Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/04/2020 11:04 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Làm Thế Nào Để Ngừng So Sánh Bản Thân Với Người Khác Và Trân Trọng Giá Trị Của Chính Mình?


Nói thì dễ nhưng làm theo thì khó. Phần lớn chúng ta đều so sánh bản thân với người khác mặc dù bản thân chúng ta biết rõ hơn. 

Chúng ta so sánh bản thân vì những lí do nhân tính (chưa được biết tới), bởi vì chắc chắn là không phải vì làm như thế sẽ khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn, năng suất hơn, hay thông minh hơn theo bất cứ nghĩa nào. Một cách đơn giản hóa, bạn có thể nói rằng so sánh là một phản ứng và/hoặc một cảm xúc. 

Chúng ta không thể luôn luôn kiểm soát cảm xúc của chúng ta, nhưng chúng ta có khả năng kiểm soát những việc sẽ làm với cảm xúc này: bạn sẽ để nó điều khiển bạn, hay bạn sẽ giành lại quyền kiểm soát? 

Theodore Roosevelt đã nói: "So sánh là kẻ trộm của niềm vui." 

Và ông ấy không sai. 

Bài viết này sẽ đưa bạn qua bảy bước có thể giúp bạn tôn vinh những siêu năng lực đặc biệt của bản thân và khiến bạn ngừng so sánh bản thân với người khác. 

1. Tập trung vào những điểm mạnh của bạn. 

 

Cũng như với hầu hết mọi việc khác, học cách ngừng so sánh bản thân bắt đầu với một câu nói rập khuôn. Đúng, cảm giác như thể nó đang lặp đi lặp lại. Chúng ta đều biết rằng phải tập trung vào điểm mạnh của bản thân và không so sánh với người khác, vậy thì vì sao mọi người vẫn cứ làm như thế? 

Chà, phần lớn những lời nói sáo rỗng đều sáo rỗng có lí do. Nó là một trong những điều mà thiên hạ đều biết, nhưng bằng cách nào đó vẫn thất bại trong việc tiếp nhận và làm theo. 

Mỗi người có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Có thể bạn đã từng nghe câu này: "Một bông hoa không nghĩ tới việc cạnh tranh với bông hoa bên cạnh. Nó chỉ nở thôi."

Và đúng là như thế. Chúng ta đều đặc biệt theo cách của riêng mình. Có thể chúng ta không được sinh ra để trở thành Winston Churchill hay Albert Einstein, à mà thực ra hãy quên phần "có thể" đi - chúng ta đều không được sinh ra để trở thành Winston Churchill hay Albert Einstein. Nhưng chúng ta đều có điều gì đó khiến chúng ta khác biệt so với những người khác. Đôi khi là những điều lớn, đôi khi là những điều nhỏ. 

Vấn đề là chúng ta sẽ không bao giờ có thể trông thấy điều đó nếu chúng ta chỉ tập trung vào những người xung quanh. Khi bạn bắt đầu so sánh (và cạnh tranh) với những người xung quanh, bạn gần như là đang so sánh chính mình với những thế mạnh của họ mặc cho chúng có thể là điểm yếu của bạn - và như vậy thì có công bằng không? 

Hãy nhìn vào gương. Đây là người bạn nên mang ra để so sánh. Tìm điểm mạnh của bạn và phát huy chúng. 

2. Nhận thức.

Việc nhận thức và nhận ra rằng bạn không trông thấy hết toàn bộ câu chuyện rất quan trọng. Khi chúng ta so sánh với người khác, chúng ta chỉ thấy những điều họ lựa chọn để trưng bày ra ngoài. Họ thể hiện bản thân theo một cách cố định với thế giới xung quanh trong công việc, trên mạng xã hội, và đúng thế, cơ bản là mọi nơi. 

Như đã nói ở trên, bạn gần như sẽ so sánh những điểm tệ nhất của mình với những điểm tốt nhất của họ. 

Nếu bạn không chắc chắn về nhận định này, hãy dành một phút để nghĩ về những điều bạn thể hiện ra ngoài cho thế giới trông thấy. Không phải là cố gắng giả tạo, nhưng hầu hết mọi người nhất định sẽ sàng lọc cuộc đời mình. Họ lựa chọn rất cẩn thận sẽ phô bày và giấu đi những phương diện nào về cuộc đời mình. 

