Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/08/2013 18:08 # 1
quynhdtu
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 12

Kinh nghiệm: 120/170 (71%)
Kĩ năng: 34/120 (28%)
Ngày gia nhập: 01/04/2011
Bài gởi: 1480
Được cảm ơn: 694
Đề cương ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh


Nội dung 1: Trình bày tính chất của văn hóa theo tư tưởng HCM?

Tính chất của một nền văn hóa là một phạm trù lịch sử, trong những thời kỳ lịch sử khác nhau thì quan điểm về tính chất của văn hóa cũng khác nhau.

+ Trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng tập trung giải quyết nạn đói, nạn dốt, lương giáo đoàn kết.

+ Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc, là nền văn hóa dân chủ mới.

+ Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, nền văn hóa được xây dựng là nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng bao hàm 3 tính chất: dân tộc, khoa học và đại chúng.

+ Tính dân tộc của nền văn hóa

Nhấn mạnh đến chiều sâu, bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác. Đó là chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, khát vọng độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc.

Tính dân tộc của nền văn hóa không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn phải phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của dân tộc.

+ Tính khoa học của nền văn hóa

Thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại.

Phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ.

Phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan.

Phải kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

+ Tính đại chúng:

Văn hóa đó phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên

Quá trình phát triển của xã hội phải hướng đến phát triển văn hóa cho đông đảo quần chúng nhân dân.

Bản thân sự phát triển của văn hóa phải hướng đến nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân.

Nội dung 2: Trình bày những khó khăn của thời kì quá độ ?

- Chúng ta quá độ trong điều kiện chiến tranh khốc liệt.
- Chúng ta quá độ trong điều kiện đất nước bị chia cắt thành 2 miền, thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở 2 miền: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam
- Chúng ta quá độ trong điều kiện các thế lực phản động trong và ngoài nước điên cuồng chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta.
- Chúng ta quá độ trong hậu quả của chiến tranh để lại hết sức nặng nề và cho đến tận bây giờ vẫn chưa khắc phục xong như: chất độc dioxin…
- Chúng ta quá độ trong điều kiện chưa có kinh nghiệm xây dựng CNXH trong thời kì quá độ, nhất là trên lĩnh vực kinh tế
- Chúng ta quá độ trong điều kiện nền tảng vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu
- Chúng ta quá độ lên CNXH bằng con đường gián tiếp, từ 1 nước nghèo và lạc hậu
Nội dung 3: Trình bày quan điểm của HCM về tư tưởng Đảng cầm quyền: vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân ?
- Với tư cách là người lãnh đạo:
+ Đảng phải có phẩm chất năng lực cần thiết.
+ Đảng phải sâu sắc, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Phải quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân.
+ Đảng phải thực hành triệt để dân chủ để phát huy mọi khả năng, trí tuệ, sáng tạo của quần chúng.
- Với tư cách là người đầy tớ:
+ Tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân nhằm đem lại các quyền và lợi ích cho nhân dân.
+ Trong mọi hoạt động của mình đều phải lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu và rèn luyện.
+ “Công bộc” của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải đè đầu nhân dân. Không được quan liêu, mệnh lệnh và gò ép nhân dân.

Nội dung 4: Trình bày nguyên tắc, tổ chức sinh hoạt Đảng. Nguyên tắc: Tự phê bình và phê bình. Rút ra ý nghĩa đối với bản thân.

Tự phê bình và phê bình: Mục để của tự phê bình và phê bình là để làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như mùa hoa xuân, làm cho mỗi tổ chức tốt lên, phần xấu bị mất dần đi, tức là nói đến sự vươn tới chân, thiện, mỹ. Mục đích này được quy định bởi tính tất yếu trong quá trình hoạt động của Đảng ta. Bởi vì, Đảng là 1 thực thể của xã hội, Đảng bao gồm các tầng lớp xã hội, đội ngũ của Đảng bao gồm những người ưu tú nhưng trong Đảng cũng không tránh khỏi những khuyết điểm, không phải mọi người đều tốt, mọi việc đều hay, con người đều có cái thiện, cái ác ở trong lòng. Chính vì vậy, HCM cho rằng, thang thuốc tốt nhất là tự phê bình và phê bình.

