Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/11/2013 17:11 # 1
nguyenthang_ktr
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 180/300 (60%)
Kĩ năng: 148/210 (70%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 4530
Được cảm ơn: 2248
KTS Ngô Viết Thụ: Premier Grand Prix de Roma


ngovietthu_e

Sinh thời, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ rất ham tìm hiểu về phong thuỷ, ông am hiểu sâu sắc song ít nói ra thành lời, mà kín đáo vận dụng khéo léo trong mỗi tác phẩm kiến trúc của ông, chỉ có bạn chân tình ông mới hé lộ, chỉ ai có kiến thức trong lĩnh vực này mới nhận ra. Đối với ông vận dụng phong thuỷ trong kiến trúc là để chiêm nghiệm xem thực hư ra sao, vì đây là lĩnh vực không dễ dàng nói bằng lời.

KTS. Ngô Viết Thụ sinh ngày 17-9-1926 tại làng Lăng Xá, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Năm 18 tuổi thi đỗ vào Trường Kiến trúc Đà Lạt trực thuộc Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1944-1949). Học chưa được một năm thì xảy ra chiến tranh, nhà trường giải thể. Năm giữa thế kỷ XX ông sang Pháp tiếp tục học kiến trúc sư tại Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris, 5 năm sau ông bảo vệ đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư xuất sắc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ được hưởng suất học bổng ba năm nghiên cứu và sáng tác tại khu biệt thự Madicis của Viện Hàn lâm Pháp tại La Mã. Tại đây ông đã dự thi thiết kế công trình Ngôi thánh đường trên Địa Trung Hải có sức chứa 40 ngàn tín đồ. Đồ án được lọt vào vòng trong, bao gồm 10 tác phẩm xuất sắc nhất. Vòng cuối, tác phẩm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đoạt Giải thưởng Lớn Roma về kiến trúc (Premier Grand Prix de Roma).

1441266_3618247352402_541537286_n1

Ảnh và chữ ký của KTS. Ngô Viết Thụ (năm 1949)

Nhớ về Việt Nam, ông nhận thấy trong quá trình phát triển, khoảng giữa của Sài Gòn và Chợ Lớn đã lỡ không kịp có biện pháp ngăn cho khỏi dính vào nhau do nhà cửa đã mọc đầy, đường sá lộn xộn, thiếu khoảng xanh. Năm 1958, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã triển khai đề tài chỉnh trang thành phố Sài Gòn- Chợ Lớn, quy hoạch lập khu nhà cao tầng để quy tụ những hoạt động của dân và giãn dân ở hai bên Sài Gòn và Chợ Lớn. Ý tưởng được thể hiện trên mấy chục tấm pano và mô hình lớn, tổ chức thành cuộc trưng bày tại Viện Hàn lâm Pháp ở La Mã. Nhiều nguyên thủ quốc gia và kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới đã đến dự lễ khai mạc và xem triển lãm. Nội dung tác phẩm với những giải pháp quy hoạch và kiến trúc độc đáo được dư luận đồng tình và tán thưởng. Qua triển lãm này tên tuổi và tài năng của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ được giới nghề nhiều nước trên thế giới biết đến.

Đồ án đoạt giải Premier Grand Prix de Roma của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (1955)

Đồ án đoạt giải Premier Grand Prix de Roma của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (1955)

Về nước năm 1960, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tiếp tục hoàn chỉnh đồ án chỉnh trang Sài Gòn- Chợ Lớn và trưng bày tại toà Đô sảnh Sài Gòn. Đồ án đã được các cấp chính quyền ủng hộ và nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh.

Năm 1962, Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (HFAIA) đã phong ông là Viện sĩ Danh dự bởi những thành công trong sáng tác kiến trúc của ông.

Trường ĐHSP Huế (tiền thân là Viện ĐH Huế) nhìn từ trên cao, hai tòa nhà chữ Y là giảng đường. KTS Ngô Viết Thụ thiết kế 1961 – 1963

Trường ĐHSP Huế (tiền thân là Viện ĐH Huế) nhìn từ trên cao, hai tòa nhà chữ Y là giảng đường. KTS Ngô Viết Thụ thiết kế 1961 – 1963

Sau khi phe đảo chính thả bom phá sập dinh Độc Lập vào năm 1962(1), chính quyền Ngô Đình Diệm chủ trương xây lại dinh và tổ chức ngay một cuộc thi thiết kế mới với tinh thần tiết kiệm, tận dụng kết cấu cũ. Phương án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã được chọn từ 6 phương án dự thi, đồng thời khẩn trương thiết kế thi công để khởi công xây dựng vào ngày 1-7-1962. Tuy là công trình đầu tay của một kiến trúc sư vừa tốt nghiệp ở phương Tây trở về, song ông không cứng nhắc theo phong cách kiến trúc hiện đại phương Tây mà có sự kết hợp nhuần nhuyễn với kiến trúc Á Đông, đặc biệt là kiến trúc truyền thống Việt Nam. Từ mặt bằng tổng thể đến mặt bằng ngôi nhà đều bố cục theo triết học phương Đông một cách thâm thuý, thể hiện qua chiết tự những chữ Hán có ý nghĩa đem lại điều tốt lành, hưng thịnh. Các môtip trang trí hình thức từ mặt đứng đến các chi tiết đều khai thác kiến trúc cổ truyền một cách tinh tế, kết hợp nhuần nhuyễn với kiến trúc hiện đại. Do đó mà công trình hài hoà mãi với không gian và thời gian.

