Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/09/2013 11:09 # 1
linhqnh2
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 39/70 (56%)
Kĩ năng: 13/30 (43%)
Ngày gia nhập: 03/09/2013
Bài gởi: 249
Được cảm ơn: 43
Đổi mới phong cách thuyết trình


Ngày nay, kỹ năng thuyết trình trở thành một kỹ năng vô cùng quan trọng với tất cả mọi người. Nhất là khoảng thời gian khi chúng ta còn là sinh viên,  kỹ năng thuyết trình trở thành một điểm mạnh nếu chúng ta biết cách làm cho nó hấp dẫn hơn, mới hơn và độc đáo hơn.

 Đổi mới phong cách thuyết trình

ky nang giao tiep 17 Đổi mới phong cách thuyết trình

Bình thường, chúng ta sẽ sử dụng đến công cụ Powerpoint để thuyết trình nhưng nhiều người lại không biết tận dụng những hiệu ứng tuyệt vời mà nó mang lại, mà xem đó đơn giản chỉ là nơi trình bày các ý chính và những hình ảnh minh họa. Việc sử dụng âm thanh, video, biểu đồ thống kê… trong powerpoint còn hạn chế, trong khi đây lại là công cụ hỗ trợ vô cùng hữu ích cho bài thuyết trình của bạn.

Bên cạnh đó, nhiều nhóm thuyết trình thường rất ít khi chinh phục được thầy cô từ bài thuyết trình của mình, bởi lẽ những kiến thức đó chỉ là những kiến thức hàn lâm và thường được lấy ra từ sách vở. Bạn có thể làm gì hơn với bài thuyết trình của mình?

Vài gợi ý sau đây từ DeltaViet hi vọng hữu ích với bạn:

1. Tận dụng các hiệu ứng âm thanh, đồ họa trong Powerpoint:

Nếu bạn đang trình bày một vấn đề xã hội, một video ghi lại cuộc khảo sát nhỏ dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp một nhóm người sẽ là bằng chứng vô cùng thuyết phục thay vì các số liệu khô khan, dẫn chứng từ một nguồn mơ hồ xa xôi nào đó.

Thể hiện các số liệu của bạn bằng các biểu đồ có tính trực quan, so sánh, đối chiếu để làm nổi bật vấn đề – thay vì một bảng biểu thống kê nào đấy.

2. Nếu bài thuyết trình là của một nhóm thực hiện, hãy thay phiên nhau thuyết trình

Việc đổi thành viên thuyết trình với các phong cách thuyết trình các nhau sẽ làm cho buổi thuyết trình trở nên sinh động hơn, mặt khác nó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đóng góp của toàn bộ các thành viên nhóm bạn.

3. Không đơn giản là Powerpoint

Thông thường, khi nói đến thuyết trình, chúng ta thường nghĩ đến các phần trình bày bằng Powerpoint vì những tiện ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, tùy vào từng chủ đề, đặc trưng của vấn đề cần thuyết trình, bạn có thể sử dụng thêm các hình thức trình bày khác như đối thoại, phỏng vấn, diễn kịch, vẽ tranh… Điều này làm cho buổi thuyết trình của bạn trở nên khác biệt và được đánh giá cao hơn, nếu bạn làm tốt.

4. Kéo người nghe vào buổi thuyết trình của bạn

Một tình trạng chung là chúng ta thường ngủ gật khi nghe một buổi thuyết trình vì sự nhàm chán, khô khan của người trình bày. Bạn nghĩ sao khi ở dưới không ai chịu nghe bạn hoặc họ lắng nghe bằng những đôi tai lơ đãng?

Hãy cố gắng thay đổi giọng điệu thuyết trình, nhấn trọng âm vào những thông tin quan trọng để người nghe dễ dàng ghi nhớ. Ngoài ra, bạn có thể đổi không khí bằng một câu chuyện hài liên quan đến vấn đề đang thuyết trình. Lôi kéo sự tập trung của người nghe bằng những câu hỏi đúng sai, có không trước khi trình bày tiếp vấn đề nào đó. Ví dụ, bạn đang thuyết trình về ý thức của giới trẻ trong vấn đề bảo vệ môi trường, bạn có thể đặt câu hỏi “bạn đã bao giờ vứt rác nơi công cộng chưa? Tôi đã từng, tôi phải thừa nhận điều đó…”

5. Phản hồi tự tin

Thuyết trình là trình bày sao cho thuyết phục, và sẽ có lúc bạn phải trình bày ý kiến của mình về một vấn đề đang gây tranh cãi. Đúng hay sai không quan trọng, quan trọng là bạn có thuyết phục được người khác đồng ý với ý kiến của mình hay không.

Vậy nên, khi tiếp nhận câu hỏi phản hồi, hãy bình tĩnh, tự tin trả lời họ. Nếu họ chất vấn các ý kiến của bạn, đừng phản đối họ ngay. Hãy bắt đầu bằng câu “bạn rất có lý khi đặt câu hỏi này/đây quả thực là một câu hỏi không dễ trả lời/…”, sau đó bắt đầu đưa ra câu trả lời của bạn. Đừng có thái độ hung hăng, đối kháng vì bạn sẽ làm cho cuộc thảo luận trở nên gay gắt. Hãy nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.

Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi, hãy hẹn họ vào một dịp khác, thừa nhận là bạn hơi thiếu sót khi chưa đi sâu tìm hiểu kỹ/hoặc cho họ thấy đây là vấn đề nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của bạn… Sự thừa nhận thiếu sót và thái độ nhã nhặn sẽ khiến bạn được đánh giá cao hơn và được cho là thực sự có trách nhiệm với phần trình bày của mình.

Kỹ năng thuyết trình là cách để chúng ta chứng minh và kiến giải ý kiến của mình với người khác. Thế nên, bạn hãy học nó một cách thật nghiêm túc để không bị mất điểm trước đồng nghiệp, bạn bè. Con đường sự nghiệp sau này cũng rất cần đến kỹ năng thuyết trình, vì vậy hãy không ngừng cố gắng.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024