Thái độ, phương pháp tự phê bình và phê bình được HCM nêu rõ ở những điểm như: phải tiến hành thường xuyên như người ta rửa mặt hàng ngày, phải thẳng thắng, chân thành, trung thực, không nể nang, không giấu giếm và cũng không thêm bớt khuyết điểm, “phải có tình thương yêu lẫn nhau”.
Nội dung 5: Trình bày cơ sở để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc và ý nghĩa của sự lựa chọn con đường phát triển dân tộc.
Lúc bấy giờ ở VN nổi lên 3 con đường:
+ Con đường theo ý thức hệ phong kiến.
+ Con đường theo ý thức hệ tư sản.
+ Con đường theo ý thức hệ vô sản.

3 cơ sở để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc:
+ Cơ sở thứ nhất rút ra bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó: Các phong trào cứu nước của ông cha vẫn mang nặng cốt cách phong kiến nên rốt cuộc đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Chính vì thế, Hồ Chí Minh quyết tâm tìm một còn đường mới. Đoạn tuyệt với sự phát triển theo con đường của chủ nghĩa phong kiến.
+ Cơ sở tiếp theo cách mạng tư sản là cách mạng không triệt để: HCM đã kết hợp tìm hiểu lí luận và khảo sát thực tiễn, nhất là ở các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, Mỹ. Người tìm hiểu thực tiễn cuộc cách mạng tư sản của Mỹ, Pháp và nhận thấy: “Cách mệnh Pháp, cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản. cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường cách mạng tư sản.

+ Cở sở cuối cùng, ấy chính là con đường giải phóng dân tộc gắn với cách mạng vô sản: Vì Hồ Chi Minh thấy được sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga  không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Thêm vào đó, Người “hoàn toàn tin theo Lê nin và Quốc tế thứ ba” bởi lẽ Lê nin và Quốc tế thứ ba đã “bênh vực cho các dân tộc bị áp bức. Người thấy trong lí luận của Lê nin một phương hướng để giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.”

Con đường phát triển của dân tộc chính là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Ý nghĩa của việc lựa chọn con đường này:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc chứa đựng trong đó những quan điểm sáng tạo, những giá trị lý luận và thực tiễn mang tính thời đại. Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta trong sự kết hợp biện chứng vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc và vấn đề nhân loại. Đồng thời, chỉ rõ cách mạng giải phóng dân tộc phải gắn chặt với sự nghiệp giải phóng giai cấp. Con đường phát triển của dân tộc chính là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam... Những quan điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc tiếp tục soi sáng quá trình nhận thức và giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng của Người giúp chúng ta nhận thức và hành động đúng trong việc đề ra các mục tiêu chiến lược của cách mạng; huy động tối đa nguồn nội lực của nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trước những khó khăn thử thách trong công cuộc đổi mới đất nước.

 

Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội  ở Việt Nam:

 

- Thống nhất với quan điểm của Mác, Ăngen và Lê nin HCM đã chỉ ra hai phương thức quá độ chủ yếu: phương thức quá độ trực tiếp (mang tính tuần tự trong diễn trình : vd từ chủ nghĩa tư bản  đi lên Chủ nghĩa xã hội ) và phương thức quá độ gián tiếp (không mang tính tuần tự mà ở đó có sự nhảy vọt bỏ qua một hoặc vài hình thái để tiến lên một hình thái khác cao hơn)
Xuất phát từ thực tiễn của VN, HCM đã làm rõ 2 hình thức quá độ nhỏ trong quá độ gián tiếp :
- Từ nước nghèo nàn, lạc hậu thông qua cách mạng dtộc dân chủ nhân dân đi lên CNXH
Từ nước tiền tư bản chủ nghĩa đi lên CNXH.
Va theo quan điểm của HCM, VN thuộc vào hình thức quá độ gián tiếp từ một nước nghèo nàn, lạc hậu thông qua cách mạng dtộc dân chủ nhân dân đi lên CNXH.

