Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/10/2013 15:10 # 1
vanthanhdtu
Cấp độ: 22 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 121/220 (55%)
Kĩ năng: 67/110 (61%)
Ngày gia nhập: 11/12/2011
Bài gởi: 2431
Được cảm ơn: 617
Xử lý đĩa CD khó đọc.


Đĩa CD là một dạng thiết bị lưu trữ rất nhạy cảm, vì thành phần vật lý để ghi dữ liệu của nó dễ dàng tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân như vật sắc, nhọn, bụi bẩn. Cùng với thời gian, nhiều khi, chúng ta không còn đọc được dữ liệu trên đĩa, hoặc tốc độ đọc bị giảm hẳn.

Lau sạch đĩa

Đĩa CD hoạt động chậm thì nguyên nhân đầu tiên là do chính nó bị bụi bẩn, hoặc bị xước. Do đó, trước hết, phải lau sạch bề mặt đĩa. Các bước thực hiện lần lượt là:


Bước 1: Lau khô với khăn mềm

 


Lau khô với đầu lông hay khăn mềm

 

Ngay cả khi đĩa không bị xước, các vết cáu bẩn trên bề mặt đĩa có thể khiến đầu đọc hoạt động rất khó khăn. Hãy sử dụng một chiếc khăn khô (có thể dùng khăn ở trong các bộ vệ sinh laptop) để lau sạch bề mặt đĩa.

Bước 2: Lau với nước ấm
 


Lau với nước ấm


Đây là việc cần thiết, vì những vết cáu chỉ có thể lau đi được với sự trợ giúp của nước.


Bước 3: Tẩy sạch những bụi bẩn cứng đầu còn lại, hoặc dầu mỡ bám dính bằng tay dưới vòi nước sạch. Có thể sử dụng chất tẩy rửa nhẹ như xà phòng hoặc cồn.

 


Có thể dùng cả hóa chất nhẹ để tẩy rửa mặt đĩa


Bước 4: Lau sạch bề mặt đĩa và thử lại một lần nữa với các loại đầu đọc khác nhau. Trong nhiều trường hợp, đầu đọc của bạn có thể đã cũ và trở nên “kén” đĩa.

 


Thử đầu đĩa khác


Bước 5: Sau khi có thể đọc được dữ liệu trên chiếc đĩa CD cũ, hãy ngay lập tức lưu lại dữ liệu này vào một thiết bị tin cậy hơn, như ổ cứng hay USB chẳng hạn. Bạn cũng có thể ghi một đĩa CD mới, nhưng đa phần trường hợp không yêu cầu khắt khe như vậy.

 


Có lẽ bạn nên sao lưu nếu dữ liệu trong đĩa là quan trọng
 

Nếu đĩa CD chưa thể hoạt động bình thường, có thể nó đã bị xước. Phải tiến hành “cứu chữa”.

Xác định vết xước

Việc xác định vết xước là cần thiết trước khi tiến hành các bước để “cứu chữa”. Việc làm này đơn giản có thể thực hiện bằng mắt thường dưới ánh sáng tốt.
 


Cần xác định loại vết xước trên đĩa


Có 2 loại vết xước:

- Vết xước vuông góc với các đường tròn đồng tâm của đĩa: loại vết xước này không đáng ngại vì mỗi vòng cung dữ liệu (track) chỉ bị xước ở 1 vị trí, do đó cơ chế tự động kiểm và sửa lỗi trên các đĩa CD có thể khắc phục được chúng.
 


"Xước dọc"
 

- Vết xước chạy theo các đường tròn (hoặc gần như vậy): với loại vết xước này, thường thì tốc độ đọc CD sẽ trở nên chậm hơn, thậm chí là không thể đọc được nữa.

 


"Xước ngang"


Xác định được các vết xước, ta sẽ tiến hành khắc phục.

Khắc phục vêt xước

Khắc phục các vết xước của đĩa CD có nhiều cách, nhưng phổ biến là cách dùng kem đánh răng hoặc phần mặt trong của vỏ chuối. Lưu ý chỉ thực hiện bước này sau khi làm xong việc lau sạch đĩa.
 

Bước 1: Lấy một miếng kem đánh răng đặt lên đúng vị trí vết xước và chà xát theo hướng từ tâm đĩa ra ngoài. Sau đó rửa lại bằng nước sạch, dùng khăn mềm lau khô.

