Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/12/2023 21:12 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 204/400 (51%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8004
Được cảm ơn: 2114
Khi sếp mời ăn tối, người EQ cao bận cũng chẳng nói “tôi không rảnh” để không lỡ cơ hội tốt trong đời


Đối đáp với cấp trên thông minh sẽ giúp cho các nhân viên được khen ngợi, yêu mến, thậm chí còn có nhiều cơ hội hơn trong công việc.

 

Những người EQ cao thể hiện sự khôn ngoan của mình khi đối đáp với tất cả mọi người. Đặc biệt, khi giao tiếp với lãnh đạo, chúng ta càng cần có những câu nói khéo léo để tránh mất lòng người khác.

Trong công việc, nhiều lúc sẽ có những cuộc gặp gỡ giữa cấp trên và đồng nghiệp để mối quan hệ trở nên vững chắc hơn. Những người lãnh đạo cũng thường mời nhân viên đi ăn tối. Đây là dịp quan trọng để các nhân viên có thể nhận sự tin tưởng, tôn trọng từ sếp của mình.

Vì vậy, dù có lỡ bận vào dịp này bạn cũng cần đối đáp lịch sự, dễ nghe, tránh mất lòng sếp. Trong trường hợp này, người có trí tuệ cảm xúc thấp sẽ từ chối thẳng thừng “Em bận lắm nên không đến được”, “Em không có thời gian rảnh”... khiến cấp trên không còn hứng thú. Hơn nữa, cấp trên cũng không đánh giá cao khả năng ứng xử và sắp xếp công việc của những người này.

Trong khi đó, những người có trí tuệ cảm xúc cao lại vô cùng khôn ngoan khi đáp lại lời mời của lãnh đạo. Nếu như không bận, họ sẵn sàng tham gia cuộc gặp gỡ với sếp vì đây là cơ hội để sếp hiểu hơn về năng lực, kỹ năng của bạn.

Nếu như thực sự bận rộn, người EQ cao cũng có cách từ chối khéo léo, không làm đối phương phải suy nghĩ.

Khi sếp mời ăn tối, người EQ cao bận cũng chẳng nói “tôi không rảnh” để không lỡ cơ hội tốt trong đời- Ảnh 1.

Người EQ cao luôn biết nói lời dễ nghe để không ai phải mất lòng. Ảnh minh họa: Internet

Khi bận lý do công việc hoặc lý do gia đình bất khả kháng, bạn nên chia sẻ rõ với lãnh đạo để họ cảm thông. “Em rất muốn tới bữa tiệc nhưng lại vướng dự án mới nhận ở công ty, nếu không làm ngay em e rằng sẽ không kịp tiến độ”. Đây là câu nói thể hiện EQ cao của 1 người. Lúc này, bạn hoàn toàn có lý do chính đáng và thể hiện tinh thần trách nhiệm, hết mình với công việc. Nếu như dự án này không cấp thiết, lãnh đạo còn có thể dời lịch cho bạn.

“Em xin lỗi vì vắng mặt trong cuộc gặp gỡ này. Gia đình em đang có chút việc cần giải quyết nên em không thể tham dự, mong sếp thông cảm cho em”. Đây cũng là câu nói thể hiện sự thông minh của người trí tuệ cảm xúc cao. Khi bạn trình bày rõ ràng lý do chính đáng, không người lãnh đạo nào có thể trách cứ bạn. Họ cũng không rơi vào trạng thái mất hứng, chạnh lòng khi nhân viên từ chối lời mời gặp gỡ.

Nếu có việc cá nhân, người EQ cao sẽ cân nhắc xem có thể sắp xếp được hay không. Khi việc đó không quan trọng, họ sẽ lùi lịch lại và tham gia bữa tiệc mà sếp mời. Ngược lại, họ sẽ nói rất nhẹ nhàng với sếp và dùng thái độ lịch sự, chân thành để thể hiện.

Bạn không cần trình bày lý do quá dài với sếp. Điều này sẽ khiến cấp trên của bạn cảm thấy khó chịu. Thay vào đó bạn nên nói ngắn gọn nhưng đủ ý và không quên thể hiện cảm xúc chân thành, thái độ nghiêm túc.

Khi sếp mời ăn tối, người EQ cao bận cũng chẳng nói “tôi không rảnh” để không lỡ cơ hội tốt trong đời- Ảnh 2.

Mối quan hệ của bạn với cấp trên sẽ tốt lên nếu ứng xử giỏi. Ảnh minh họa: Internet

Người EQ cao cũng không quên đưa ra lời hứa hẹn với cấp trên để họ không cảm thấy hụt hẫng. “Lần này không tham gia được nhưng em mong sẽ có dịp sau, nhất định em sẽ có mặt”, “Lần này không tham gia được nhưng em hẹn sếp lần sau sẽ mời sếp 1 bữa”. Người EQ cao có thể khẳng định thiện chí của mình bằng những câu nói vui vẻ này.

Chỉ nhờ những câu nói đơn giản và cách cư xử khôn ngoan, chúng ta sẽ tạo nên thiện cảm đối với cấp trên. Đây là điều ta nên áp dụng để trở thành người khéo léo, giỏi giang, chân thành trong cảm nhận của lãnh đạo.

Huyền Giang

Theo Phụ nữ số

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024