Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
01/10/2015 14:10 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 189/400 (47%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7989
Được cảm ơn: 2102
[Fshare]Đề cương ôn tập Tư Tưởng Hồ Chí Minh


LINK DOWN: http://www.fshare.vn/file/TL7Z36AN6L7X               

ÔN TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.

Chương 1: Giá trị truyền thống dân tộc: truyền thống là những yếu tốc vật chất và tinh thần ( được truyền từ đời này sang đời khác), đã được lượt bỏ đi những yếu tố tiêu cực, tiến bộ để truyền lại cho thế hệ sau.

+ đó chính là chủ nghĩa yêu nước, đây chính là thang bậc giá trị quan trọng nhất trong giá trị truyền thống dân tộc vn.

+nhân nghĩa, khoan dung, độ lượng

+truyền thống tương thân, tương ái , đùm bọc nhau trong hoạn nạn khó khăn.

+ cần cù, sáng tạo trong lao động, trong sx và trong chiến đấu

Câu 1: Cơ sở quá trình hình thành và phát triển Hồ Chí Minh.

l Thời kì từ năm 1911 – 1920: tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc.

l Từ 1921 – 1930: thời kì hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam.

Những cơ sở nào để khẳng định đến năm 1930 tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam đã cơ bản hình thành.

Thứ nhất, đến giai đoạn này, tư tưởng Hồ Chí Minh đã xác định được đối tượng của cuộc cách mạng đó là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động bán nước.

Thứ hai, đến giai đoạn này, tư tưởng Hồ Chí Minh đã xác định được kẻ thù của cách mạng Việt Nam ( đối tượng ) cũng chính là đối tượng của cách mạng ở các nước thuộc địa.

Thứ ba, đến giai đoạn này, tư tưởng Hồ Chí Minh đã xác định được lực lượng để tiến hành cuộc cách mạng đó là toàn thể dân tộc trên nền tảng của liên minh công nhân, nông dân và trí thức.

Thứ tư, đến giai đoạn này, tư tưởng Hồ Chí Minh đã xác định được lực lượng lãnh đạo của cách mạng đó là đảng cộng sản, chính đảng của giai cấp công nhân.

Thứ năm, đến giai đoạn này, tư tưởng Hồ Chí Minh đã xác định được hệ tư tưởng lãnh đạo cuộc cách mạng đó chính là chủ nghĩa Mác - Lê Nin.

Thứ sáu, đến giai đoạn này, tư tưởng Hồ Chí Minh đã xác định được phương pháp để tiến hành đấu tranh cách mạng đó là sử dụng bạo lực của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng.

Thứ bảy, đến giai đoạn này, tư tưởng Hồ Chí Minh đã xác định được vai trò của thực tiễn phương đông.

 

Câu 2:Trình bày thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa.

l Mục đích: làm rõ thực chất vấn đề dân tộc, thuộc địa và rút ra ý nghĩa và sự vận dụng trong thực tiễn hiện nay.

Thứ nhất, xuất phát điểm của vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ hai, vấn đề dân tộc được xác định trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là vấn đề dân tộc thuộc địa.

l Nội dung của vấn đề dân tộc thuộc địa, đó là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân nhằm giành lại những quyền cơ bản của dân tộc đã bị cướp mất: quyền dân tộc độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc, quyền tự quyết.

l Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc.

l Để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc, chúng ta phải căn cứ vào:

+ Con đường đó phải phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

+ Con đường đó phải đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số nhân dân lao động.

+ Con đường đó phải bảo vệ được thành quả cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Thực tế lịch sử Việt Nam giai đoạn này nổi lên 3 con đường cơ bản. Con đường theo ý thức hệ phong kiến; con đường theo ý thức hệ tư sản; con đường theo ý thức hệ vô sản.

è Kết luận: căn cứ vào 3 điều kiện và thực tế lịch sử đã cho thấy HCM đã lựa chọn con đường tất yếu của dân tộc đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

l Động lực của cuộc cách mạng.

+ Cho đến nay, chúng ta chưa xây dựng được một xã hội thuần nhất về mặt giai cấp, tức là ở đó còn tồn tại nhiều giai cấp, giai tầng có lợi ích lập trường quan điểm khác nhau.

+ Sự kiện giải phóng dân tộc đặt ra yêu cầu đoàn kết tất cả các giai cấp giai tầng với nhau thành một khối đại đoàn kết dân tộc.

+ Nghiên cứu về thực tiễn phương đông và VN, HCM kết luận ở phương đông và VN đã xuất hiện mâu thuẫn giai cấp. Tuy nhiên, mẫu thuẫn đó chưa đến độ gây gắt như ở phương tây.

