Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/11/2015 16:11 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 197/400 (49%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7997
Được cảm ơn: 2114
[Fshare]Luận văn: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay


Với đề tài nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay. Bài luận văn tốt nghiệp cao học ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật này bạn có thể tham khảo để hiểu rõ quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước Việt Nam bảo vệ ra sao để chuẩn bị cho bài khóa luận, đồ án tốt nghiệp sắp tới đây của mình.

Luận văn: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và hội nhập quốc tế, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) trở nên đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trên thực tế, ở Việt Nam chưa bao giờ vấn đề bảo hộ QSHTT lại được coi trọng như hiện nay.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước với rất nhiều cơ hội và thách thức đòi hỏi chúng ta phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động sáng tạo và bảo hộ QSHTT. Việc thể chế hoá các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sở hữu trí tuệ (SHTT), xây dựng cơ chế bảo hộ QSHTT hữu hiệu là những yếu tố quan trọng, mang tính quyết định đến sự thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Theo tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" và Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, thì việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ QSHTT, hình thành và phát triển thị trường khoa học - công nghệ theo hướng mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ QSHTT phù hợp yêu cầu của WTO và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là việc làm cấp bách. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 10-4-2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 cũng khẳng định:

Thực hiện tốt Luật sở hữu trí tuệ và Luật chuyển giao công nghệ, đổi mới quản lý nhà nước đối với thị trường khoa học, công nghệ; khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các công trình khoa học và hoạt động sáng tạo [33].

Việc ban hành đồng bộ những văn bản quy phạm pháp luật về SHTT như Bộ luật dân sự (BLDS), Luật SHTT, Luật chuyển giao công nghệ và các luật có liên quan như Luật khoa học và công nghệ, Luật hải quan, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS)… để tham gia các điều ước quốc tế, thực hiện các yêu cầu gia nhập WTO là những nỗ lực lớn lao của Chính phủ Việt Nam nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc bảo hộ QSHTT.

Có thể nói rằng, chúng ta đã ban hành được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nội dung điều chỉnh về lĩnh vực SHTT. Tuy nhiên, pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT cũng như thực tiễn giải quyết các xâm phạm về QSHTT tại Tòa án nhân dân (TAND) còn nhiều bất cập. Trên thực tế, tình hình vi phạm về QSHTT diễn ra ngày càng phổ biến, trên khắp đất nước, nhưng trái ngược với thực tiễn đó, các xâm phạm về QSHTT lại ít được giải quyết bằng một phán quyết của Toà án.

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) thì từ năm 2000 đến năm 2005, toàn ngành Toà án thụ lý để giải quyết 93 vụ tranh chấp về QSHTT theo thủ tục tố tụng dân sự (bao gồm 32 vụ về quyền tác giả (QTG), 18 vụ về quyền liên quan đến QTG, 43 vụ tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp (QSHCN), trong đó: 11 vụ về QTG, 22 vụ về QSHCN, đây là điều bất hợp lý, cần sớm tìm ra nguyên nhân và lý giải nguyên nhân đó.

Trong thời gian qua đó có một số công trình nghiên cứu liên quan về QSHTT. Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ nghiên cứu ở cấp độ lý luận về nội dung QSHTT, về hoạt động xét xử nói chung của TAND hoặc nghiên cứu về nâng cao vai trò và năng lực của TAND trong việc thực thi QSHTT, các công trình nghiên cứu đó chưa chuyên sâu vào hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND.

Trước tình hình đó, tác giả đó chọn đề tài: "Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay" để làm luận văn tốt nghiệp cao học luật, chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.

LINK DOWN: http://www.fshare.vn/file/MOA3AWEZLN92



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024