Tự luận

1. Sáng tạo trong nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
- HCM thừa nhận đấu tranh giai cấp là động lực lớn trong lịch sử nhưng ko coi nó là động lực duy nhất. Người cho rằng cuộc đấu tranh giai cấp ở VN ko giống ở phương tây mà mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dtộc VN bị mất nước với bọn đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai. Chính vì vậy muốn đánh thắng được chủ nghĩa đế quốc, phải phát huy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc Từ đó HCM đề ra luận điểm : chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước.
- Mác và Ăngghen coi giải phóng giai cấp vô sản là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để giải phóng các dtoc bị áp bức, giải phóng con người và đi theo lộ trình : giải phóng giai cấp – giải phóng dân tộc – giải phóng loài người. Còn HCM xuất phát từ thực tiễn từ các dtoc thuộc địa cho rằng lộ trình để giải phóng hoàn toàn phải là giải phóng dân tộc – giải phóng giai cấp – giải phóng con người.

2. Sáng tạo trong vận dụng và phát triển học thuyết của Lê nin về cách mạng thuộc địa.
-HCM đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin trước hết từ học thuyết của LNin về cách mạng thuộc địa.Người chẳng những tiếp thu bảo vệ mà còn phát triển bằng những luận điểm mới.Người đưa ra luận điểm : Các dtoc thuộc địa cần phải chú trọng đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta.
-Tiến thêm một bước nữa, nhận thức được tìm năng của cách mạng thuộc địa rất lớn Người tiến đến luận điểm : Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể và cần phải tiến hành trước và thắng lợi của nó sẽ giúp cho những người anh em của họ ở phương tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.

3.Những sang tạo về nhận thức và xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ của một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
HCM nêu ra những nhận thức của mình về CNXH giản dị dể hiểu nhưng đã nêu bật được những bản chất cốt lõi :
- CNXH là làm sao cho dân giàu nước mạnh ai cũng có công ăn việc làm cuộc sống ấm no hạnh phúc.
- Lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng ...làm của chung , bóc lột bị xóa bỏ, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu.
- Là gắn liền với sự phát triển cao của KHKT và văn hóa của ndan, do dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-Là một chế độ do dân làm chủ, địa vị cao nhất là dân, cán bộ chỉ là công bộc của dân.

4.Những luận điểm mới về xd đảng, đặc biệt trong điều kiện đảng cầm quyền.
-HCM đã nhận trách nhiệm đứng ra hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và sang lập ra Đảng Cộng Sản VN . Ra đời trong điều kiện đấu tranh cách mạng và được vũ trang bằng hệ tư tưởng của giai cấp cnhan, ĐCSVN là đảng của giai cấp cnhan, đồng thời đại biểu cho lợi ích của toàn dtoc, có khả năng đoàn kết, lãnh đạo toàn dtoc được cả dtoc thừa nhận.
- Từ đó người đưa ra luận điểm : ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa mác lnin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
-Đồng thời người cũng đưa ra những luận điểm mới về xd đảng như sau : + Để Đảng thực sự là hiện thân của trí tuệ của giai cấp và dân tộc, Đảng phải tự nâng mình lên hơn nữa sao cho ngang tầm với trí tuệ của thời đại. + Để Đảng thực sự là hiện thân của lương tâm, vinh dự của dân tộc Đảng phải phấn đấu trở thành Đảng của đạo đức và văn minh. + Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

5. Chiến lược “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” một cống hiến to lớn vào kho tàng cách mạng t/g :
- Trong đấu tranh lật đổ chế độ tư bản Mác, Ăng gen Lê nin chủ yếu kêu gọi sự đoàn kết của vô sản toàn thế giới chưa đặt ra vấn đề đoàn kết với các lực lượng trung gian khác.
- HCM xuất phát từ chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước . Người đã đưa ra chủ trương đoàn kết hết sức rộng rãi từ mọi tần lớp, giai cấp như vô sản thành thị, đồn điền, các nông dân, nhà buôn, thanh niên, các tầng lớp tiểu tư sản thành thị....v..v để nâng cao tinh thần dân tộc, khả năng đấu tranh của mọi tầng lớp và phát huy hết các nhân tố tích cực để tạo nên một sức mạnh tổng  hợp trong cuộc chiên tranh chống lại đế quốc.