+ Trong sự khác biệt đó, HCM đã tìm thấy mẫu số chung đó là chung thân phận nô lệ, mất nước và đều có tinh thần yêu nước thương dân. Động lực đó chính là phát động chủ nghĩa yêu nước, nhân dân quốc tế cộng sản.

l Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp.

Thực tiễn phát triển của dân tộc VN cho thấy đã có thời kì chúng ta giải quyết không đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp ( cái chung và cái riêng, cho nên khối đại đoàn kết dân tộc bị tổn thương, bị chia rẻ làm suy yếu sức mạnh của dân tộc ).

Cho đến nay, chúng ta chưa xây dựng được một xã hội thuần nhất về mặt giai cấp nghĩa là còn tồn tại nhiều giai cấp, giai tầng ở đó lập trường, quan điểm lợi ích còn nhiều khác biệt.

Yêu cầu bức thiết của cuộc cách mạng trong điều kiện của một nước nghèo nàn, lạc hậu là xây dựng và mở rộng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Trên lập trường dân tộc, HCM đã chủ trương ưu tiên giải quyết vấn đề dân tộc giải phóng lên hàng đầu; vấn đề dân tộc giải phóng được giải quyết trên lập trường của liên minh: công – nông – trí và trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin.

Vấn đề giai cấp thì được giải quyết từ từ từng bước căn cứ vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Trong đó, chủ trương liên minh đoàn kết tập hợp rộng rãi các giai cấp, giai tầng.

Lực lượng để tiến hành cuộc cách mạng.

Câu 3: Phân tích quan điểm cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng bùng nổ ra thắng lợi và thúc đẩy cách mạng thuộc địa.

Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

l Khi đánh giá về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng ở chính quốc, HCM cho rằng:

+ Cách mạng ở thuộc địa có khả năng nổ ra trước.

+ Cách mạng thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước.

+ Cách mạng thuộc địa có khả năng thúc đẩy cách mạng vô sản ở chính quốc đi đến thắng lợi hoàn toàn.

l Trên cơ sở phân tích:

+ 3 điều kiện tồn tại và phát triển của chủ nghĩa đế quốc ( tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng; thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn và nguồn nhân công lao động rẻ mạt ). HCM đã đi đến khẳng định, thuộc địa chính là nơi cung cấp những điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa thực dân cho nên có hai vai trò hết sức quan trọng.

+ Logic vận động và phát triển của đời sống xã hội ở dân có áp bức bóc lột thì ở đó có đấu tranh.

+ Ở phương đông và thuộc địa đã xuất hiện những mâu thuẫn giai cấp, tuy nhiên nó chưa đến độ gây gắt như ở phương tây và họ đều chung nhau thân phận nô lệ mất nước và có tinh thần yêu nước. Cho nên cuộc cách mạng ở thuộc địa có khả năng lôi cuốn tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân.

è Kết luận: quan điểm này của HCM đã chấm dứt thời kì trông chờ, ỷ lại và thụ động của cách mạng thuộc địa trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

Câu 4: Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội theo quan điểm HCM.

l Quan điểm của Bác.

1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do dân làm chủ.

2. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

3. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

4. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

l Quan điểm của Đảng ( Nếu câu hỏi là : Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Đảng ).

Bao gồm các ý 1,2,3,4 và :

5. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

6. Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo.

7. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

è Kết luận của 7 đặc trưng ( chỉ dành cho Quan điểm của Đảng ) : những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội cũng chính là những mục tiêu tổng quát trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng CNXH.

Câu 5: Trình bày những đặc điểm của thời kì quá độ.

+ Con đường quá độ xây dựng CNXH  theo quan điểm HCM.

+ Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác và xuất phát từ thực tiễn của chủ nghĩa Việt Nam. HCM đã khẳng định con đường quá độ xây dựng CNXH ở VN là : gián tiếp từ một nước nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu thông qua cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ( CM giải phóng dân tộc đi lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ).

l Đặc điểm của thời kì quá độ. ( tự tìm tự học )

l Thuận lợi của thời kì quá độ.

+ Có định hướng đúng, đi theo qui luật tất yếu của lịch sử và sử dụng nền tảng tư tưởng căn bản là đúng. 

+ Việt Nam là vùng đất lần đầu tiên nhân loại xây dựng thành công CNXH (vào khoảng gần 400 năm nữa). 

+ Đảng đã có thành tích trong việc lãnh đạo nhân dân giành độc lập và thống nhất để chứng tỏ vai trò của Đảng. Kinh qua hai cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước + Đảng có nhiều kinh nghiệm. 

+ Có lãnh tụ sáng suốt (HCM) dẫn lối chỉ đường, ứng hợp với vận mệnh của dân tộc. 

l Khó khăn của thời kì quá độ.

