Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/03/2019 19:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 207/400 (52%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8007
Được cảm ơn: 2114
Sự Kiên Cường Trong Phong Cách Lãnh Đạo - Một Cách Hành Động Để Đối Chọi Nghịch Cảnh


Tính kiên cường là một biểu hiện cá nhân của sự thách thức. Một khoảnh khắc của sự kiên cường là việc bạn đối mặt với nghịch cảnh và nói rằng: “Không, không phải hôm nay. Điều này sẽ không làm tôi mất động lực hay làm giảm đi khả năng tận dụng tối đa cơ hội này của tôi đâu”.

 

Thật không may, đối với nhiều nhà lãnh đạo liên tục bị bủa vây bởi hàng loạt những thay đổi, hay sự nhập nhằng và phức tạp của môi trường kinh doanh ngày càng tăng, đây chính là nghịch cảnh. Các vấn đề lớn nhỏ phát sinh trong cuộc sống sẽ nói với bạn rằng chúng được sinh ra để thay đổi các kế hoạch của bạn, khiến bạn lỡ hẹn với sự tiến bộ của bản thân và khiến bạn phải đặt câu hỏi về mục tiêu của chính mình cũng như làm nao núng lòng tin của bạn trên con đường bạn chọn.

Tin tốt là sự kiên cường - cách bạn phản ứng với những thách thức của cuộc sống - là một kỹ năng có thể được phát triển thông qua sự quan sát và thực hành có định hướng. Vì vậy, nếu bạn đã sẵn sàng thay đổi kịch bản và kiểm soát được cuộc đối thoại nội tâm, bạn có thể thực hiện theo ba cách dưới đây để có phản ứng mạnh mẽ hơn với bất kỳ nghịch cảnh nào:

Hãy tuân thủ kế hoạch. Bạn không nên đánh giá quá cao khả năng của bản thân. Sự kiên cường ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ trong cuộc sống, từ khả năng giải quyết vấn đề cho đến sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của bạn. Sự kiên cường giống như một siêu năng lực, ảnh hưởng đến nhiều kỹ năng và khả năng khác mà bạn cần phải sử dụng để làm việc, quản lý, lãnh đạo một cách hiệu quả.

Khi bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và duy trì tính kiên cường của riêng mình, việc cần làm tiếp tới là vận dụng nó một cách có kế hoạch và thường xuyên.

Có một loạt các khuôn mẫu để giúp bạn hiểu bản chất của nghịch cảnh và phản ứng của bạn với nó. Trong số đó, mô hình thuyết phục hơn cả là “Lượng Nghịch cảnh” (Adversity Quotient) - đã được nghiên cứu qua nhiều thập kỷ. Được phát triển bởi Tiến sĩ Paul G. Stoltz, mô hình này đo lường sự kiên cường của bạn theo 4 tiêu chí CORE, quyền kiểm soát (control), quyền sở hữu (ownership), phạm vi tiếp cận (reach), độ bền (endurance).

Sự kiểm soát là mức độ mà bạn tin rằng bạn có thể ảnh hưởng đến bất cứ điều gì xảy ra tiếp theo. Quyền sở hữu là khả năng bạn sẽ thực sự làm điều gì đó, tuy nhỏ, để cải thiện tình hình. Phạm vi tiếp cận là mức độ nghịch cảnh sẽ tiếp cận vào các khía cạnh khác của cuộc sống của bạn (ví dụ: công việc ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình hoặc việc gia đình ảnh hưởng đến công việc). Và sức chịu đựng là khoảng thời gian bạn cảm nhận tình hình sẽ kéo dài.

Để xây dựng và thực hiện kế hoạch của bạn với mục tiêu nâng cao sự kiên cường của bản thân, hãy cụ thể hóa nó với 4 yếu tố CORE.

Hãy bắt đầu bằng việc nhận thức về cách bạn phản hồi từ thời điểm nghịch cảnh xuất hiện. Làm việc với từng yếu tố theo tuần tự, để đảm bảo bạn không mất khả năng cải thiện tình hình.

Giành chiến thắng trong cuộc chiến nội tâm. Tim Gallwey, một chuyên gia lãnh đạo và huấn luyện viên cho các vị trí điều hành cấp cao, đã phát triển khái niệm “trò chơi nội tâm” trong công việc của mình với các vận động viên và các nhà lãnh đạo trong các ngành nghề. Ông nhận ra rằng năng lực làm việc chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi cách mọi người kiểm soát trí não của mình trong những giây phút quan trọng.

Tất cả các nhà lãnh đạo đều tham gia trò chơi nội tâm, một cuộc chiến tranh giữa những suy nghĩ, thái độ và niềm tin mang tính xây dựng hoặc mang tính phá hoại. Cuộc chiến này sẽ định hình hành vi một cách nhẹ nhàng, nhưng cũng chắc nịch, và cuối cùng là ảnh hưởng tới hiệu suất của họ. Nghịch cảnh là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc chiến này.

Ví dụ, khi tâm trí của bạn có sự hỗn độn (ví dụ: nghi ngờ bản thân, hạn chế niềm tin, mất tập trung tại một số thời điểm và nhấp nhổm trong sợ hãi), nó cản trở việc ra quyết định có ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định một cách có ý thức của bạn. Để có thể chơi tốt trong cuộc chơi này, bạn phải làm dịu đi những yếu tố gây nhiễu để lấy lại sự tập trung và khôi phục tính toàn vẹn của cuộc độc thoại nội tâm, nhằm tạo ra những hành vi được cân nhắc kĩ lưỡng hơn.

