Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/02/2014 12:02 # 1
Nguyenthitham
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 104/120 (87%)
Kĩ năng: 52/70 (74%)
Ngày gia nhập: 17/09/2013
Bài gởi: 764
Được cảm ơn: 262
“Bi kịch Vọng phu” trong tiểu thuyết "Bến không chồng"


Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng không chỉ đề cập đến những người lính thời hậu chiến mà còn xây dựng hệ thồng nhân vật những người phụ nữ cô đơn mòn mỏi đợi chồng, những hòn Vọng Phu chưa hóa đá. Đó là cả một thế hệ phụ nữ làng Đông như: bà Nhân, Hạnh, Cúc, Thắm, Dâu v.v. Mặc dù không phải đối diện với hòn tên mũi đạn nơi tiền tuyến nhưng các nhân vật nữ phải gánh chịu. Bến không chồng như một chứng nhân của lịch sử, vắt mình qua hai cuộc chiến tranh, với những nỗi đau mà các nhân vật nữ phải gánh chịu. 


Tiểu thuyết "Bến không chồng" của nhà văn Dương Hướng
 

Bến không chồng đã thành biểu tượng cho cả một giai đoạn lịch sử dân tộc, khi những người đàn ông, thanh niên trai tráng ra trận, còn phụ nữ mòn mỏi đợi chờ. Có khi cả đời đợi chờ trong đớn đau vô vọng. Nỗi đau chiến tranh mà bà Nhân, mẹ Hạnh, phải gánh chịu kéo dài suốt cả 2 cuộc chiến. Tiễn chồng đi chiến đấu, đợi chờ mòn mỏi, chồng hy sinh không về. Rồi bà lại tiễn hai đứa con trai lên đường, để rồi chúng hy sinh cả, bà Nhân nhận về hai vành tang trắng. Bà Nhân “thấy mình hẫng đi như người rơi tõm xuống một chiếc hố sâu thẳm”. Tất cả mọi hy vọng của bà lúc này đều trông vào đứa con gái duy nhất là Hạnh. Nhưng số phận, cảnh ngộ của Hạnh cũng chẳng suôn sẻ gì. Bà Nhân ngày một già đi, Hạnh lại thế chỗ mẹ làm hòn Vọng Phu ở cái Bến không chồng. Trong các nhân vật nữ Hạnh là nhân vật trung tâm. Hạnh và Nghĩa yêu nhau và vượt qua được mối thù truyền kiếp cũng như lời nguyền độc địa giữa 2 dòng họ đã là một kỳ tích. Bao mối tình giữa trai gái 2 họ Nguyễn- Vũ đã phải đứt gánh giữa đường. Hạnh và Nghĩa ngang nhiên vượt qua, làm đám cưới đời sống mới tại sân hợp tác xã. Họ hàng hai bên chẳng có một ai. Đêm tân hôn thì màn trời chiếu đất ở bến Tình. Để rồi sau đó Nghĩa lên đường đánh giặc. Với Hạnh đây là quãng thời gian chờ đợi dằng dặc 10 năm khiến tuổi xuân phai nhạt, héo mòn. Hạnh là đại diện cho lớp phụ nữ có chồng đi đánh giặc thời chống Mỹ. Có chồng thật đấy nhưng lại ở Bến không chồng. Hạnh phúc của chị chỉ ngắn ngủi trong mấy ngày cưới và vài lần chồng về phép. Để khi chồng về thực thì lại rơi vào bất hạnh không có con. Nghĩa đã mang trong mình chất độc da cam, nhưng mọi người lại đổ tất cả cái tội tổ tông không sinh được con lên đầu Hạnh: “Bà thiếu tá phu nhân bị điếc”. Những lời ấy giày vò tâm trí Hạnh cả trong giấc ngủ. Để rồi Hạnh ngậm ngùi nhìn chồng đi lấy người đàn bà khác. Là một người phụ nữ, Hạnh khao khát có con đã bấy lâu nay, nên mới có cái cảnh lao vào Nguyễn Vạn, bất ngờ và quyết liệt đến thế. “Gió bỗng nổi lên, ngoài Bến không chồng, nước vỗ oàm oạp và mưa đổ xuống rào rào. Một luồng chớp sang lóe qua khe cửa. Có tiếng hét và tiếng bước chân chạy thình thịch”. Không ai khác ngoài bước chân của Hạnh. Trước đó, dã bao lần Hạnh thao thức nghĩ giá như mình có con. Hạnh gặp những cơn ác mộng triền miên. Hạnh mơ Nghĩa chết trận, mơ thấy mình bị con ma ở Mả Rốt hiếp rồi phải bỏ làng ra đi. Hạnh có con với Nguyễn Vạn, một người chú từng cưu mang quan tâm đến mẹ con mình. Người ấy Hạnh suốt đời kính trọng. Nhưng sau đó không lâu, Nguyễn Vạn cũng phải gieo mình xuống Bến không chồng vì không chịu nổi định kiến của xã hội. Hạnh và đứa bé lại bơ vơ. Hạnh nhận ra mình không hề có lỗi: “Từ ngày đi khỏi làng Đông, Hạnh mới nhận ra một điều, con người ta sống trên đời cần có một tổ ấm gia đình. Không có lý gì khi ta làm cho cuộc đời này tốt đẹp hơn lại là có tội lỗi được”.