6. Những cống hiến sang tạo về quân sự đặt nền móng cho sự hình thành học thuyết quân sự cách mạng VN.
- Tư tưởng quân sự của HCM bắt nguồn từ tư tưởng quân sự của cha ông, tinh hoa quân sự cổ kim của nhiều nước trên thế giới, quan trọng nhất là tư tưởng quân sự của Mác Lnin được HCM chọn lọc, vận dụng sáng tạo cho phù hợp với thực tiễn đất nc và con ng VN là lấy sức mạnh chính trị - tinh thần của toàn dân làm nền tảng đấu tranh.
- Có thể khái quát một số nội dung chủ yếu như : + Dúng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền + Tư tưởng về khởi nghĩa vũ trang nhân dân + Về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân + Về kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kì dựa vào sức mình là chính. + Về quốc phòng toàn dân và về chiến lược bảo vệ tổ quốc.
- Nghệ thuật quân sự của HCm rất phong phú : + Nắm vững tư tưởng “chiến lược chiến công, luôn dành thế chủ động” và “tiến công, thoái thủ nhanh như chớp”. +Kết hợp chặt chẽ Lực, Thế, Thời, Mưu. + Đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, mọi cách đánh, mọi vũ khí, kết hóp hiện đại với thô sơ, du kích với tập trung, đánh tiêu hao với đánh tiêu diệt; lấy nhỏ thắng lớn lấy ít thắng nhiều... + Đánh vào long ng kết hợp tác chiến với binh vận, địch vận....

  7. Sáng tạo trong lựa chọn mô hình nhà nước phù hợp với thực tiễn dân tộc.
- HCM nêu ra quan điểm : Nhà nước ta là nhà nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích là vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương đều do dân cử ra.
- Đề ra mô hình nhà nước dân chủ công hòa và lấy khẩu hiệu : Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

8. “Dĩ bất biến , ứng vạn biến” hạt nhân của pp biện chứng HCM.
- Phương pháp biện chứng HCM là sự vận dụng sáng tạo của phép biện chứng duy vật mác-xít kết hợp với các yếu tố biện chứng của triết học phương đông, được ứng dụng vào thực tiễn VN để xử lí thành công những vấn đề do cách mạng VN đặt ra bằng cái riêng đã làm phong phú cái chung. Một số pp tiêu biểu như : Ở bình diện pp biện chứng HCM có : pp tiếp cận thực tiễn, pp phân tích và xử lí các loại mâu thuẫn . Ở bình diện pp cụ thể : pp vận động quần chúng, pp tuyên truyền giáo dục, pp tiếp cận hệ thống , pp kế thừa đổi mới....

9. Luôn luôn coi trọng vai trò của nhân tố con người, coi chiến lược con người là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng.
-HCM xd nên luận điểm quan trọng : “Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có những con người XHCN” và “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” 
-Tư tưởng HCM về con người có thể tóm tắt trong một số luận điểm chính sau : + Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng. + Luôn luôn tin tưởng vào năng lực, phẩm chất và sức mạnh của con người. + Yêu thương và tôn trọng đi liền với phát huy sức mạnh của nhân tố con người, tìm tòi mọi biện pháp để tác động vào tính tích cực xh của con người.
+ Tư tưởng HCM về chiến lược “ Trăm năm trồng người”.

10. Những luận điểm mới của HCM về vai trò và sức mạnh của văn hóa đạo đức
- Kế thừa tư tưởng của Mác : văn hóa ko thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế chính trị. Người bổ sung thêm : văn hóa cũng là 1 mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
- Người chỉ ra các chức năng cao cả của văn hóa : Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi , văn hóa phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng , lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Tóm lại theo HCM nền văn hóa mới của nhà nước phải lấy hạnh phúc của đồng bào, của dtoc làm cơ sở.
-Mác và ăng gen bàn nhiều về đạo đức nhưng không mấy đề cao về đạo đức còn HCM xuất phát từ tác dụng năng động của ý thức xh đối với tồn tại của xh, nhất là đạo đức. Người là một trong những lãnh tụ cộng sản bàn nhiều về sức mạnh và vai trò của đạo đức – đạo đức là cái gốc của người cách mạng và Người cũng đã nêu lên những nguyên tắc và pp xd nền đạo đức mới cho nước ta.



You can if you think you can

Smod "Góc Học Tập"

Skype: mocmummim

Email: phanthiquynh.qnh3@gmail.com

FB: facebook.com/phan.quynh.96


 
Các thành viên đã Thank quynhdtu vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024