Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/11/2018 19:11 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
Điểm danh những thông tin cần biết về ngành kinh tế


Ngành kinh tế một trong những ngành hót giai đoạn 2005 – 2010 khi mà nền kinh tế có nhiều thay đổi về mặt kinh tế mà lượng nhân lực cung cấp lại chưa đủ. Tuy nhiên thời gian gần đây kinh tế lại trở thành ngành mà số lượng cử nhân làm trái ngành sau tốt nghiệp khá nhiều.

Nói tới kinh tế đa phần chúng ta sẽ nghĩ tới nền kinh tế đến tiền tệ nhưng không mấy ai hiểu chính xác về ngành này. Ngành kinh tế là một trong những ngành khá đa dạng về kiến thức trên trường cũng như cơ hội việc làm sau tốt nghiệp ngành kinh tế vẫn đang giữ được sức nóng

Kinh tế học gì?

Đối với những sinh viên theo học ngành kinh tế sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về khối ngành kinh tế như: nhóm ngành liên quan đến quản trị, tài chính, kế toán kiểm toán…. bởi khối ngành kinh tế rất rộng và đao tạo nhân lực cho nhiều lĩnh vực khác nhau nên nếu bạn học ngành kinh tế riêng bạn sẽ phải học bao quát các ngành trong khối ngành này. Điều này giúp e cho sinh viên ngành kinh tế có cái nhìn bao quát về nên kinh tế và khối ngành mình theo học cũng như có nhiều cơ hội việc làm khác nhau do được đào tạo nhiều nhóm ngành.

Tuy nhiên việc học bao quát nhiều chương trình cũng gây ra những hạn chế đối với sinh viên bởi học rộng sinh viên không có vốn kiến thức chiều sâu về bất kì nhóm ngành nào khiến sinh viên ngành kinh tế bị yếu về kiến thức so với các ngành khác. Thông thường tốt nghiệp ngành này sinh viên sẽ phải đi học thêm chứng chỉ hoặc bổ sung kiến thức để đi sâu làm về 1 lĩnh vực của kinh tế như: quản trị hay kế toán….

Cơ hội và thách thức

Cơ hội cho các sinh viên kinh tế sau tốt nghiệp đó là cơ hội việc làm phong phú đa dạng. Theo thống kê gần đây nhất của Bộ GD & ĐT thì ngành kinh tế vẫn đang giữ được sức nóng khi mà 59% số hồ sơ đăng kí dự thi là thuộc về khối ngành này. mức điểm chuẩn với ngành này cũng khá là cao giao động trên 22 điểm tuỳ từng năm cho thấy lượng học sinh giỏi ưa chuộng ngành này khá nhiều.

Tuy nhiên thách thức đối với sinh viên ngành kinh tế cũng khá nhiều do sinh viên đổ dồn vào ngành này khiến cung vượt cầu. Theo thống kê có tới 12.000/29.000 sinh viên kinh tế thất nghiệp mỗi năm. Không chỉ do cung vượt cầu mà con số thất nghiệp lớn như thế còn do chất lượng đào tạo giảm sút khiến chất lượng đầu ra không cao không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Đa phần sinh viên vào các công ty đều phải đào tạo lại. đồng thời cũng do ngành kinh tế học quá rộng khiến cho sinh viên mất nhiều thời gian bổ sung kiến thức khi ra trường.

Kinh tế cũng là một ngành yêu cầu về ngoại ngữ nhưng số lượng sinh viên đáp ứng được yêu câu này khá thấp do các trường gần như không có chuẩn đầu ra nào cho môn này, số trường có thì rất ít chủ yếu là các trường đại học lớn như ĐH Ngoại Thương.

Như vậy chúng ta có thể thấy ngành kinh tế cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không ít. Chính vì vậy các em học sinh cần cân nhắc thật kỹ các mặt để lựa chọn cho minhf một chuyên ngành phù hợp.

Cập nhật thông tin về các ngành học năm 2018 nhanh nhất vui lòng truy cập tại đây



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024