Nhà thờ Phủ Cam, Huế – KTS Ngô Viết Thụ, 1963

Nhà thờ Phủ Cam, Huế – KTS Ngô Viết Thụ, 1963

Khi ở nước ngoài đã có lần ông đoạt Giải Nhất trong một cuộc thi quốc tế vẽ tranh phong cảnh về biển. Bức tranh sơn dầu trưng bày ở phòng Đại yến trước khi Dinh Độc Lập khánh thành là một trong những tác phẩm tuyệt tác của ông còn lưu lại đến ngày nay.

Những công trình đầu tiên kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng trên quê hương ông ở Huế đã có tuổi thọ hơn 40 năm, song vẫn còn nguyên giá trị ban đầu, như công trình Viện Đại học Huế (1961- 1963); Khách sạn Hương Giang I (1962) – một điểm nhấn thị giác bên bờ sông Hương; Nhà thờ Phủ Cam (1963) – một công trình giàu tính biểu đạt, mặt đứng như một cuốn kinh thánh mở rộng, hình thức đường nét kiến trúc mới mẻ, hiện đại.

dinh-doc-lap

Dinh Độc lập Sài Gòn – KTS Ngô Viết Thụ, 1961 – 1966

Công trình được nhiều người biết đến, đồng thời ông cũng dành nhiều thời gian cũng như tâm sức nghiên cứu về khoa học- kỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc là Trung tâm Nguyên tử Đà Lạt, nay là Viện Hạt nhân Đà Lạt, thiết kế xây dựng trong những năm 1962-1965, một công trình có hình khối, đường nét kiến trúc đẹp, hoà quyện với cảnh quan chung quanh. Trong năm 1962, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ còn thiết kế nhiều công trình khác như: Nhà thờ Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng cũng là một công trình kiến trúc độc đáo, có nhiều nét khai thác kiến trúc truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên; Làng Đại học Thủ Đức, một quần thể công trình kiến trúc lớn, một ý tưởng mới trong việc tổ chức các trường tập trung để thuận tiện cho sinh hoạt và học tập. Sau này ông có một số công trình được giới nghề quan tâm như: Trụ sở Hàng không Việt Nam (1972), Trường đại học Nông Lâm Súc Thủ Đức (1975).

Viện hạt nhân ở Đà Lạt – KTS Ngô Viết Thụ, 1962 – 1965

Viện hạt nhân ở Đà Lạt – KTS Ngô Viết Thụ, 1962 – 1965

Nhà thờ Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng – KTS Ngô Viết Thụ, 1962

Nhà thờ Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng – KTS Ngô Viết Thụ, 1962

Sau ngày đất nước thống nhất, ông đã tham gia cuộc thi thiết kế tìm ý phương án Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội và nhiều công trình khác như bệnh viện Sông Bé (1985), khách sạn Century- Huế (1990), Thiền viện Trúc Lâm trong khu vực thắng cảnh hồ Tuyền Lâm- Đà Lạt (1993), khách sạn Bãi Cháy ở Quảng Ninh và đóng góp ý kiến cho một số đồ án quy hoạch đô thị một số tỉnh thành. Đại hội Kiến trúc sư Việt Nam lần thứ III (1983-1989) đã bầu ông vào Ban Chấp hành Trung ương, thành viên Hội đồng tư vấn kiến trúc của Thủ tướng Chính phủ.

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ từ trần ngày 9-3-2000 tại thành phố Hồ Chí Minh.

KTS. Nguyễn Hữu Thái

(1) Trước đây là dinh Norodom của Toàn quyền Đông Dương. Sau năm 1954 chính quyền Việt Nam Cộng hoà đổi là dinh Độc Lập. Ngày 27-2-1962, phe đảo chính đã ném bom phá huỷ. Dinh Độc Lập hiện nay được thi công từ tháng 7- 1962 đến 31-10-1966 thì xong. Sau thống nhất đất nước có tên mới là Hội trường Thống Nhất.

Theo trelangkienviet

 



Nguyễn Anh Minh Thắng- K17 KTR3
Gmail: nguyenthang1593@gmail.com

...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm 1 ngày sống để yêu thương!!!

 
Các thành viên đã Thank nguyenthang_ktr vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024