Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/08/2020 23:08 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[Youth Confessions] Có Phải Cứ Học Trường Y Là Sẽ Làm Bác Sĩ ?


Hello mọi người,

Mình là Ngân, TT161, ngành QTCNTT. HK này mình bắt đầu đi tìm công ty để làm đồ án tốt nghiệp, tiếc nuối về thời sinh viên tại HSU nên mình có tự ngồi review lại những gì mình đã được học trong 4 năm qua. Mình nghĩ đối với những bạn đã từng chưa có định hướng như mình, việc học tại một trường, một ngành, quan trọng nhất không phải là đầu ra sẽ có thành tựu gì, mà là trải nghiệm ở nơi đó, chương trình học ở nơi đó đã giúp bạn trở thành người thế nào.
 
Vì thế, bài review của mình tập trung nói về chương trình học ở ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông trong 4 năm qua, hy vọng chia sẻ với các bạn 2k2, các bạn ở ngành khác có nguyện vọng chuyển ngành, có thể có bức tranh để đối chiếu nhen.
Disclaimer: Bài không mang tính chất hướng nghiệp, chỉ là review cảm nhận từ sinh viên của ngành, nên mình mong được đóng góp từ các bạn, thầy cô trong ngành nếu mình/em có góc nhìn chưa hoàn thiện nhen ạ.
 
----
Theo lộ trình mẫu, chương trình đào tạo của ngành sẽ theo note này: https://bit.ly/338xrZk
Tuy nhiên trong lúc học sẽ có sự tự chủ động thay đổi vì sẽ có bạn định hướng tốt nghiệp sớm, tốt nghiệp muộn vì có business riêng, kế hoạch riêng gap year,.. Nhưng chung quy lại, học ngành mình thì chúng mình đều phải trải qua các cửa ải cụm môn sau:
 
1/ Các môn về Đại cương:
  • Lý luận chính trị: Tư tưởng, Mác, Đường lối.
  • Khoa học xã hội: Kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, Tâm lý học, Đạo đức nghề nghiệp.
  • Toán: Bảng tính, Công nghệ mạng
Khác với các trường khác, ngành mình không cần phải học Toán cao cấp hay Xác suất thống kê và cũng được quyền sử tự chọn các môn về Toán & Khoa học xã hội bạn thích.
 
⭐️Học để làm gì? Mình nghĩ loạt môn này mang tính chất làm quen môi trường Đại học khác cấp Ba ra sao và những môn Khoa học xã hội theo mình thấy cũng khá hữu ích cho các môn chuyên môn sau này.
⭐️Độ yêu thích (những gì còn nhớ sau khi đã quên): 6/10 thôi vì cũng như bao thế hệ sinh viên khác mình sợ Mác, Đường lối, Tư tưởng các thể loại nhưng vẫn phải học thôi.
⭐️Độ khó: 5/10 vì là những môn mở màn cho thời Đại học nên thầy cô cũng nhẹ nhàng, chỉ khó ở khâu chuyên cần không trốn học và làm đầy đủ các cột điểm là nhẹ nhàng.
 
2/ Các môn kiến thức cơ sở:
  • Kinh tế cơ bản: Marketing Căn bản, Kinh tế Vi mô, Kinh tế Vĩ mô, Quản trị học
  • Truyền thông cơ bản: Tổng quan truyền thông nghe nhìn, Lịch sử Mỹ thuật thế giới, Truyền thông và xã hội, Cảm thụ nghệ thuật nghe nhìn.
⭐️Học để làm gì? Đây là loạt môn giúp mình có bức tranh tổng quan về kinh tế và truyền thông của vũ trụ loài người này vận hành như thế nào. Mình được học vào năm 1, năm 2 nên thời đó cũng khá chăm chỉ nghe giảng, không lo ra làm việc riêng, chạy deadline project như giờ. Thời đó, chả biết gì về kinh tế cũng như truyền thông, một đứa ất ơ từ khối B đi ra, nên may mắn nhất là được nghe về toàn bộ bức tranh của thầy cô và các góc nhìn của bức tranh đó. Mình mới bắt đầu có những suy nghĩ đầu tiên về việc học thêm về Marketing, Kinh tế nó vận hành như thế nào so với ngành của mình.
⭐️Độ yêu thích (những gì còn nhớ sau khi đã quên): 9/10. Đây là lẽ là loạt môn mình thích nhất vì mình được dạy bởi cô Hồ Tố Phương và thầy Vũ Ánh Dương, hai thầy cô mình gặp đầu tiên lúc vào trường. Các môn kinh tế thì mình cũng được may mắn đăng kí môn ngay lớp của cô Vân, thầy Đức, những thầy cô cũng nổi tiếng bên khoa Kinh tế.
⭐️Độ khó: 8/10 vì được học với thầy cô “bự bự” của khoa nên độ khó bắt đầu lớn hơn khi yêu cầu của thầy cô cũng tăng theo. Cũng như loạt môn Vi mô, vĩ mô ám ánh đời sinh viên Kinh tế mình cũng đã phải lê lết đi qua. Một học kì rất đáng nhớ nếu học chỉn chu các môn cơ sở này.
 
