Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/04/2016 22:04 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Tiểu luận: Đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến quý 3/2012


Tiểu luận: Đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến quý 3/2012 

 

 

Tiểu luận: Đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến quý 3/2012

Với đề tài nghiên cứu: Đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến quý 3/2012, bài tiểu luận ngành Kinh tế dưới đây có thể là tài liệu mà các bạn sinh viên chuyên ngành Kinh tế có thể tham khảo để chuẩn bị cho bài tiểu luận hết môn sắp tới đây của mình. VnDoc chúc các bạn có bài tiểu luận được đánh giá cao!

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quá trình toàn cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động chiếm vị trí ngày càng quan trọng đối với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Đây được coi là đòn bẩy nhằm giúp đất nước thoát khỏi “cái vòng luẩn quẩn” về kinh tế. Thực tế cho thấy, thời gian vừa qua vốn FDI đã và đang là một kênh bổ sung vốn rất quan trọng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế. Những thành tựu đạt được trong việc thu hút nguồn vốn FDI thời gian qua đã tạo cho đất nước nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực cho các ngành công nghiệp như dầu khí, hóa chất, lắp ráp ô tô, công nghệ thông tin…Bên cạnh đó nguồn vốn FDI cũng góp phần hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc biệt là khu công nghệ cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực đó, đầu tư nước ngoài có những mặt hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, nổi cộm là vấn đề chuyển giá. Hiện có nhiều doanh nghiệp FDI đang tận dụng việc chuyển giá để làm cho kết quả kinh doanh của họ tại Việt Nam bị lỗ. Mục đích của việc chuyển giá này nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận từ nước có thuế suất cao sang nước có thuế suất thấp để đóng thuế ít hơn. Cách làm này của các doanh nghiệp đã gây thất thoát nguồn thu thuế trong nước.

Xuất phát từ thực tiễn đó, nhóm 3 đã chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến quý 3/2012” với mong muốn nhìn nhận lại một cách rõ nét và chi tiết tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây, từ đó đánh giá những mặt được và chưa được nhằm đưa ra định hướng, giải pháp để tăng cường thu hút vốn FDI trong thời gian tới, nâng cao hiệu quả và lợi ích của việc thu hút vốn FDI để phát triển nền kinh tế Việt Nam bền vững.

Nội dung đề tài bao gồm 3 phần:

  • Phần mở đầu
  • Phần nội dung chính: Bao gồm 3 chương
    • Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    • Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
    • Chương 3: Giải pháp nâng cao đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
  • Kết luận

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ 2008 đến quý 3/2012, từ đó đưa ra giải pháp giải pháp khắc phục những yếu kém hiện tại song song đó đưa ra các giải pháp tăng cường việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

2.2 Mục tiêu cụ thể

  • Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
  • Đánh giá thực trạng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Đưa ra giải pháp khắc phục yếu kém và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
  • Mời bạn click vào link tải phù hợp dưới đây để tải về

    Link Download Tiểu luận: Đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến quý 3/2012 chính:

    Bạn có thể tải về tập tin thích hợp khác cho bạn tại các liên kết dưới dây.

 



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024