Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/03/2013 10:03 # 1
Kalimdor
Cấp độ: 21 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 63/210 (30%)
Kĩ năng: 70/150 (47%)
Ngày gia nhập: 23/09/2010
Bài gởi: 2163
Được cảm ơn: 1120
Thuyết trình hiệu quả: Khoảng dừng tạo sức mạnh!


 

Trong âm nhạc, mọi vẻ đẹp được chứa đựng trong những khoảng lặng giữa các nốt nhạc. Trong thuyết trình, kịch tích và sức mạnh của bài nói chứa dựng trong những khoảng dừng bạn tạo ra khi bạn đi từ điểm này sang điểm khác.

Đây là một nghệ thuật bạn có thể thông đạt nhờ biết cách luyện tập.

Nhiều diễn giả lo lắng khi họ đứng trước đám đông người nghe. Kết quả là họ nói nhanh hơn, với tông giọng cao hơn bình thường, và không có những khoảng dừng lại. Khi bạn thấy thoải mái hơn, bạn nói chậm hơn, dừng đều đặn, và có một tông giọng trầm hơn, uy quyền hơn. Có bốn loại khoảng dừng bạn có thể dùng để tạo sức mạnh thuyết phục cho các bài thuyết trình của mình.

Dừng khi dứt ý

Dùng loại này bằng cách đều đặn ngưng nói một chút vào cuối mỗi câu hay mỗi ý, để người nghe tiêu hóa thông tin mới và theo kịp những gì bạn trình bày.

Người nghe không thể xoay xở với hơn ba câu theo một chuỗi liền không dứt đoạn mà không cảm thấy đầu mình quá tải. Trong tình trạng đó, họ sẽ chia trí và không còn bắt nhịp được với những gì bạn nói. Đầu họ đi lang thang và họ chỉ trở về khi bạn làm điều gì đó bắt lại sự chú ý của họ.

Và không có thứ gì hiệu quả hơn để bắt sự chú ý của người nghe bằng một khoảng dừng. Khi bạn dừng, bạn làm cho người nghe dừng cuộc đi trong trí và rơi vào khoảng lặng bạn tạo ra. Họ lập tức cho bạn sự chú ý đầy đủ. Mỗi lúc bạn dừng, bạn giúp họ điều chỉnh lại sự tập trung để hướng vào bạn và những gì bạn nói.

Khoảng dừng tạo kịch tính

Dùng loại này khi nói xong một điểm quan trọng nào đó bạn muốn nó gắn sâu vào trí người nghe. Bạn có thể dùng một khoảng dừng kiểu này ngay trước khi trình bày một điểm quan trọng hoặc ngay sau đó để người nghe hấp thu và nghiệm thấy sự quan trọng của điều bạn vừa nói.

thuyet trinh hieu qua ky thuat pause

Những khoảng dừng để nhấn mạnh

Dùng kiểu dừng này để nhấn mạnh một điểm quan trọng. Thí dụ, một lúc nào đó trong các buổi diễn thuyết, tôi thường dừng lại và đặt ra câu hỏi sau: “Ai là người quan trọng nhất trong khán phòng này?” Hỏi xong, tôi dừng lại và đợi vài giây trong lúc khán giả suy nghĩ câu trả lời. Một số người sẽ nói: “Tôi,” và số khác sẽ nói “Anh.” Sau một khoảng dừng đã được tính toán đâu đó, tôi tiếp tục nói, chỉ về mọi người, “Các bạn nói đúng! Các bạn là người quan trọng nhất trong khán phòng này.

Tiếp đó, tôi dừng vài giây để phát biểu đó lắng xuống. Rồi tôi tiếp, “Các bạn là người quan trọng nhất trong thế giới này. Các bạn quan trọng đối với mọi người trong đời các bạn. Và việc các bạn cảm thấy mình quan trọng thế nào có tác động quyết định rất lớn đến phẩm chất cuộc đời các bạn.” Rồi tôi giải thích về tầm quan trọng của lòng tự trọng và thái độ tôn trọng bản thân, và cách thức một người suy nghĩ về mình quyết định thế nào đến phẩm chất các mối quan hệ của người đó với những người khác trong cả đời sống cá nhân lẫn trong công việc.

Khoảng dừng kết thúc câu phát biểu

Đây là nơi bạn đưa ra câu phát biểu hay trích dẫn một dòng nào đó mà mọi người thấy quen thuộc. Khi bạn đưa ra vế đầu của câu nói, tự trong đầu mình, khán giả sẽ nhẩm theo bạn để hoàn tất câu nói. Điều này làm cho người ta nhập cuộc sâu hơn với bạn và lắng nghe với thái độ chăm chú nhiều hơn vào những gì bạn đang nói.

Khi tôi nói về việc kinh doanh đang trở nên mang tính cạnh tranh hơn như thế nào và rằng chúng ta phải liên tục gia tăng sự thông thạo của mình nếu chúng ta muốn tồn tại trong thế giới kinh doanh, tôi nói, “Lửa thử vàng…” rồi tôi ngưng lại trong khi trong đầu khán giả nhẩm theo để hoàn tất câu nói, “…gian nan thử sức.

Bất kỳ khi nào dùng kỹ thuật này, bạn phải tập kỷ luật cho mình dừng lại và đợi đến khi khán giả nói lên và hoàn tất câu nói. Tiếp đó, bạn hoàn tất những gì còn lại. Bạn sẽ có được sự tập trung toàn bộ của khán giả.

Sưu tầm




Smod góc học tập
Face: www.facebook.com/Ka.return
 




 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024