Bước 2: Tiếp tục lấy ít kem đánh răng trét lên một tấm khăn mềm. Tay cầm khăn chà xát chỗ đã bôi kem lên khu vực bị xước theo hình tròn của dĩa. Lưu ý không nên chà mạnh tay quá. Chà đến khi thấy các vết xước mờ đi thì thôi.

Để nơi thoáng mát cho đĩa khô hẳn rồi bỏ vào đầu đĩa cho chạy thử. 

Có thể thay kem đánh răng bằng vỏ chuối chín. Chà mặt trong của vỏ chuối lên bề mặt đĩa xước, sau đó rửa lại bằng nước sạch, lau bằng vải mềm rồi để chỗ thoáng cho đĩa khô là được.

Nếu đĩa của bạn đã hoạt động tốt thì cũng nên nhớ sao lưu những thứ quan trọng ra một vị trí khác.

Với những người chơi âm thanh, có lẽ việc lau sạch và khử xước vẫn chưa đủ để họ có một chất lượng âm thanh tốt nhất. Dưới đây là vài “tư vấn” cho những đối tượng với nhu cầu rất khắt khe này.

Khử từ cho đĩa

Sau thời gian hoạt động bên trong đầu đọc, đĩa CD sẽ bị nhiễm điện từ trên bề mặt do từ trường phát sinh từ mạch điện, các biến thế trong máy. Điều đó dẫn đến lỗi gây mất chi tiết, sai biệt âm hình và pha do đọc lệch tín hiệu. Vì thế, các nhà sản xuất phụ kiện rất chú trọng vào việc khử từ cho đĩa CD bằng các máy khử từ chuyên dụng như: Furutech, Hifi-tuning, Acoustic Revive…

Nhiều người cho rằng: đĩa CD không thể nhiễm từ vì thành phần chính của nó được cấu tạo từ nhôm và nhựa polycarbonate. Tuy nhiên, chính mực in nhãn đĩa có chứa những thành phần làm từ các phân tử sắt, nikel và cobalt là tác nhân khiến đĩa bị nhiễm từ trường. Ngoài ra, dù 99% chất nền của CD là nhôm, nhưng 1% còn lại vẫn chứa những phân tử kim loại tạp chất có khả năng bị nhiễm từ.
 


Thiết bị khử từ chuyên dụng
 

Để khử từ cho CD, người dùng phải nhờ đến các máy chuyên dụng được thiết kế riêng cho CD/DVD và thao tác đúng cách để quét sạch các Ion dương và Ion âm bám chặt trên mặt đĩa. Hiệu quả trước và sau khi khử từ rất rõ ràng. Thậm chí, người dùng có thể nghe được sự thay đổi về độ động cũng như thể hiện âm hình tốt hơn. Việc khử từ cho CD được khuyến cáo nên được thực hiện thường xuyên, vì thế tốt nhất nên chạy khử từ trước mỗi lần nghe đĩa.

Hạn chế sai biệt âm thanh do hiện tượng phản xạ trên đĩa

Khi mắt laser của đầu CD đọc dữ liệu trên mặt đĩa, nguồn ánh sáng cực mạnh bị ảnh hưởng bởi hiện tượng phản xạ ngược của chính tia laser từ cạnh viền và phần lồng tâm (không tráng nhôm) vào mặt trong của đĩa gây nhiễu và nhoè tín hiệu. Hiện tượng này gây nên nhiễu pha cũng như thời gian truyền tín hiệu tương tự nhiễu jitter trong mạch chuyển đổi digital sang analog.
 


"Tô viền" cho đĩa
 

Người dùng có thể giảm tối đa hiện tượng phản xạ này bằng cách làm đơn giản và không tốn kém nhiều. Công cụ duy nhất cần dùng là cây bút lông đen loại không phai. Dùng bút vẽ phủ xung quanh phần viền đĩa CD, nên vẽ vài lần để chắc rằng viền đĩa không bị lọt ánh sáng. Sau đó, dùng bút lông tiếp tục tô hết phần lòng CD ở cả hai mặt là người dùng có một chiếc đĩa hoàn chỉnh, loại bỏ hiện tượng phản xạ.

Với chỉ ba thao tác đơn giản gồm vệ sinh đĩa CD, khử từ và loại bỏ nhiễu phản xạ trên mặt đĩa, người dùng sẽ cảm nhận được hiệu quả về âm thanh một cách kỳ diệu, cho dù không phải thay đổi bất kỳ thiết bị nào trong hệ thống.
Chúc các bạn thành công!


 

Theo:thegioitinhoc.vn 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024