Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/11/2013 11:11 # 1
hienthao20
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 9/90 (10%)
Kĩ năng: 15/30 (50%)
Ngày gia nhập: 29/09/2013
Bài gởi: 369
Được cảm ơn: 45
Các yếu tố hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh


Bài viết nằm trong loạt bài chuyên khảo nghiên cứu tìm hiểu về Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh của Phạm Ánh Tuyết - Quản trị viên Diễn đàn Thanhtra.Edu.Vn 


Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. 

Có hai yếu tố cơ bản cấu thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Nghiên cứu chuyên sâu hơn về từng vấn đề sẽ giúp ta hiểu rõ và hoàn thiện hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Về yếu tố khách quan: 
Khách quan là những tất cả những điều kiện sản xuất vật chất và quan hệ xã hội đang tồn tại, không phụ thuộc vào ý chí và ý thức của con người. Nó không xuất phát chủ thể và yếu tố khách quan thường đánh giá được vấn đề hay tác động vào chủ thể một cách có hiệu quả nhất. Quay trở lại với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, ở đây có hai cơ sở hết sức quan trọng : 


Thứ nhất là bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. 
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. Ở trong nước, chính quyền triều Nguyễn đang từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược vủa tư bản Pháp bằng việc lần lượt ký các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần Vương” thất bại, hệ tư tưởng phong kiến tỏ ra lỗi thời với các nhiệm vụ lich sử. Bên cạnh đó, các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có những chuyển biến và phân hóa, giai cấp công nhân, tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện. Cùng với đó là các trào lưu cải cách ở Nhật bản, Trung Quốc tràn vào nước ta làm cho các phong trào yêu nước chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu trong thời kỳ này là phong trào yêu nước của các sĩ phu Nho học có tư tưởng tiến bộ, thức thời như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám .. nhưng vẫn thất bại, nó chưa phải là lối thoát rõ ràng, là lối đi đúng đắn. Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con đường mới. 


Trong khi con thuyền Việt Nam còn đang lênh đênh chưa rõ bến bờ phải đi tới thì lịch sử thế giới trong giai đoạn này cũng có những chuyển biến to lớn. Chủ nghĩa đế quốc trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. Trong quá trình xâm lược đó, sự bóc lột phong kiến vẫn được duy trì và bao trùm lên nó là sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, làm dẫn tới sự xuất hiện thêm giai cấp mới là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Đặc biệt, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một cao trào cách mạng thế giới nổ ra với đỉnh cao là Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Thắng lợi ấy đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xô viết, “làm thức tỉnh nhân dân châu Á”, mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, giải phóng dân tộc. Quan trọng hơn hết là nhiều thuộc địa đã được giải phóng, hình thành nên các quốc gia độc lập và dẫn tới sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết (1922), Quốc tế cộng sản (3/1919), phong trào công nhân của các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa phương Đông ngày càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong việc chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. 

Thứ hai trong cơ sở khách quan đó chính là những tiền đề tư tưởng – lý luận. 
Lịch sử dựng nước và giữ nước ngàn đời của dân tộc ta đã hình thành nên những giá trị truyền thống đặc sắc và cao quý, trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống yêu nước, là tinh thần tương thân tương ái, ý thức cố kết cộng đồng, là ý chí vươn lên mọi khó khăn thử thách, là trí thông minh, tài sáng tạo, quý trọng hiền tài.. Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức của toàn dân tộc. Cũng chính nhờ nó mà đã thúc giục Nguyền Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi con người. 


Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành tựu hiệ đại của văn minh phương Tây – đó chính là nét đặc sắc trong quá trình hình thành tư tưởng, nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh. Người đã tự biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại , Đông và Tây, vừa tiếp thu, vừa gạn lọc để từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển. 
Đặc biệt, chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin ở Hồ Chí Minh thực chất là chặng đường chiến thắng biết bao khó khăn với sự lựa chọn vững chắc, tránh được những sai lầm dẫn đến ngõ cụt. Thế giới quan và phương pháp luận Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước: “trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới”, “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. 


Về yếu tố chủ quan: 
Chủ quan là hoạt động của con người nói chung, của những tập đoàn xã hội, giai cấp, đảng phái và của từng con người. Nó xuất phát từ bản thân mỗi chủ thể, là điều kiện tiên quyết trong mỗi hành động của con người. Yếu tố chủ quan trong hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm ở hai đặc điểm chính. 