+ Chúng ta quá độ trong điều kiện đất nước còn nhiều chiến tranh ( 1954 – 1979 ).

+ Chúng ta quá độ trong điều kiện đất nước bị chia cắt và sự chênh lệch về điều kiện trình độ phát triển của 2 miền đất nước.

+ Chúng ta quá độ trong điều kiện hậu quả chiến tranh để lại hết sức nặng nề.

+ Chúng ta quá độ trong điều kiện các thế lực phản động trong và ngoài nước điên cuồng chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta.

+ Chúng ta quá độ trong điều kiện đất nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ khoa học kĩ thuật,đội ngũ công nhân lành nghề vừa yếu, vừa thiếu, vừa kém.

l Mâu thuẫn của thời kì quá độ.

+ Sự vật hiện tượng bao hàm trong đó rất nhiều các mâu thuẫn khác nhau nhưng trong đó luôn luôn tồn tại mâu thuẫn chi phối quá trình vận động và phát triển về mặt nhận thức. Nếu chúng ta nhận thức đúng mâu thuẫn cơ bản thì hoạt động thực tiễn đạt được hiệu quả cao.

+ Xuất phát từ thực tế của VN, HCM khẳng định: mâu thuẫn của thời kì quá độ là giữa 1 bên là yêu cầu phát triển cao của CNXH với một bên là sự nghèo nàn lạc hậu, sự chống phá của các thế lực thù địch.

l Độ dài của thời kì quá độ.

+ Xuất phát từ thực tiễn của VN. Sau này, HCM đã khẳng định: quá độ xây dựng CNXH là một thời kì cải tiến cách mạng lâu dài, gian khổ và hết sức phức tạp.      

Chương 4; * vai trò của ĐCS:

l Quan điểm của HCM về sự ra đời của đảng cộng sản.

Quan điểm

Hồ Chí Minh                                                       Phong trào yêu nước

                                      Phong trào công nhân

 

Chủ nghĩa Mác – Lê Nin                           Quan điểm Mác – Lê Nin    

l Vai trò của đảng cộng sản.

+ Thắng lợi của CMVN được cấu thành từ rất nhiều các nguyên nhân như sự giúp đỡ của các nước trong hệ thống XHCN, sự giúp đỡ của các tổ chức yêu chuộng hòa bình, sự anh dũng hi sinh của toàn thể dân tộc, sự lãnh đạo sáng suốt của đảng cộng sản. Trong đó, sự lãnh đạo của Đảng đóng vai trò then chốt nhất.

+ Khi bàn về vai trò của đảng cộng sản đối với sự nghiệp cách mạng, HCM cho rằng: “ CM trước hết cần phải có cái gì ?”. Trước hết cần phải có Đảng Cách mạng để bên trong vận động tổ chức quần chúng, để bên ngoài liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, CM mới thành công cũng như người cầm lái có vững, thuyền mới chạy.

+ Từ luận điểm này của HCM cho chúng ta thấy:

l Đảng cộng sản đóng vai trò chủ thể hoạch định chủ trương đường lối quyết sách. Bởi vì có lí luận CM tiên phong mới có phong trào CM vận động.

l Phong trào của quần chúng hết sức to lớn nhưng phong trào đó chỉ trở thành lực lượng CM chân chính tiên phong khi quần chúng được tập hợp lại – thực tế này cho thấy Đảng cộng sản đóng vai trò tập hợp giáo dục giác ngộ và hướng dẫn quần chúng đấu tranh CM.

l Trong điều kiện của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, các dân tộc nghèo nàn, lạc hậu bị áp bức bóc lột, muốn giành được độc lập dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường liên minh đoàn kết quốc tế – thực tế này cho thấy Đảng cộng sản đóng vai trò là chủ thể liên minh đoàn kết các dân tộc bị áp bức và các đảng cộng sản để hình thành nên một mặt trận đấu tranh chung.

l Bản chất của Đảng cộng sản VN.

+ Khi đề cập đến bản chất của Đảng cộng sản, HCM cho rằng DDCSVN mang bản chất của giai cấp công nhân. Là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Của nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc.

+ Như vậy, trong quan điểm của HCM. ĐCSVN không phải là một Đảng phi giai cấp, siêu giai cấp hay là đứng trên mọi giai cấp mà nó luôn luôn mang bản chất của một giai cấp nhất định đó là bản chất của giai cấp công nhân.

+ Căn cứ 1: Bản chất giai cấp công nhân của Đảng biểu hiện ở mấy khía cạnh sau:

l Nền tảng tư tưởng lí luận của Đảng chính là chủ nghĩa Mác – Lê Nin.

l Mục tiêu CM dưới sự lãnh đạo của Đảng là hướng tới xây dựng chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội.

l Đảng được tổ chức sinh hoạt theo những nguyên tắc của một đảng kiểu mới do Lê Nin đưa ra ( tập trung dân chủ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; kỉ luật nghiêm minh tự giác; Đảng là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nhưng nó là bộ phận then chốt nhất ).

