Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/10/2014 15:10 # 1
Nguyenthitham
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 104/120 (87%)
Kĩ năng: 52/70 (74%)
Ngày gia nhập: 17/09/2013
Bài gởi: 764
Được cảm ơn: 262
Bàn Tài Đoàn – Người giữ hồn dân tộc trong thơ


Nhà thơ Bàn Tài Đoàn tên thật là Bàn Tài Tuyên, người dân tộc Dao. Ông sinh ngày 28 tháng 9 năm 1913 tại xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ông mất ngày 17 tháng 11 năm 2007 tại xã Yasô, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1942. Sau năm 1945, công tác tại phòng tuyên truyền Cục chính trị Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm 1951 đến khi nghỉ hưu ông đã từng giữ các chức vụ như: Phó giám đốc Sở Văn hoá; Phó chủ tịch Hội văn nghệ Việt Bắc; Uỷ viên Mặt trận Tổ quốc Trung ương; Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam; Uỷ viên Hội đồng văn học các dân tộc thiểu số. Ông được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; được Bộ Lâm nghiệp tặng giải thưởng viết về trồng rừng, bảo vệ rừng. Năm 2001, ông nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 1.

Do từ nhỏ đã sớm được làm quen và tiếp xúc với chữ nôm Dao nên trong hầu hết các sáng tác của Bàn Tài Đoàn chúng ta thấy ông đều sáng tác bằng chữ nôm Dao. Đến năm 1942 khi tham gia Cách mạng ông mới được học chữ Quốc ngữ. Mặc dù, biết chữ Quốc ngữ nhưng trong những sáng tác của mình ông vẫn sử dụng chữ nôm Dao, chỉ những bài thơ được dùng vào mục đích tuyên truyền hoặc in báo cho tất cả mọi người cùng đọc thì ông mới dịch những bài thơ đó ra chữ Quốc ngữ. Tại sao lại như vây? Có lẽ ông luôn muốn những tác phẩm của mình viết ra để phục vụ đồng bào mình và muốn người Dao đọc, hiểu những tâm sự ông gửi gắm tới đồng bào trong thơ.

nguồn st

File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024