Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/03/2010 06:03 # 1
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Kỹ năng ra quyết định - Cẩm nang kinh doanh


Tài liệu được chia sẽ bởi Thanh Trúc
------

Cẩm Nang Kinh Doanh - Kỹ Năng Ra Quyết Định:
Xét trên nhiều khía cạnh, công việc kinh doanh là tổng thể hàng loạt quyết định liên quan đến việc định hình phương hướng hoạt động của mọi tổ chức. Có những quyết định nếu được thực hiện đúng thời điểm sẽ tạo bước ngoặt to lớn đối với sự thành công và phát triển của một công ty, đồng thời còn giúp công ty duy trì vị thế cạnh tranh trên thương trường. Điển hình là quyết định tung brochure quảng cáo cho iPod - thiết bị lưu trữ nhạc kỹ thuật số của Apple. Chính quyết định sáng suốt này đã làm Apple hồi sinh và giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhanh chóng tăng vọt.
Trong khi đó, những quyết định tệ hại thường kéo theo những hậu quả đắt giá. Năm 1995, Walt Disney tuyển Michael Ovitz vào vị trí Chủ tịch. Chưa đầy một năm sau, Disney đã phải hối tiếc về sự lựa chọn của mình và cho Ovitz thôi việc với khoản đền bù lên tới 140 triệu đô la - một số tiền quá lớn để trả giá cho một quyết định tồi tệ. Nhưng sự việc vẫn chưa dừng ở đó. Một nhóm cổ đông đã kiện hội đồng quản trị Disney vì đã chi quá nhiều tiền của họ cho một người làm việc không ra gì, theo như đánh giá của hội đồng quản trị. Vụ việc đó vẫn còn tiếp diễn cho đến thời điểm cuốn sách này được xuất bản, làm Walt Disney tốn hàng triệu đô la tiền án phí và đẩy ban lãnh đạo cũng như các giám đốc vào những cuộc trình diện và thẩm vấn tại tòa. Tập đoàn truyền thông lớn mạnh và nổi tiếng đã phải mang nhiều điều tiếng vì vụ bê bối này.
Nhưng 140 triệu đô la của Walt Disney chỉ là một con số khiêm tốn so với những tổn thất mà các công ty phải gánh chịu khi đưa ra những quyết định thiếu chính xác liên quan đến những thỏa thuận sáp nhập và mua lại. Vụ sáp nhập năm 2002 giữa Hewlett-Packard và Compaq đã làm tiêu tán của các cổ đông HP 24 tỉ đô la cổ phiếu, tương đương 37% tổng tài sản của công ty. Hai năm sau vụ sáp nhập tốn kém đó, giá trị cổ phiếu của HP bị lọt khỏi danh sách S&P 500 trong khi đối thủ Dell lại rất phát đạt, và HP cũng không đề xuất được cải thiện lợi nhuận nào trong hoạt động sản xuất máy tính.
Có hai lý do chính khiến người lãnh đạo đưa ra quyết định kém. Thứ nhất, họ không có đầy đủ dữ kiện thông tin cần thiết cho tình huống hiện tại; thứ hai, họ không thể dự đoán chính xác những diễn biến bất ngờ trong tương lai. Trong nhiều trường hợp, sự thất bại của quyết định sẽ đem đến nhiều kinh nghiệm, bài học giá trị cho người lãnh đạo nhưng vẫn rất cần những quyết định đúng đắn ngay từ ban đầu.
Vậy làm thế nào để khả năng ra quyết định đạt đến mức độ chính xác và hoàn hảo? Dù biết rằng sự hoàn hảo là điều không bao giờ có thể xảy ra nhưng ta hoàn toàn có thể tiến dần đến điểm lý tưởng này nếu có phương pháp hợp lý để ra quyết định và ý thức về những cạm bẫy có thể gặp phải trong quá trình xem xét các phương án đề xuất để đưa ra quyết định cuối cùng.
Cuốn ” Kỹ năng ra Quyết định ” trong bộ ” Cẩm nang Kinh doanh Harvard ” trình bày một quy trình quyết định hợp lý, đã được thử nghiệm qua thời gian – một quy trình có thể áp dụng cho hầu như bất kỳ tình huống phức tạp nào. Quy trình này bao gồm các công cụ giúp đánh giá, lựa chọn những phương án tốt nhất để đạt được mục tiêu của mình, đồng thời còn giúp hạn chế nhược điểm cá nhân và biết cách tổ chức việc ra quyết định. Và cuối cùng, cuốn sách sẽ hướng dẫn cách chuyển biến việc ra quyết định hiệu quả thành một thói quen trong tổ chức.




DOWN NOW: http://www.mediafire.com/?pyyayz4nvam


 
Các thành viên đã Thank Vistano vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024