bạn mới nhận ra những góc khuất của những mảnh đời, như khi tôi thấy những người đàn bà khóc lóc ăn xin ở ngay dưới chân nhà thờ chính tòa Vienna, hay những người đàn ông đi quanh các thùng rác để nhặt nhạnh đồ ăn thừa và vỏ lon bia trong những cơn mua đầu mùa xuân ở Prague.

 

“Nhập gia tùy tục” - Sống ở một nơi khác, tức là ta chọn từ bỏ những thói quen sinh hoạt cũ của mình. Chúng ta phải tập thích nghi với môi trường mới, xem cách người dân ở đây sống, làm việc, cư xử. Dù nó có khác xa so với những gì ta đã quen, dù mình cũng không rõ tại sao người ta lại làm vậy, thì cho cùng mình vẫn phải làm theo. Nhưng, sự thích nghi không bao giờ là dễ dàng. Có những người chỉ cần 1-2 tuần là đã có thể quen nhưng lại có người mấy năm trời còn nhiều bỡ ngỡ và bối rối. Xét cho cùng sự thích nghi nhanh hay chậm không quan trọng bằng việc bạn có thoải mái với sự lựa chọn của mình không. Nếu bạn cảm thấy mình phù hợp với mảnh đất này và bạn có sự kiên trì thì hãy cố gắng thích nghi. Còn không, sự miễn cưỡng và gượng ép chỉ khiến bạn thêm bối rối và mệt mỏi mà thôi. Không phải mảnh đất nào cũng đồng điệu với con người chúng ta.

 

Phần III. Sống ở một nơi khác – Làm mẹ, làm cha, làm nhà, làm bạn

Đọc xong phần này khiến mình rất muốn sống ở Na Uy, nơi tác giả đang sinh sống. Na Uy hiện lên trong từng câu chuyện, văn từ của tác giả thật đẹp và yên bình. Mình biết ở các nước Bắc Âu, con người rất văn mình và thân thiện. Không có quá nhiều ồn ào, náo nhiệt, sự khắc nghiệt mà quá đỗi hiền hòa của thiên nhiên, khí hậu nơi đây như phủ lên một màu bàng bạc êm đềm.

Linh Phan kể câu chuyện làm mẹ, làm vợ của cô ấy tại nơi đấy. Ta có thể thấy một cuộc sống bình dị đáng mơ ước của cô gái trẻ đầy bản lĩnh, sẵn sàng tự lập cuộc sống ở những nơi xa lạ. Cuộc sống ở Sydney, Na Uy hay những nơi cô từng đặt chân đến dù ít hay nhiều cũng dạy cho cô những bài học về cuộc sống, giúp cô có cái nhìn rộng hơn, suy nghĩ sâu hơn.

 

Chúng tôi cũng không bị ám ảnh bởi hình thức bên ngoài. Những khiếm khuyết bản thân, trên gương mặt, vóc dáng hay những quan điểm thời trang không hề có quy chuẩn nào cả.  Không có ai kỳ thị vì cách ăn mặc hay phân biệt đối xử nếu có ai đó có những dị tật bất thường trên cơ thể. Tôi ít chạy theo thời trang, cũng không màng nhiều tới thương hiệu. Tôi không phải tuýp người thích mình phải mặc thật đẹp, thật sành điệu hay mặc đồ hiệu đắt đỏ. Tôi thích mình mặc những gì mình cảm thấy thoải mái và phù hợp. Mà giả như tôi có lỡ không biết cách phối đồ hay cập nhật xu hướng thời trang, không có gu thẩm mỹ thì cũng chẳng sao. Vì ở đây, bạn mặc gì cũng được, miễn đừng mặc đồ ngủ đi làm. Dân văn phòng nếu không phải công việc bắt buộc vẫn có thể mặc quần bò áo phông. Trường học có khi đầy những tay xăm trổ khắp người, đi dép xỏ ngón hay đầu bù tóc rối. Nhưng họ chưa chắc đã là sinh viên, họ có thể là giáo sư đầu ngành nào đó.

 

Kết luận

 

Mình thích cái cách qua những câu chuyện của chính bản thân, tác giả đưa ra những bài học, nhận định về cuộc sống mà cô có được sau mỗi sự việc. Nó nhẹ nhàng, từ tốn và không tạo cảm giác giáo điều hay dạy dỗ cho người đọc. Nếu thấy đời quá vội vã, bạn có thể chọn cuốn sách này, pha một cốc cà phê, ngồi xuống và tận hưởng những giây phút bình yên lắng đọng của cuộc đời.

Review chi tiết bởi: Tuyết Ngân - Bookademy

------------

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024