Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/07/2014 11:07 # 1
valentdn
Cấp độ: 31 - Kỹ năng: 32

Kinh nghiệm: 40/310 (13%)
Kĩ năng: 294/320 (92%)
Ngày gia nhập: 09/12/2009
Bài gởi: 4690
Được cảm ơn: 5254
Kiến thức cơ bản về Hoá vô cơ - Phần 1


 

 
Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học
 
 
* Lí thuyết trọng tâm 
 
I. Hạt Nhân Nguyên Tử
 
1. Điện tích hạt nhân
 
a) Proton mang điện tích 1+, nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích hạt nhân bằng Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.
 
b) Nguyên tử trung hoà về điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron của nguyên tử.
 
Vậy trong nguyên tử: Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron
 
2. Số khối
 
a) Số khối (kí hiệu là A) là tổng số hạt proton (kí hiệu là Z) và tổng số hạt notron (kí hiệu là N) của hạt nhân đó:
 
A = Z + N
 
b) Số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số khối A đặc trưng cho hạt nhân và cũng đặc trưng cho nguyên tử, vì khi biết Z và A của một nguyên tử sẽ biết được số proton, số electron và cả số nơtron trong nguyên tử đó (N = A –Z). 
II. Nguyên Tố Hóa Học
 
1. Định nghĩa
Định nghĩa: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
2. Số hiệu nguyên tử
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọị là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là Z.
 
3. Kí hiệu nguyên tử
 
Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Để kí hiệu nguyên tử, người ta thường đặt kí hiệu các chỉ số đặc trưng ở bên trái kí hiệu nguyên tố X với số khối A ở phía trên, số hiệu nguyên tử Z ở phía dưới:…………………..
 
III. Đồng Vị
 
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau. 
 
Các đồng vị được xếp vào cùng một vị trí (ô nguyên tố) trong bảng tuần hoàn.
 
IV. Nguyên Tử Khối Và Nguyên Tử Khối Trung Bình Của Các Nguyên Tố Hóa Học
 
1. Nguyên tử khối
 
Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử .
M = mp+ mn
Như vậy, nguyên tử khối coi như bằng số khối (khi không cần độ chính xác cao). 
 
Thí dụ: Xác định nguyên tử khối của P biết rằng P có Z = 15 và N = 16: Nguyên tử khối của P là 31.
 
2. Nguyên tử khối trung bình
 
Nhiều nguyên tố hóa học tồn tại nhiều đồng vị trong tự nhiên nên nguyên tử khối của các nguyên tố này là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó. Giả sử một nguyên tố có hai đồng vị là X và Y; X là nguyên tử khối của đồng vị X; Y là nguyên tử khối của đồng vị Y; a là phần trăm số nguyên tử của đồng vị X ; b là phần trăm số nguyên tử của đồng vị Y. Công thức tính nguyên tử khối trung bình là:
 
 
Trong những tính toán không cần độ chính xác cao, có thể dùng số khối thay cho nguyên tử khối.
 


NGUYỄN THANH THANH
Smod "Sinh Viên 360"


Fb: facebook.com/Thanhvalent   Mail: valentdn@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024