Nhưng khi nghịch cảnh gia tăng tính cấp bách và tạo ra sự rối loạn cho bạn, các yếu tố gây rối từ bộ não đầy lo lắng của bạn có thể nhanh chóng phá hoại bất cứ điều gì bạn đang cố gắng hoàn thành. Hãy xem xét ví dụ này từ một trưởng phòng cấp cao tại một doanh nghiệp - một người đáng lý ra phải luôn tự tin trong vai trò là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình và đóng vai trò dẫn dắt các cuộc họp chuyên môn.

Nhưng trong một cuộc họp cấp cao, cô ấy bước vào phòng, ngay lập tức đi xa ra khỏi đầu bàn, và ngồi xuống cái ghế xa nhất với vị trí của CFO. Hành động này diễn ra hoàn toàn vô thức nhưng ngay khi cô ngồi xuống, thì cô cũng ngay lập tức hối hận về sự lựa chọn của mình. Những suy nghĩ tiêu cực nhanh chóng chiếm lấy tâm trí và cô bắt đầu với suy nghĩ rằng cô đã tự làm giảm sự tín nhiệm của bản thân bởi đáng lý ra cô phải là người điều phối cuộc họp. Trong suy nghĩ kế tiếp, cô tự hỏi liệu mình có lấy lại được sự tự tin đang sụp đổ hay không.

Một số nghịch cảnh mà chúng ta gặp phải không phải do lỗi của chính chúng ta. Nó tự đi tìm chúng ta và nhắc nhở chúng ta về việc chúng ta có ít sự kiểm soát đối với các sự kiện và hoàn cảnh bao quanh mình. Các hình thức nghịch cảnh khác được phát triển theo hướng chủ quan. Ta gọi chúng là những lỗi không lường trước hoặc những thách thức tự gây ra. Đây chính là trường hợp của người trưởng phòng trên khi cô ấy “né” ra khỏi cuộc họp bằng cách chọn lấy một chỗ ngồi ít nổi bật.

Nhưng khi cuộc chơi nội tâm diễn ra, cô tìm ra cách để nhanh chóng làm dịu đi những yếu tố gây nhiễu và giảm bớt sự mâu thuẫn giữa sự mất tự tin và mong muốn trở thành một cố vấn đáng tin cậy trong phòng. Những gì cô đã làm tiếp theo là biểu hiện nhỏ của sự chống lại nghịch cảnh.

Cô ngồi thẳng dậy, nhẹ nhàng đặt tay lên bàn. Cô tự mình làm giãn khuôn mặt và nhẹ nhàng làm dịu sự căng thẳng ở vị trí cổ và vai. Và cô chắc chắn rằng những lời đầu tiên cô nói sẽ vang lên một cách vững chắc, tự tin. Cô không để ai trong phòng bắt gặp những nghi ngờ xoáy trong tâm trí cô. Làm những hành động nhỏ nhưng thực sự tập trung như thế này có thể làm giảm những yếu tố nhiễu và ghìm lại những nghịch cảnh - và đó là cách bạn giành chiến thắng trong cuộc chiến nội tâm.

Tận dụng mọi nghịch cảnh vi mô. Những nghịch cảnh lớn thường giành lấy sự chú ý ví dụ như “Công ty chúng tôi mới được bán”, “Đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đã giành được khách hàng”. “Một đồng nghiệp thân cận đã được chẩn đoán mắc một căn bệnh nghiêm trọng.” Mặc dù những nghịch cảnh lớn này có tiềm năng định hình lại cách nhìn về cuộc sống, nhưng chúng không nhất thiết là điểm khởi đầu để xây dựng tính cách kiên cường của bản thân. Một chiến lược tốt hơn là tận dụng các nghịch cảnh nhỏ, diễn ra hàng ngày để rèn luyện sự kiên cường của bạn và đặt mình vào vị thế vững chắc để phản hồi với những tình huống nghiêm trọng hơn.

“Tôi đã chia sẻ ý tưởng trong một cuộc gọi hội nghị nhưng không nhận được phản hồi mà tôi muốn.” “Ông chủ của tôi giao cho tôi dự án mà tôi không thích.” “Tôi đã cố gắng đưa những phản hồi cho đồng nghiệp, nhưng nó  phản tác dụng và bây giờ có mâu thuẫn giữa chúng tôi.” Đó là những nghịch cảnh nho nhỏ mà chúng ta có thể tận dụng, chưa phải là vấn đề lớn.

Nếu không có một CORE mạnh mẽ, những nghịch cảnh nhỏ cũng có thể quấy rối tâm trí của bạn và làm cho bạn cảm thấy bất lực hoặc bị mắc kẹt và khiến bạn quên mất lợi ích của bản thân bằng cách chiếm lấy toàn bộ sự chú ý của bạn thay vì dành sự tập trung quý giá mà bạn có cho các vấn đề quan trọng khác.

Tuy nhiên, nếu bạn chủ động tận dụng từng nghịch cảnh nhỏ để tăng cường CORE của bạn, bạn sẽ có được khả năng không chỉ dẫn dắt bản thân qua bất kỳ nghịch cảnh nào bạn gặp phải, mà còn có thể dẫn dắt người khác làm những điều tương tự. Mục tiêu không phải là trở thành một lực lượng vững như đá không thể xuyên thủng, miễn dịch với các mối đe dọa của nghịch cảnh. Mà thay vào đó, bạn hãy nghĩ rằng ngày mai mình sẽ có thêm 1 phần trăm sự kiên cường.

Vậy hành động đối chọi nghịch cảnh tiếp theo của bạn là gì?

NGUỒN : THEO SAGA.VN
 
 


 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024