Thứ nhất là khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh. Trong suốt những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu, Người không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành nên những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau. Hồ Chí Minh khám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa và các cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nhờ đó mà lý luận Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học. 

Thứ hai là phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn. Biểu hiện trước hết là ở tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt. Là Người có bản lĩnh kiên định , luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn bình di; nhạy bén với cái mới, có đầu óc thực tiễn. Người luôn khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại , một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng. 
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan và chủ quan, của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Từ thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam trong mọi hành động, là tư tưởng Việt Nam hiện đại. 


Hồ Chí Minh – ngôi sao sáng của dân tộc Việt Nam ta, được UNESCO công nhận là “anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới”. Suốt cuộc đời người gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, là một người yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, mang trong mình một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sang hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào. Và có thể khẳng định rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người hội tụ đầy đủ tinh hoa văn hóa toàn dân tộc. 

Hồ Chí Minh được sinh ra ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – một mảnh đất quê hương giàu truyền thống cách mạng và có lòng yêu nước sâu sắc. Ngay từ nhỏ, Người đã được chứng kiến cảnh đất nước lầm than, nhân dân bị áp bức bóc lột dã man, khổ cực nên đâu đó trong trái tim của Người đã có những suy nghĩ, quyết tâm phải đứng lên cứu lấy quê hương và đất nước mình. 

Bên cạnh đó, thân phụ của Người là một nhà nho tên Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ phó bảng và ông Nguyễn Sinh Sắc là định hướng cho Người con đường học tập, lối đi đúng đắn ngay từ những bước đầu tiên. Vì thế mà Hồ Chí Minh được học tập, tiếp xúc với nền văn hóa dân tộc một cách bài bản, có hệ thống; qua đó tư tưởng yêu nước, thương dân đã được vun đắp và ngày càng bùng cháy mạnh mẽ. 

Trong suốt quá trình học tập hay từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến khi trực tiếp lãnh đạo cách mạng thành công, dù ở đâu, Hồ Chí Minh vẫn phát huy những tư tưởng nhân văn, nhân đạo cao cả và không ngừng tiếp thu, bổ sung tích lũy những vốn sống, vốn hiểu biết về văn hóa nhân loại. Người đã kết hợp có sáng tạo các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây vào vốn tri thức của mình. Đối với văn hóa phương Đông, cùng với những hiểu biết về Hán học, Người chắt lọc những gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết học, Nho giáo hay trong tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử… Về Phật giáo, Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn; là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị; là tinh thần bình đẳng, dân chủ, không phân biệt đẳng cấp; tiếp tục tham gia vào cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của toàn dân tộc.. Cùng với đó, Hồ Chí Minh còn tiếp thu nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây. Tóm lại, Người đã tiếp nhận, gạn lọc để từ tầm cao tri thức của nhân loại mà suy nghĩ, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển, làm giàu vốn trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại. 

Những tinh hoa, những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc luôn được Người thể hiện trong các tác phẩm lý luận cách mạng, văn học, báo chí do Người làm chủ biên hoặc chủ bút. Năm 1925, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Sau đó, cuốn Đường kách mệnh được xuất bản vào năm 1927. Từ 8/1942 đến 9/1943, Người viết Nhật ký trong tù trong suốt quá trình chuyển lao hơn 30 lần. Ngày 2/9/1945, Bác đọc Tuyên ngôn độc lập tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Bên cạnh đó là rất nhiều truyện ngắn, thơ,.. có giá trị nhân văn sâu sắc. 

Tóm lại, chủ tịch Hồ Chí Minh xưa nay và trước sau vẫn vậy, là vị cha già soi sáng con đường của cả dân tộc. Bởi trong Người hội tụ đầy đủ và hoàn thiện nhất tinh hoa văn hóa của toàn nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh quả là tấm gương sáng để nhân dân đời đời học tập và soi chiếu vào bản thân, là động lực to lớn cho sự tiến bộ của đất nước – để Tổ quốc ta giàu đẹp, vững mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc. 

“Bác đã cho ta. Bác đã cho đời 
Lẽ sống của ngày mai trên trái đất 
Lẽ sống đẹp, không coi mình cao nhất 
Mong kiếp người, ai cũng cất đầu cao”.

( Một con người chủ nghĩa Mác sinh ra - Hải Như )
http://thanhtra.edu.vn/category/detail/428-cac-yeu-to-hinh-thanh-tu-tuong-ho-chi-minh.html

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024