Hầu hết mọi người không biết được những khó khăn của bạn, vì vậy làm thế nào bạn biết được những khó khăn của người mà bạn đang mang ra so sánh? 

John Lee Dumas, người dẫn chương trình được trao thưởng của Entrepreneur On Fire, một podcast thường nhật với hơn một triệu người nghe mỗi tháng và hơn hai ngàn số phát sóng, đã nói: 

"Chúng ta sống trong một thế giới nơi mọi người đang chia sẻ một khoảnh khắc hoàn hảo trong một ngày không hoàn hảo của họ, và chúng ta đang xem một khoảnh khắc hoàn hảo đó như một cuộc đời hoàn hảo. Tuy nhiên, thực tế thì khác biệt hơn nhiều. Họ đang sống một cuộc đời tuyệt vọng thầm lọng như tất cả chúng ta." 

Khi chúng ta so sánh bản thân với thành công của người khác, chúng ta chỉ trông thấy kết quả - không phải nỗ lực. Bạn không thể so sánh khởi đầu của bạn với kết thúc của họ. Bạn có thể chỉ mới bước đi trên con đường này được vài tháng - và họ thì đã ở đây nhiều năm. 

3. Đừng hạ thấp người khác. 

Khi trẻ em và thiếu niên cảm thấy không an toàn, họ có xu hướng giải tỏa với người khác. Vì thế đừng trở thành trẻ con. 

Mọi người đều lớn lên về mặt thể chất, nhưng không phải ai cũng lớn lên về mặt tinh thần. Nếu bạn thấy chính mình hạ thấp người khác để bản thân cảm thấy thoải mái hơn - hãy dừng lại. Thất bại của người khác sẽ không bao giờ là thắng lợi của bạn. 

Một số người xem thường người khác để nâng tầm bản thân lên, nhưng kể cả nếu bạn quyết định bước đi trên con đường (sai trái) này, nó sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn. Vì sao lại tạo kẻ thù trong khi bạn có thể kết bạn? 

Cuối cùng, bạn vẫn sẽ chỉ giậm chân ở vị trí ban đầu. Vì vậy hãy quên hết những người khác đi. 

Đây là chuyện về chính bạn, nhưng cũng đừng hạ thấp người khác. Việc ghi nhớ rằng thúc đẩy bản thân và trừng phạt bản thân là hai việc khác nhau rất quan trọng. 

4. Chấp nhận những thiếu sót của bạn.  

Nếu bạn muốn phát triển, vậy thì bạn phải bắt đầu bằng việc học hỏi và chấp nhận mọi phần của bản thân. Bạn sẽ không giải quyết một vấn đề bằng cách phớt lờ nó đúng không? Hầu hết chúng ta đều thử làm như thế ở một thời điểm nào đó, nhưng rồi chúng ta nhận ra mọi việc không thể giải quyết như thế. 

Thiếu sót không phải luôn là những vấn đề, hoặc điều gì đó chúng ta thực sự cần phải xử lý. Nhưng bạn sẽ không phát triển được nếu bạn không cho phép chính mình nhìn thật kỹ vào gương và thực sự hiểu về chính mình - điểm mạnh và điểm yếu. 

Nếu chúng ta không có điểm bắt đầu, thì thật khó để có thể thấy chúng ta đã tiến xa đến thế nào vào sau này, và chính là những kiểu nhắc nhở như thế này sẽ thường giúp chúng ta có thể tiếp tục bước đi và động viên chúng ta trong tương lai. 

Và đôi khi, những điểm kỳ lạ của chúng ta chính là những điều khiến chúng ta khác biệt. Chris Sacca từng nói trong một bài phát biểu: 

"Sự kỳ lạ là lí do vì sao chúng ta ngưỡng mộ bạn bè của chúng ta. Sự kỳ lạ là điều gắn kết chúng ta với đồng nghiệp. Sự kỳ lạ là điều khiến chúng ta khác biệt, giúp chúng ta tìm được việc làm. Hãy là chính bản thân kỳ lạ của bạn mà không cần phải cảm thấy hối lỗi. Thực ra, kỳ lạ thậm chí còn có thể giúp bạn tìm thấy hạnh phúc đích thực."

