Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/05/2018 10:05 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[Bookademy] Review Sách “Ngày Xưa Có Một Con Bò”: Bạn Muốn Mình Như Thế Nào, Bạn Sẽ Như Thế Đó


Tôi hỏi nhỏ nhé, nếu tôi nói chính những “con bò” là thứ ngăn cản bước tiến của bạn, khiến bạn chấp nhận và chịu đựng một cuộc sống tầm thường, bạn sẽ tin chứ?  

Và có khi nào bạn nghĩ lại những việc đã không làm được hoặc chưa làm được nguyên nhân do đâu? Những nguyên nhân đó từ đâu mà xuất hiện?

Ngẫm nghĩ vài phút thật kĩ, có phải trong bạn đã xuất hiện các lý do. Bạn à, một số lý do trong đó chính là những chú bò, là sự biện bạch logic đang kiềm hãm bạn. Có lẽ bạn vẫn chưa hiểu hết những gì tôi vừa nói, không sao, bạn hãy tìm đến cuốn sách Ngày xưa có một con bò của Camilo Cruz, PhD. Đến với quyển sách này bạn sẽ hiểu được “con bò” là như thế nào chỉ qua một câu chuyện ngụ ngôn đầy  hàm ý sâu xa.

Cuốn sách màu nhiệm nhỏ bé này sẽ soi sáng con đường để giúp bạn:

  • Nhận ra những lời biện bạch của chính mình, thậm chí những lời biện bạch được ngụy trang khéo nhất.
  • Loại bỏ những tư tưởng sai lầm, những niềm tin hạn hẹp, và những điều tầm thường trong tư duy.
  • Qua những cáo buộc, những nỗi sợ, và những điều làm bạn thất vọng trong quá khứ để đạt được sự trọn vẹn, tính xác thực, và tiềm năng thật sự của bạn.

Ở đây con bò chính là những sự biện bạch cho bản thân hoặc là thứ mà bạn xem là lời khuyên đắt giá cho người khác, chúng tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, mức độ khác nhau nhưng suy cho cùng vẫn chỉ là con bò.

Camilo Cruz, PhD đã phân tích một một cách thú vị và không thiếu sự châm biếm nhẹ nhàng hài hước từ việc lý giải những con bò từ đâu ra, cách nhận biết chúng đến việc ông đưa hướng giải quyết chúng một cách triệt để. Các mục được nêu theo thứ tự rất rõ ràng:

  1. Đừng cho rằng mọi con bò đều kêu Ụm…Bò…ò…

Ta dễ thấy, ngày nay dù đi bất cứ nơi đâu thậm chí là café-nơi đáng lẽ chỉ để trò chuyện vui chơi, ta lại bắt gặp xung quanh mình rất nhiều người ôm laptop, giấy tờ, và luôn bận rộn với các cuộc gọi của công việc, để ý hơn sẽ thấy các nhóm cô cậu học trò, sinh viên ngồi lại cũng đâu đó bàn về ngành này nghề kia. Điểm chung của các nhóm người khác lứa này chính là họ luôn lo nghĩ đến một tương lai tốt đẹp, hay nói cách khác chính là sự thành công. Họ lo âu, xoay sở để tìm hướng đến sự thành công mà họ mong muốn, nhưng ít ai để ý đến sợ đe dọa đáng sợ của kẻ thù.

Tôi nghĩ ở cái thời của sự giao thoa giữa thế kỉ XXI và thế kỉ XXII thì kẻ thù lớn nhất của thành công không phải sự thất bại mà là sự tầm thường. Sự tầm thường ấy từ đâu mà có, chính từ thói quen chấp nhận lối sống mà hiển nhiên mặc định cho số phận, bản thân là hạt cát bé nhỏ trên trái đất không thể thay đổi. Hay từ việc bạn không có công việc như mình ao ước là vì bạn không có điều kiện học tập như bao người khác, cha mẹ bạn nghèo, không có tiền lo chuyện học này học kia. Và nhất  là khi bạn không dám mơ ước đến vị trí thứ nhất và bạn biện hộ cho việc đó rằng bạn là người thật tế, bạn biết khả năng của mình đến đâu, bạn sẽ không bao giờ cố gắng vô ích cho việc đã biết trước kết quả.

