Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/05/2016 22:05 # 1
datspider
Cấp độ: 16 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 141/160 (88%)
Kĩ năng: 7/40 (18%)
Ngày gia nhập: 14/04/2014
Bài gởi: 1341
Được cảm ơn: 67
[Fshare] Khải Hoàn Môn – Erich Maria Remarque


Khải hoàn môn là một thiên tự sự hiện thực chủ nghĩa đấy cảm xúc và suy tư sâu sắc về thân phạn của con người trong xã hội phương Tây hiện đại, với những cuộc chiến tranh đế quốc đẫm máu và những hậu quả có tính hủy hoại sau xa đối với cơ cấu xã hội và đối với tâm hón con người, cùng những tấn bi kịch và những cảnh sa đọa tiêu biểu của “Buổi hoàng hôn của Chư Thẩn”, như tác giả thường gọi thời kỳ suy sụp của nền văn minh tư sản Tây Âu.

Khải hoàn môn chính là tác phẩm chứa đựng ở mức tập trung nhất những đặc trưng của nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa trong văn nghiệp của Erich Maria Remarque.

Về tác giả Erich Maria Remarque (1898-1970)

Tên thật là Erich Paul Remarque, sinh ra trong một gia đình bình dân tại Osnabrück, miền Tây nước Đức. Từ nhỏ, Remarque luôn ngưỡng mộ mẹ – bà Anna Maria, trong khi lại tỏ ra xa lánh cha – ông Peter Remarque, ông Peter Remarque bình sinh chi là một người thợ đóng sách nghèo. Sự vất vả, túng bấn của gia đình đã khiến cậu be Remarque mới hơn mười tuổi đã phải tự kiếm sống bằng việc dạy kèm piano. Và cậu luôn phải làm việc cật lực để bù vào những khoản thù lao mà hầu như tháng nao cậu cũng phải xin ứng trước. Dấu ấn những năm tháng cơ cực sau này đã được nhà văn ghi lại trong nhiều tác phẩm của ông.

Tốt nghiệp trung học, Remarque vào Đại học Münster, nhưng chưa học xong, ông đã bị gọi nhập ngũ va chiến đấu ở mặt trận phía Tây. Khoảng thời gian vào sinh ra tử trong lửa đạn này là nguổn tư liệu quý giá cho ông viết cuốn tiểu thuyết đẩu tay. Những điều ông đã kinh qua It nhiều đều được miêu tả trong cuốn sách ấy.

Tên tuổi ông gắn liền với những cuốn tiểu thuyết như Phía Tây không có gì lạ, Khái hoàn môn, Đường về, Tia lửa sống, Bia mộ đen… Hầu hết các tác phẩm đều mang khuynh hướng phê phán và tố cáo xã hội mãnh liệt đống thời miêu tả sức hủy hoại kinh hoàng của chiến tranh đế quốc đối với thể chất và đời sống tinh thẩn của con người.

Tông tin thêm về công trình Khải Hoàn Môn

Khải Hoàn Môn hay đúng hơn Bắc đẩu Khải hoàn môn (tiếng Pháp: L’arc de triomphe de l’Étoile) là một công trình ở Paris, một trong những biểu tượng lịch sử nổi tiếng của nước Pháp. Nằm giữa quảng trường Étoile, vị trí của Khải Hoàn Môn là điểm cuối của đại lộ Champs-Elysées, khu vực tập trung khách du lịch của thành phố. Vốn là công trình do Napoléon cho xây dựng vào năm 1806 để vinh danh quân đội, nhưng Khải Hoàn Môn được hoàn thành vào năm 1836, dưới Nền quân chủ Tháng bảy.

Ngày nay, Khải Hoàn Môn là một trong những công trình nổi tiếng nhất của Paris và cùng với Champs-Elysées là địa điểm tổ chức các lễ hội, sự kiện hay ăn mừng các chiến thắng thể thao. Với 1.330.738 lượt khách mua vé viếng thăm vào năm 2006, Khải Hoàn Môn đứng thứ 10 trong các công trình thu hút nhất của Paris.

Đầu thế kỷ 17, vị trí của Khải Hoàn Môn thuộc ngoại ô của Paris. Năm 1616, hoàng hậu Marie de Médicis quyết định mở một con đường dài có trồng cây hai bên để đi dạo, chính là đại lộ Champs-Elysées ngày nay. Trong thế kỷ 17, khu vực Champs-Elysées dần được đô thị hóa và quảng trường Étoile được tạo ra vào năm 1670, nhưng vẫn nằm ngoài bức tường thành do Louis XIII xây từ 1633 đến 1636. Năm 1787, bức tường Thuế quan được xây dựng để kiểm soát hàng hóa vào Paris và đi qua quảng trường Étoile. Rào chắn Étoile được kiến trúc sư Claude Nicolas Ledoux bố trí là một trong những trạm thu thuế. Quảng trường Étoile khi đó là giao lộ của 5 con đường lớn.[3]

Năm 1806, sau chiến thắng Austerlitz, hoàng đế Napoléon Bonaparte quyết định xây dựng trên quảng trường Étoile một công trình vinh danh quân đội. Khải Hoàn Môn được kiến trúc sư Jean-François-Thérèse Chalgrin thiết kế, lấy cảm hứng từ các công trình cổ đại, cao 50 mét, rộng 45 mét. Sau Jean-François-Thérèse Chalgrin, những người kế nhiệm công việc xây dựng là Louis-Robert Goust và Jean-Nicolas Huyot.

Sự sụp đổ của Đệ nhất đế chế khiến việc thi công Khải Hoàn Môn bị đình lại. Tới năm 1825, công trình mới được tiếp tục và năm 1836 được vua Louis-Philippe khánh thành. Năm 1840, thi hài của Napoléon – người quyết định xậy dựng công trình – được đưa qua Khải Hoàn Môn trước khi về điện Invalides. Sau đó, linh cữu Victor Hugo cũng được để một đêm ở đây trước khi đưa về điện Panthéon.

Thời Đệ nhị đế chế, khi Paris được Georges Eugène Haussmann cải tạo lại, bảy con đường mới được vạch thêm, gặp nhau tại quảng trường Étoile. Khải Hoàn Môn dần trở thành biểu tượng của thành phố Paris. Kể từ 14 tháng 7 năm 1919, cuộc duyệt binh mừng quốc khánh được tổ chức đi ngang qua Khải Hoàn Môn. Năm 1989, Grande Arche được hoàn thành ở khu La Défense, được xem như một Khải Hoàn Môn mới, kéo dài trục Axe historique.

Ngày này, Khải Hoàn Môn là một trong những công trình nổi tiếng nhất của thành phố, khu vực Champs-élysées là điểm hấp dẫn du khách và cũng là địa điểm tổ chức các lễ hội, chào đón năm mới. Cơ quan quản lý Khải Hoàn Môn là Trung tâm công trình quốc gia.

LinkFshare:  http://www.fshare.vn/file/F41JDW82DGTJ
Pass: FDTU




 
Các thành viên đã Thank datspider vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024