Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/11/2015 16:11 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 201/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8001
Được cảm ơn: 2114
[Fshare]Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bích Động


Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bích Động

Luận văn tốt nghiệp dưới đây có đề tài: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bích Động, với nội dung và đề tài nghiên cứu này các bạn sinh viên chuyên ngành Môi trường có thể tham khảo để chuẩn bị cho đồ án, khóa luận tốt nghiệp sắp tới đây của mình. VnDoc chúc các bạn có một kỳ báo cáo thực tập thành công!

Mở Đầu

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Môi trường là nơi con người sống và hoạt động. Vì vậy môi trường đã và đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà là vấn đề của toàn cầu đòi hỏi chúng ta cần phải có hành động nhằm bảo vệ môi trường. Một trong những nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống hiện nay là chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp.

Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã giúp cho nhân loại đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó tốc độ phát triển KT- XH ngày càng phát càng nâng cao, nền Công nghiệp hóa xã hội hóa kéo theo sự tăng trưởng kinh tế thúc đẩy sự tiến bộ xã hội nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến lượng chất thải ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó lượng chất thải sinh hoạt với số lượng không đáng kể, rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp cũng phát sinh với khối lượng lớn khi vào mùa thu hoạch. Và toàn bộ lượng rác này có đặc điểm chung là chưa phân loại tại nguồn phát sinh.

Hiện nay ở Việt Nam, các thành phố lớn và các khu đô thị trên cả nước hàng ngày thải ra trên 9100m3 chất thải, trong đó lượng chất thải sinh hoạt chiếm tới hơn 75,4%, tỷ lệ thu gom chỉ đạt khoảng 40% - 50% và được xử lý sơ bộ, hầu như là không theo một quy trình nào cả. Việc thu gom, xử lý chất thải rắn không triệt để gây ra các tác động xấu tới môi trường sống: bốc mùi hôi thối, ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm đất, nguồn bệnh và phát tán dịch bệnh và gây mất mỹ quan…

Riêng với thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trong xu thế phát triển kinh tế, có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhưng cũng có những vấn đề bức xúc nảy sinh trong đó có chất thải rắn sinh hoạt, là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay mỗi ngày thị trấn Bích Động thải ra với lượng chất thải ra hàng ngày tương đối lớn đòi hỏi phải có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, nhằm giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường sống, lao động sản xuất của nhân dân trong thị trấn, giúp cho thị trấn hòa nhập với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của huyện Việt Yên. Giữ gìn cảnh quan môi trường luôn sạch đẹp.

Từ thực tiễn trên và việc tồn tại những yếu điểm trên địa bàn em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên – Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2011".

1.2. Mục tiêu của đề tài

Trước sức ép ngày càng gia tăng về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, hệ thống quản lý đã bộc lộ nhiều điểm yếu trong các khâu thu gom, vận chuyển cũng như trong cơ cấu tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện. Vì vậy, đề tài này thực hiện với mục đích:

  • Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
  • Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

  • Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:

Giúp bản thân em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kĩ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.

  • Ý nghĩa thực tiễn:
    • Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo Huyện trước ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt, gia cầm đến môi trường; Từ đó có hoạt động tích cực trong việc xử lý.
    • Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí do chất thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân.

 

LINK DOWN:  http://www.fshare.vn/file/KCRJ5SBWAH9M



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024