Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/03/2017 14:03 # 1
thuynganhb
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 5/20 (25%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 22/07/2016
Bài gởi: 15
Được cảm ơn: 1
Lý Đại cương: Lý thuyết từ trường


Từ trường

Đ/N: Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên nam châm hay một dòng điện đặt trong nó .

Đặc trưng của từ trường là cảm ứng từ đơn vị của cảm ứng từ là T ( Tesla)

Quy ước : Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của kim nam châm cân bằng tại

điểm đó

Đường sức từ

Đ/N : đường sức từ là những đường vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của của từ trường tại điểm đó.

Tính chất :

Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ

Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở 2 đầu

Chiều của đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định ( quy tắc nắm tay phải , quy tắc đinh ốc…) Quy ước : Vẽ các đường cảm ứng từ sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì các đường sức dày và chỗ nào từ trường yếu thì các đường sức từ thưa .

Từ trường của dòng điện thẳng dài vô hạn

Giả sử cần xác định từ trường tại M cách dây dẫn một đoạn r do dây dẫn điện có cường độ I (A) gây ra ta làm như sau:

Điểm đặt : Tại M                                  

Phương : cùng với phương tiếp tuyến của đường tròn ( O,r) tại M

Chiều : được xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải hoặc quy tắc đinh ốc 1 :

Quy tắc nắm bàn tay phải : Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của cảm ứng từ.

Quy tắc cái đinh ốc 1: Quay cái đinh ốc để nó tiến theo chiều dòng điện thì chiều của nó tại điểm đó  là chiều của cảm ứng từ

Trong đó : B (T)  – I (A)  – r (m)

Từ trường của dòng điện tròn

Giả sử cần xác định  từ trường tại tâm O cách dây dẫn hình tròn

bán kính r do dây dẫn điện có cường độ I (A) gây ra ta làm như

 

Điểm đặt : Tại O

Phương : Vuông góc với mặt phẳg vòng dây.

Chiều : được xác định theo quy tắc đinh ốc 2 : “Quay cái đinh ốc theo chiều dòng điện thì chiều tiến của nó tại điểm đó là chiều của cảm ứng từ

Trong đó : B (T)  – I (A)  – r (m)




Được chỉnh sửa bởi nguyenquynhtran vì:xóa link ẩn
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024