Chương 7: quan điểm của HCM về vị trí , tính chất văn hoá:

Câu 7: Trình bày quan điểm của HCM về vị trí và chức năng, tính chất của văn hóa.

l Vai trò ( vị trí ) của văn hóa:

+ Khi đề cập đến vai trò của văn hóa, HCM cho rằng: văn hóa thuộc về đời sống tinh thần. Là một bộ phận cấu thành của kiến trúc thượng tần. Như vậy, HCM đã đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội để tạo thành những vấn đề cơ bản của đời sống hiện thực với kinh tế chính trị xã hội.

+ Mối quan hệ giữa kinh tế với văn hóa. HCM cho rằng : kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng là điều kiện để phát triển văn hóa cho nên cần phải ưu tiên phát triển kinh tế trước.

+ Mối quan hệ văn hóa chính trị. HCM cho rằng : chính trị có được giải phóng thì mới mở đường cho văn hóa phát triển cho nên phải ưu tiên tiến hành cuộc CM trên lĩnh vực chính trị trước – đó chính là giải phóng dân tộc.

l Văn hóa thuộc về kiến thức thượng tầng cho nên nó có tính độc lập tương đối tác động trở lại cơ sở hạ tầng. Sự tác động này biểu hiện:

+ Đưa các giá trị của văn hóa xâm nhập sâu vào trong kinh tế, chính trị.

+ Làm kinh tế và đấu tranh chính trị cũng phải có tính văn hóa.

+ Văn hóa phải góp phần vào thực hiện các nhiệm vụ mà kinh tế, chính trị, xã hội đặt ra.

l Tính chất của văn hóa:

+ Đó là một phạm trù lịch sử. Điều này có nghĩa là trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Tính chất của nền văn hóa đặt ra khác nhau như thời kì trước năm 4, tính chất văn hóa là lương giáo đoàn kết. Thời kì chống pháp, chống nhật, chống mỹ, tính chất của văn hóa là kháng chiến tiến quốc và củng cố khối đại đoàn kết. Thời kì quá độ xây dựng CNXH, tính chất của nền văn hóa là nền văn hóa mới, XHCN về nội dung và dân tộc về mặt hình thức.

è Chung quy lại, tính chất của nền văn hóa được xác định đó là dân tộc khoa học và đại chúng.

+ Tính dân tộc của nền văn hóa được HCM biểu đạt bằng nhiều khái niệm, như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác. Người cho rằng, để được như vậy, phải “ trau dồi cho văn hóa, văn nghệ có tinh thần thuần túy Việt Nam”, phải “lột tả cho hết tinh thần dân tộc”, đó là chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, khát vọng độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường… của dân tộc. Người cho rằng, “nếu dân tộc hóa mà phát triển đến cực điểm thì tức là đến chỗ thế giới hóa nó, vì lúc bấy giờ văn hóa thể giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình và văn hóa của mình sẽ chiếm được địa vị ngang với các nền văn hóa thế giới”. Tính dân tộc của nền văn hóa không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn phải phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước.

+ Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại. Tính khoa học của văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, phải truyền bá tư tưởng triết học mácxít, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan, phải biết gạn đục, khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

+ Tính đại chúng của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên. HCM nói, “ văn hóa phục vụ ai ? Cố nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh, tức là phục vụ đại đa số nhân dân”; “ Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng quần chúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa…”

 

Câu hỏi 1đ : Ngân hàng đề thi

Trong giá trị truyền thống của dân tộc,giá trị nào đứng đầu ?

 

Đại hội VII của dảng đã khẳng định  tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào ?

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển qua mấy gia đoạn ?5gd:

 

Sợi chỉ để xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

 

Hiểu như thế nào về độc lập dân tộc đuộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Đây là hai giai đoạn của 1 quá trình không ngừng.quan điểm của Lenin được Hồ Chí Minh vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam.

Điều này có nghĩa là đôi với Việt Nam,Hồ Chí Minh chủ trương làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trước(dành độc lập dân tộc,người cày có ruộng)

Sau khi dành đuộc độc lập dân tộc,yêu cầu bức thiết đặt ra là giữ gìn nền độc lập dân tộc,cho nên lựa chọn con đường nào để bảo vệ được thành quả đó thì Hồ Chí Minh cho rằng : Xây dựng chủ nghĩa xã hội,dộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội cũng chính là mục tiêu cách mạng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.



NGUỒN: Group K19



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024