Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/09/2013 11:09 # 1
linhqnh2
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 39/70 (56%)
Kĩ năng: 13/30 (43%)
Ngày gia nhập: 03/09/2013
Bài gởi: 249
Được cảm ơn: 43
CÁC CHIÊU ĐƠN GIẢN CHO MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH THÚ VỊ


Phần lớn những bài thuyết trình trong kinh doạnh đều rất nhàm chán, khiến người nghe không còn muốn tập trung vào những gì mình nói. Tuy nhiên chúng ta đều có thể biến nó trở nên thú vị hơn nhiều bằng những bí quyết sau đây.
 


Phần chuẩn bị

• Tạo ra một câu chuyện: Những bài thuyết trình nhàm chán bởi chúng có vô số thông tin mà không có nhiều ngữ cảnh hay một dụng ý nào đó. Thay vào đó, bạn hãy kể một câu chuyện mà người nghe là nhân vật chính.
• Khiến nó luôn phù hợp với chủ đề: Mọi người chỉ chú ý vào những câu chuyện và ý kiến có liên quan đến những gì họ cần nghe. Vì thế hãy xem xét xem cái gì thực sự cần và phù hợp với chủ đề hôm đấy.
• Cắt giảm phần giới thiệu: Một lời giới thiệu dài dòng về bạn, công ty, chủ đề, vì sao bạn đứng đây.... chỉ khiến nó trở nên nhàm chán. Hãy làm phần giới thiệu chỉ một hai câu thôi.  
• Bắt đầu bằng việc khơi mào những điều bất ngờ: Ngay khi bắt đầu bài nói, bạn hãy đưa ra những con số gây kinh ngạc, một cái nhìn vấn đề bất ngờ, hay viễn cảnh độc đáo mà ngẫu nhiên sẽ đi đến thông điệp và quyết định mà bạn sắp nói đến. 
• Làm nó ngắn mà hay: Phải lâu lắm rồi có ai đó mới nói là bài thuyết trình của bạn quá ngắn phải không? Hãy làm nó chỉ bằng một nửa so với những gì ban đầu bạn nghĩ trong đầu (hay thậm chí là ngắn hơn).  
• Có những dữ liệu cụ thể, không chung chung: Các khái niệm mờ nhạt chỉ phản ánh lối nghĩ không rõ ràng. Bạn hãy làm chắc thêm những lập luận, câu chuyện và thông điệp bằng những sự kiện, dữ liệu phong phú, đáng ghi nhớ và ấn tượng.  
• Tùy biến theo người nghe: Mỗi một lần người nghe khác nhau vì vậy bạn không nên áp dụng chỉ một lối thuyết trình cho tất cả các buổi. 
• Đơn giản hóa các biểu đồ: Mọi người sẽ cảm thấy rối và không tập trung nếu phải nhìn những biểu đồ và biểu bảng phức tạp, rắc rối. Vậy nên hãy dùng những biểu đồ đơn giản và in đậm những điểm quan trọng trên dữ liệu.    
• Dùng hình nền đơn giản: Hình nền slide khác lạ chỉ khiến người nghe khó tập trung vào những gì quan trọng hơn thôi. Nên dùng những hình nền đơn giản, màu đơn sắc, trung lập.  
• Sử dụng font chữ có thể nhìn rõ: Đừng khiến người nghe phải gắng hết sức đọc những hàng chữ nhỏ tí. Hãy dùng font chữ lớn đơn giản (như Arial), tránh làm chữ đậm, chữ nghiêng và viết hoa toàn bộ.
• Đừng khiến nó trở nên quá lạ: Bạn mong muốn người nghe ghi nhớ thông điệp của mình nhưng không phải bằng cách đưa nhiều hiệu ứng hay trang trí đâu nhé. Trong phần lớn trường hợp thì càng đơn giản càng tốt.   


Phần thuyết trình

• Kiểm tra kĩ các thiết bị: Đây là việc cần thiết để tránh những vấn đề không đáng có xảy ra trong khi thuyết trình.
• Nói với khán giả: Những người thuyết trình tốt sẽ luôn tập trung vào khán giả, chứ không phải slide hay các ghi chép ngắn trên tay. Tập trung vào người nghe sẽ khích lệ họ chú ý vào bạn và thông điệp mà bạn muốn mang đến.
• Đừng bao giờ đọc slide: Vì sao? Bởi người nghe có thể đọc. Nếu bạn đọc những gì trên slide thì bạn không chỉ khiến buổi thuyết trình nhàm chán mà còn có thể bị coi là không đánh giá cao những người trong phòng.
• Đừng bỏ qua slide: Không có gì khiến bài thuyết trình trở nên lộn xộn hơn việc bỏ qua những slide khi bạn phát hiện ra nó có vấn đề hay việc quay lại những slide trước đó hoặc trình diễn những slide không liên quan. Nếu bạn thấy slide nào không phù hợp thì hãy cắt nó đi trước đấy.  
• Bỏ đi khiếu hài hước để trở nên chuyên nghiệp: Nếu bạn thực sự không giỏi trong việc nói chuyện đùa thì đừng cố trở nên khôi hài. Hãy nhớ là: Đối với các buổi thuyết trình trong kinh doanh thì nụ cười mang tính lịch sự lại là nụ hôn thần chết. 
• Tránh những người có tác động:  Có những người nghe có thể kiềm chế sự chú ý ngay tức khắc và khiến những cuộc thảo luận khác dừng lại. Hãy biết được và tránh họ.
• Bỏ đi những thuật ngữ khó hiểu: Những từ khó hiểu trong kinh doanh khiến bạn như phô trương, hãy bỏ chúng đi khỏi slide và cả trong khi thuyết trình.
• Lên kế hoạch thời gian: Hãy lên kế hoạch thời gian cho bài thuyết trình vào khi nào người nghe tập trung vào bài thuyết trình của bạn nhất. Tránh cho đến cuối ngày, hãy cố gắng trước trưa. 
• Chuẩn bị một số câu hỏi: Nếu bạn định có câu hỏi và trả lời vào cuối buổi thảo luận thì hãy chuẩn bị trước để hỏi 1 hoặc 2 câu.
• Có bản phân phát riêng: Nếu bạn có những dữ liệu muốn đưa đến cho người nghe thì hãy làm nó thành tài liệu riêng lẻ và phát sau khi bạn thuyết trình xong, đừng nên dùng nó trên slide dễ khiến nó như một kho chứa dữ liệu vậy. 

Trên đây là những cách bỏ túi sẽ giúp buổi thuyết trình của bạn thành công hơn. Hãy phát huy và trở thành một người thuyết trình tự tin nhé.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024