5. Hãy nhớ: Tất cả đều là về thời gian. 

Không có cách nào khác. So sánh bản thân bạn với người khác rất mất thời gian. Nó không năng suất theo bất cứ cách nào. 

Nó có thể thực sự làm được gì ngoài việc cướp đi vài phút quý giá (đôi khi là vài giờ) trong ngày của bạn? Chúng ta có 86400 giây mỗi ngày. Vì sao lại uổng phí từng giây vào việc so sánh với người khác? 

Nó không giúp gì cho bạn. Nó không giúp bạn trưởng thành bằng bất cứ cách nào. Nó chắc chắn không khiến bạn cảm thấy tốt hơn. 

Đôi khi chúng ta không cần khoa học hoặc những lời động viên khéo léo. Tất cả những gì chúng ta cần là nhắc nhở bản thân về những điều cơ bản mà rất có thể là những sự thật đúng đắn về cuộc sống mà chúng ta đã biết. 

Hãy dành một phút để xem lại ngày của bạn và tuần của bạn. Tóm tắt nhanh gọn có thể giúp bạn nhận ra bao nhiêu thời gian bạn đã bỏ ra cho việc này mà thậm chí chính bạn không nhận thức được. Không phải mọi cuộc gọi báo thức đều đến từ điện thoại của bạn đâu. 

6. Hãy lựa chọn là những nguồn của ai mà bạn sẽ nhập vào. 

Mặc dù việc so sánh với người khác rất không lành mạnh, nó thực ra cũng có thể khá hữu dụng trong việc học hỏi thói quen của người khác. Thói quen có thể được phỏng theo và việc tìm cảm hứng từ người khác là khả thi. 

Hãy dành chút thời gian để nhận thức hoàn toàn rằng là ai mà bạn lựa chọn để noi theo và nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào. 

Thứ bạn đang xem, đang nghe, đang đọc, vân vân? Bạn đang noi theo ai đó đã làm những việc phi thường để phát triển trong lĩnh vực bạn đang hoạt động, và bạn có thể thực sự học được điều gì từ đó? 

Hay chỉ đơn giản là bạn ngưỡng mộ Brad Pitt vì anh ta giàu có và nổi tiếng? Bạn đang ăn một thanh protein đột phá vì chuyên gia dinh dưỡng của bạn nói như vậy, hay bởi vì một người có sức ảnh hưởng đã đăng một post quảng cáo về nó? 

7. Học cách yêu cuộc hành trình. 

 

Chúng ta có thể vừa học điều gì đó thực sự to tát, vừa giành thắng lợi lớn về mặt cá nhân hay công việc, nhưng vì lí do nào đó, chúng ta vẫn chỉ tập trung vào việc chúng ta còn cách mục tiêu cuối cùng bao xa. 

Sự thật là chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy đủ - ít nhất là trong tâm trí của chúng ta. Con người được thiết kế để tiếp tục phát triển. Chúng ta không được thiết lập để chạm tới một điểm nào đó nơi chúng ta có mọi thứ, bởi vì sau đó thì sẽ thế nào? Thức dậy vào buổi sáng có ích lợi gì khi chúng ta đã có tất cả? 

Chúng ta cần mục đích. Chúng ta cần điều gì đó mới mẻ để tập trung vào đó, vì vậy chúng ta sẽ luôn muốn nhiều hơn. 

Hãy chấp nhận rằng bạn không cần phải có tất cả để tận hưởng cuộc hành trình. Hãy cảm kích vì bạn có điều gì đó để thức dậy vào mỗi sáng - một mục tiêu hoặc điều gì đó để hướng tới. 

Maria Popova đã nói: "Cuộc sống là một cuộc hành trình liên tục để chạm tới chúng ta là ai."

Mỗi bài học, mỗi cuộc hành trình đưa chúng ta tới một bước gần hơn, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ thực sự hoàn thành. 

Vì vậy hãy dừng lại việc tập trung vào việc người khác đang làm gì với cuộc đời của họ và tập trung vào việc bạn đang làm. 

----------

Tác giả: Maria Jensen

Link bài gốc: How To Stop Comparing Yourself To Others & Celebrate Your Uniqueness

Dịch giả: Nhạn Hành - ToMo - Learn Something New 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024