Vâng, chắc chắn các câu nói ngụy biện ấy rất quen thuộc ai cũng từng nghĩ qua hay được nghe người khác nói đến. Bạn sẽ tự cho mình cái quyền nghĩ đúng, lựa chọn đúng khi luôn luôn đặt hai chữ “không thể” trước các mục tiêu cua mình. Những lý do, những lời biện minh đó đã trở thành “ sự gan lọc hợp logic”, nỗi sợ vô lý trở thành “biện pháp phòng ngừa hợp lý”,và những kì vọng cao sẽ phút chốc thụt lùi một cách thấp kém khi gắn với cái nhìn thực tế trong cuộc sống. Bạn không hề hay biết bạn cố tỏ ra là người thật tế chỉ để né tránh sự thất vọng. Thật vậy, chúng ta không bao giờ thừa nhận rằng mình đã cố gắng hợp lý hóa sự tầm thường của bản thân, mà thích xem chúng như việc thiết lập các mức độ khả thi cho những kết quả có thể chấp nhận được. Bạn không thể nói rằng bạn hoàn toàn không thể, hay không có khả năng làm một điều gì khi bạn chưa từng cố gắng hết mình thực hiện nó đến cùng.

Nên nếu thực sự muốn thành công trong cuộc sống và có thể thể hiện hết khả năng của bản thân, bạn cần phải thành thật một cách tàn nhẫn với chính mình. Và điều này bắt đầu bằng việc gọi tên chính xác các sự việc chứ không phải những cái tên đã được “nói giảm nói tránh” hoặc nghe cho có vẻ êm tai dễ chịu. Hơn nữa chớ nên tin tưởng hoàn toàn vào những lời khuyên có vẻ sắc sảo, thâm thúy hay những điều vốn được coi là sự chuẩn mực. Bởi đôi khi chính những điều đã cũ ứng với thời đại này chỉ là những ý kiến sai lầm kìm hãm bạn tiến lên.

Đã bao giờ bạn ngẫm nghĩ đến việc đúng sai về các câu thành ngữ, tục ngữ mà ông cha ta truyền dạy? Và nếu tôi nói không phải tất cả các câu nói ấy đều đúng, bạn liệu có tin?

Cho dù không tin nhưng tôi dám chắc trong đầu bạn vẫn len lói một câu hỏi “ tại sao?”

Này nhé, có phải bạn đã từng nghe hoặc từng được học qua các câu như:

  • Làm ơn mắc oán
  • Ma quen hơn quỉ lạ
  • Có tiền mới đẻ ra tiền
  • Trèo cao té đau

Hãy suy nghĩ kỹ hơn về các câu thành ngữ ấy và thật tỉnh táo để đánh giá ý nghĩa thật sự  của nó trước khi bạn phải trả giá cho những việc bạn đã làm theo. Ví dụ như hãy nghĩ đến sự ngớ ngẩn nếu như bạn từ chối việc làm mới, cơ hội mới để ở lại với cái công việc mà bạn đã ngán đến tận cổ và bạn cũng chằng gặt hái được gì chỉ vì bạn nghĩ rằng “Ma quen hơn quỉ lạ”. Bạn đâu biết rằng chỉ  tin theo giá trị bề mặt của câu châm ngôn này mà bạn đã vô tình chấp nhận thiệt thòi hơn rất nhiều với những gì bạn đáng được nhận.

Còn câu này thì sao: “ Có tiền mới đẻ ra tiền”? Nếu thật sự điều này đã được gán vào đầu óc của những “ doanh nhân tư tưởng” – những người muốn trở thành doanh nhân nhưng lại không làm gì cả mà chỉ biện hộ cho bản thân qua sự trợ giúp của “lời khuyên khôn ngoan” thì uhm...chắc rồi, họ sẽ luôn là những nhà “doanh nhân tư tưởng” trong trí tưởng tượng của họ, mãi không lấp ló dấu hiệu của sự tồn tại.

  1. Bò nào cũng từng là bê

Điều chính yếu ở đây là thái độ, một thái độ hạn chế, ngớ ngẩn và đầy phi lý

Nhưng ta luôn nghĩ chúng là thực tế, vậy thực ra chúng thật tế đến đâu?