Cùng lâm vào tình cảnh đáng thương như Hạnh là Thủy, vợ hai của Nghĩa. Là bác sĩ Thủy phát hiện ra khả năng không có con của Nghĩa. Cô muốn chấm dứt quãng thời gian mòn mỏi chờ đợi một đứa con. Thủy ra bến xe gặp và quan hệ với một người đàn ông lạ, định bụng kiếm đứa con và giấu kín mọi chuyện. Quyết định lừa dối chồng và gia đình nhà chồng, Thủy cũng đau đớn dằn vặt đến tột độ. Thủy ra bến xe tìm người đàn ông lạ. Sau phút giây gần gũi với người đàn ông kia, Thủy chạy thục mạng về để rồi tự chửi mình ngu vì là bác sĩ mà lại chạy như thế thì sao có thể thụ thai. Cuối cùng, trong dằn vặt day dứt, Thủy cắn răng nói ra sự thực Nghĩa không thể có con vì chất độc da cam. Nỗi đau của Hạnh và Thủy đều giống nhau ở chỗ bị chiến tranh tước đoạt thiên chức làm mẹ. Những nhân vật nữ khác cũng đều là nạn nhân của chất độc da cam, nạn nhân của chiến tranh. Cúc phải trả lại trầu cau cho Thành vì không thể chịu được khuôn mặt dị dạng do bom đạn của người yêu ngày trở về. Thế rồi Cúc làm lẽ ông Ba Chương và suốt đời nhận điều tiếng của dư luận. Dâu mạnh mẽ là vậy nhưng lại đi tu. Thắm xinh đẹp nhất làng Đông thì chấp nhận lấy anh thợ anh thọt chân v.v. vì trai làng không còn ai cả.

Điểm khác trong tính cách các nhân vật nữ của nhà văn Dương Hướng so với các tác phẩm viết về những người chinh phụ là nhân vật không cam chịu hoàn cảnh số phận, luôn đấu tranh vượt lên đi tìm hạnh phúc. Đó là một cô Hạnh, cô Thủy khao khát có con, chồng không có khả năng sinh con thì quyết đòi cho mình cái quyền có con như bao người phụ nữ khác. Hạnh có con với Vạn, còn Thủy đi xin con từ một người đàn ông xa lạ nhưng không thành. Những chi tiết này đều thể hiện cái nhìn nhân văn sâu sắc của Dương Hướng.

 

nguồn vanhocquenha...vn




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024