Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/12/2021 14:12 # 1
Ngolamnhi
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 135/190 (71%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1845
Được cảm ơn: 6
Vì sao tôi chọn học Ngành Du lịch


Xin chào tất cả mọi người!

Tôi nhớ cách đây rất nhiều năm tôi đã “nhắm mắt thấy mùa hè, mở mắt thấy cổng trường Đại học”. Câu hỏi “vì sao” cứ lặp đi lặp lại bên tai tôi, một người đang đứng trước một trong những ngã rẽ lớn nhất của cuộc đời, mà hành trang duy nhất không có gì ngoài hoài bão, ước mơ và sự lạc quan của tuổi học trò. Và tôi nghĩ rằng các bạn đang học tại Khoa Du lịch cũng đã từng có cảm xúc giống như tôi của ngày ấy. Trong mỗi chúng ta, ai cũng có sẽ có những lý do khi chọn ngành học của riêng mình, đối với tôi khi chọn các ngành Du lịch để học, chỉ đơn giản với ba lý do sau đây:

Lý do thứ nhất, “tôi thích thì tôi làm” – Đây không phải là một quyết định bồng bột, hay nhất thời của tuổi trẻ. Mà đó còn là tình yêu và niềm đam mê cháy bỏng trong tôi từ rất lâu. Phương châm của tôi là “Hãy làm những gì mình yêu thích, sẵn sàng làm tất cả mọi thứ để được làm những thứ mình yêu thích, rồi sau đó yêu những gì mình làm” (ST). Tôi thích thì tôi làm, thậm chí cũng chẳng có lý do nào để giải thích tại sao lại thích nữa.

Lý do thứ hai, “ du lịch là một nghề cao quý” Thật vậy, hãy hình dung: Một chương trình du lịch đòi hỏi sự phối hợp, triển khai, điều chỉnh, kiểm tra của nhiều bộ phận. Nhưng đến giai đoạn thực hiện chương trình trên thực tế với các hoạt động đón tiễn, ăn ở, đi lại, tham quan, thủ tục, mua sắm thì nhân vật trung tâm chính là hướng dẫn viên. Sự thành công của chương trình du lịch phụ thuộc một phần quan trọng vào hướng dẫn viên du lịch. Hướng dẫn viên du lịch chính là “linh hồn” hay là người “thổi hồn” vào chương trình du lịch.

Hướng dẫn viên du lịch đón các đoàn khách từ các quốc gia trên thế giới sang du lịch. Họ là cầu nối góp phần tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết giữa các dân tộc. Bởi ngay từ lúc đón tiếp đoàn, hướng dẫn viên là người để đoàn khách đánh giá, nhận định về đất nước, con người nơi mà họ đến. Đồng thời hướng dẫn viên còn là người phá tan những hoài nghi, những suy nghĩ không đúng, giúp du khách hiểu rõ, hiểu đúng về đất nước, con người của vùng đất ấy. Phải khẳng định rằng, hướng dẫn viên chính là nhà tuyên truyền những điều hay, nét đẹp của dân tộc mình đến với du khách.

Ngoài việc phiên dịch ngôn ngữ, hướng dẫn viên còn là đại sứ văn hóa. Trong quá trình hướng dẫn thuyết minh, người hướng dẫn du lịch còn có sứ mệnh như một nhà ngoại giao văn hoá, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hiểu và tôn trọng lịch sử văn minh, văn hoá nước mình. Vì vậy, hướng dẫn viên luôn phải đảm bảo lòng tự trọng, niềm tự hào chân chính về dân tộc mình. Hướng dẫn viên tuyệt đối không vì lợi ích riêng mà đánh mất lòng tự trọng, niềm tự hào dân tộc, phải đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của bản thân, kể cả lợi ích cục bộ của doanh nghiệp.

Lý do thứ ba, Tôi cũng giống như các bạn: thích xê dịch, mở rộng quan hệ xã hội và giao lưu bạn bè, mong muốn có một cuộc sống sung túc, thu nhập cao và chính đáng. Chúng tôi tìm thấy câu trả lời đó với nghề Du lịch, một phần đây là một nghề đang có triển vọng phát triển tại Việt Nam.

Dịch vụ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong bất cứ nền kinh tế nào và là yếu tố đóng góp quyết định cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, các ngành dịch vụ cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Điển hình như Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành được xem là ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng. Theo thống kê, Quản trị kinh doanh Du lịch nói chung là 1 trong các nghề mang đến thu nhập “khủng”, đảm bảo tương lai sung túc cho người học.

Nếu bạn là người năng động, tự tin, giỏi xử lý tình huống; thích đi đó đây, đam mê khám phá những điều mới lạ; có tư chất quản lý, khả năng giao tiếp tốt, nhiệt tình; mong muốn được làm việc và khẳng định bản thân trong lĩnh vực du lịch thì ngành du lịch sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. Thu nhập bình quân của hướng dẫn viên du lịch cho người nước ngoài tại Việt Nam dao động 10 triệu – 30 triệu đồng/tháng (chưa tính tiền hoa hồng).

Lương của 1 nhân viên cao cấp ngành khách sạn cũng vô cùng “khủng”. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hiện trong nước có khoảng 5.000 khách sạn 3-5 sao nhưng hầu hết các khách sạn đình đám nhất, nằm ở vị trí đẹp nhất đều phải thuê công ty nước ngoài quản lý. Với 10.000-15.000 USD/tháng (tương đương 210-320 triệu đồng/tháng) là mức lương trung bình của CEO người nước ngoài của một khách sạn cao cấp tại Việt Nam.

Một lẽ nữa, đây là một lĩnh vực không phải ai cũng có thể tham gia được do điều kiện rất khắt khe. Tôi hình dung được con đường mà mình đã chọn còn gian nan và nhiều vất vả. Nhưng cứ nghĩ đến tiền là tôi lại có thêm động lực, tôi cũng biết “Mọi thứ đều có cái giá của nó, nếu muốn đạt được điều gì đó, hãy chấp nhận một cái giá tương xứng!”.

Tóm lại, tôi thích nghề du lịch vì tôi có đam mê và như vậy tôi mới có thể làm được điều mình muốn. Đó chính là nguyên liệu để thắp sáng ước mơ trong sáng thánh thiện của tôi. Tôi thích thì tôi làm, và tôi làm những gì mình thích, đơn giản chỉ vậy thôi.

Tôi tự nguyện lựa chọn nghề Du lịch để học để hành “Không gì giúp phát triển trí thông minh như là đi du lịch.” (Emile Zola), như là một giải pháp góp công tôn vinh nghề du lịch là một nghề cao quý, góp sức để giúp mọi người đều được đi du lịch, thực hiện tốt phương châm “Ai cũng phải đu di lịch để học hỏi.” (Mark Twain), phát triển bản thân “Đầu tư vào du lịch là một khoản đầu tư cho bản thân.” (Matthew Karsten)!!!

Khi học các Ngành Du lịch, bạn sẽ có thêm cơ sở để rèn luyện bản thân, trau dồi phẩm chất, đạo đức, năng lực, các kỹ năng nghề nghiệp để trở thành Hướng dẫn viên hoặc Nhà quản trị thật sự giỏi, sống được bằng nghề và kiếm được rất nhiều tiền một cách chính đáng.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024