Hãy nghĩ về môt hình thức khác của thái độ hạn chế-Những sự hợp lý hóa- thường được sử dụng một cách tiêu biểu  trong nỗ lực thuyết phục chính mình cũng như người khác rằng mọi chuyện không quá tệ như vậy. Ta luôn mất quá nhiều thời gian cho việc suy nghĩ tại sao mình lại không được như thế này, tại sao phải làm như vậy? Thay vào làm việc để thay đổi thứ mình không muốn người ta lại có xu hướng cố gắng giải thích, hợp lý hóa những vấn đề mà bản thân tự xem rằng ngoài nó ra không có lựa chọn khác tốt hơn.

Bạn hiểu chứ? Tốt nhất bạn chớ nên tạo ra những vòng luẩn quẩn có tính phá hoại bằng trí tưởng tượng phong phú thông qua những đoạn tự thoại.

 

  1. Bò cũng có ba, bảy loại

Sẽ không có sự sai lầm nào lớn hơn cho việc bạn tự đặt ra giới hạn vô lý cho bản thân. Hãy liên tưởng đến các con bò mang tên “Tôi có sao đâu”:

  • Tôi có sao đâu. Thiếu gì người còn không được như tôi
  • Tôi ghét công việc mình đang làm. Nhưng tôi không thể phàn nàn gì…Ít ra thì tôi còn có việc để làm.

Thật đáng buồn và đáng tiếc cho những người mang con bò như thế, không sao đâu và sự hài lòng bất đắc dĩ này sẽ mang đến lý do bạn chẳng cần tìm hướng cải thiện cuộc sống dù thâm tâm bạn hiểu rõ bạn có thật sự hài lòng với hiện tại hay không.

Còn rất rất nhiều những con bò tìm ẩn như con bò mang tên:”Đâu phải tại tôi”,”Tôi cảm thấy bất lực”, “Triết gia”,…“Niềm tin sai lầm”. Tôi phải dừng ở con bò này, bởi nó liên quan đến niềm tin sai lệch vào bản thân. Nếu không thể nhìn thấy tài năng ở bản thân bạn sẽ không thể bước ra khỏi những con bò và tìm thấy một thế giới mới, cơ hội mới mà bạn không ngờ đến.

  1. Nguồn gốc: Bò từ đâu ra

Khi những nhận thức giả tạo là bản thân đang chủ động điều khiển mọi việc. Những thói quen xấu đang được tích tụ và có thể bám theo bạn suốt đời thì hãy tự nhìn nhận bởi vô số niềm tin sai lầm hay sự bào chữa, chúng là những con bò giúp ta tránh cảm giác bất lực, thất vọng hay chỉ để ta giữ thể diện hảo huyền.

Hãy nhớ lấy câu mà tôi tâm đắc nhất: “Bạn muốn như thế nào, bạn sẽ như thế đó

Theo tiến sĩ C.R.Snyder, giáo sư chuyên ngành tâm lý học lâm sàng Đại học Kansas, trong những năm đầu đến trường , khi các cô cậu bé bắt đầu lo lắng những điều người khác nghĩ về mình, chúng bắt đầu hóa giải sự chỉ trích bằng cách chối bỏ. Vì vậy chúng bắt đầu đưa ra những lời biện hộ và sử dụng những lời biện giải như những chứng cớ ngoại phạm cho thành tích yếu kém của mình. Thế đó, từ khi ở tuổi chập chững bước vào đời biết nhận thức gì đúng gì sai, mỗi con người đâu đó ít nhiều đã mang trên lưng những con bò khác nhau, và từ tạo những rào cản vô hình từ việc nhỏ đến việc lớn.

  1. Không nên nhận bất cứ con bò nào người ta tặng cho mình

Điều này dễ hiểu khi bạn thực sự hiểu con bò là như thế nào, có ảnh hưởng xấu ra sao, chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ muốn nhận thêm bất cứ con bò nào để nặng nề cuộc sống. Mọi việc bạn làm,thành bại kết quả sẽ cho bạn biết khả năng của mình. Tuy nhiên bạn nên hiểu thế này: Thành công là kết quả của những quyết định đúng. Quyết định đúng là kết quả của kinh nghiệm. Và kinh nghiệm thường là kết quả của những quyết định sai. Đó là quá trình. Bây giờ thì bạn đã nắm được bí quyết chưa?

 

  1. Làm sao loại bỏ bất kì con bò nào

Nên bắt đầu bằng sự hiển nhiên sau: những niềm tin sai lầm và những lời biện bạch của bạn không tồn tại trong cuộc sống thực; nó chỉ tồn tại trong đầu chúng ta. Mặc dù có vẻ thật, chính xác và thực tế thì chúng vẫn không phải là tình huống có thật. Hãy cẩn thận giữa niềm tin và hiện thực, niềm tin không bao giờ là đúng hay sai mà chỉ là sự áp đặt và hạn chế. Nên trước tiên hãy giết con bò mang tên niềm tin sai lầm để tránh vươn mắc những con bò tiếp theo.

Theo sau là việc loại bỏ sự biện bạch, thay đổi thói quen xấu, sửa đổi một hành vi,… tất cả đều được tác giả ghi lại rành mạch, đầy đủ. Tôi có thể loại bỏ bớt vài con bò bên mình không phải bởi tính kiên trì hay nhẫn nại, mà chính từ những câu nói như truốt gọt từng chút trong tôi, những câu chữ ngắn gọn nêu rõ thực trạng tôi từng trải qua hay đang gánh chịu, tôi nhớ sự châm biếm nhẹ nhàng để tự nhắc nhở bản thân thay đổi mình từ ngày mới bắt đầu thấy những chú bò mập mạp bên mình bấy lâu.

  1. Chỉ có một cách để giết một con bò

Ở chương này, từng cái gạch đầu hàng ngắn gọn, ghi chú những điều cần làm theo thứ tự sẽ giúp bạn có những bước đi đúng đắn để giải quyết những chú bò kia.

Bạn cần  trong cuộc sống này, phải chăng trước tiên luôn là sự thành công, vậy nên việc loại bỏ những rào cản trong cuộc đời bạn luôn luôn là kết quả của quá trình tự đánh giá bản thân một cách trung thực đi kèm với hành động thận trọng và có ý thức. Đừng sợ thất bại, và đừng thiếu tự tin đối với bản thân, tất nhiên đó phải là niềm tin đúng đắn. Cũng đừng quên đặt ra mục tiêu rõ ràng cho mỗi nước bước cuộc đời. Bạn thấy đấy, không có mục tiêu rõ ràng khiến chúng ta không thể tập trung được. Nếu bạn liều lĩnh để đầu óc bị phân tâm, ba phải bạn sẽ phải trả giá.  Hơn nữa xác định được ưu tiên thực hiện cũng là yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công.

Khi đọc đến đây của cuốn sách nếu bạn đã tự cầm lấy cây bút và sãn sàng gạch đầu dòng cho những thói quen, chi tiết bạn nghi ngờ chúng là những con bò thì bạn đã thực sự vượt qua trờ ngại ban  đầu cho con đường tiêu diệt những con bò.

 

  1. Duy trì khu vực không có bò

Nếu đã có thể tiêu diệt những con bò, bạn hãy chắc chắn mình luôn gìn giữ một khoàn trống an toàn đủ không cho chúng quay lại. Mọi cách để tiêu diệt bò hay gìn giữ nơi không có bò hoàn toàn không dễ dàng và không hề nhanh chóng, tuy nhiên nếu bạn dám khẳng định bản thân đã đang có những còn bò thì tôi tin chắc sẽ có ngày bạn loại bỏ được chúng.  

Kết

Đây là một cuốn sách hay, đầy lôi cuốn cho những ai cần tìm hướng đi cho mình, những người vẫn loay hoay chống cự với thế giới đầy áp lực ngoài kia. Sự mạnh mẽ sẽ được rèn dũa, sự tự tin bản thân sẽ được ưu tiên vị trí đầu danh sách yếu tố dẫn đến con người thành công, tôi chắc chắn bạn sẽ không tiếc nuối khi dành thời gian cho quyển sách đã “ Giúp cho nhiều người phát triển sức mạnh và hướng dẫn họ cải thiện cuộc sống”_La Opinion (Los Angles) của Camilo Cruz, PhD.

 

Tác giả: Kỳ Duyên - Bookademy

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024