3/ Các môn kiến thức chung ngành chính:
  • Kinh tế: Quản trị thương hiệu, MarCom Tích hợp (IMC)
  • Truyền thông: Quản trị dự án Truyền thông, Cơ sở pháp lý, Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông, Nội dung và phương triện truyền thông
⭐️Học để làm gì? Hình dung của mình đây là loạt môn nâng cấp lên level 2, level 3 của các môn kiến thức cơ sở. Lúc này đa phần các môn đều yêu cầu bạn phải pass hết level 1 rồi mới được học.
⭐️Độ yêu thích (những gì còn nhớ sau khi đã quên): 8/10. Vì đã có hòm hòm mindset đi học về Marketing, Kinh tế phía trước qua các dự án CLB, dự án cá nhân, đi intern nên với mình nhưng môn này chính là chiếc phao cứu sinh giúp mình wrap-up lại toàn bộ các kiến thức đi lượm lặt ở bên ngoài thành một bản vẽ hoàn hảo.
⭐️Độ khó: 7/10 vì các môn này cơ bản là từ nền tảng các môn trên đi lên, nhưng khó ở điểm là nếu học cùng lúc thì rất quá tải khi đến giai đoạn tuần 8 (tuần bắt đầu làm bài giữa kì, báo cáo nhóm, bài tập cá nhân) và tuần 15 (báo cáo cuối kì). Cực kì khủng hoảng luôn và sáng đêm chạy deadline nếu bạn học chung các môn này cùng lúc.
 
4/ Kiến thức chung chuyên sâu
  • Về sản xuất: Nhập môn Quản trị sự kiện, Kỹ thuật Auvi, Nghiên cứu thị hiếu Khán Thính giả, Hệ thống Thiết bị Kỹ thuật, Cấu trúc khung, Quản lý hệ thống, Đề án 1 Quản lý sản xuất truyền thông.
  • Về kinh doanh: Chiến lược chiến thuật, Kinh doanh Sản phẩm Truyền thông, Đề án 2 Quản lý kinh doanh sản phẩm truyền thông.
⭐️Học để làm gì? Đây là những môn đi sâu vào chuyên môn của người làm sản xuất và người làm kinh doanh sản phẩm truyền thông.
⭐️Độ yêu thích (những gì còn nhớ sau khi đã quên): 9/10. Dù không phải đứa có thế mạnh về kỹ thuật sản xuất nhưng mình lại thích những môn kiến thức chuyên sâu về sản xuất nhất vì mình tin đây là điểm mạnh của sinh viên ngành mình so với các ngành kinh tế truyền thông trên thị trường. Việc được học một quy trình bài bản của một buổi sản xuất, của một phòng ban Đài truyền hình, cách tư duy khi lên chiến lược nội dung chương trình cho một kênh truyền hình, hay cách bố trí nguồn lực cho một chương trình chạy quay thực tế. Thật sự rất thú vị khi được học với thầy cô cũng là những người đến từ Đài truyền hình, Agency, Production House. Và các đề án, bài tập cũng được sử dụng máy móc, studio của trường. Các môn về kinh doanh cũng là thầy cô trực chiến từ các agency, brand lớn về dạy. Năm nay mình còn thấy các bé khóa dưới làm bài đồ án cuối kì được brand team booking nguyên bài của bé luôn.
⭐️Độ khó: 9/10 đúng nghĩa cái gì càng thích thì độ khó càng tăng như khi bạn thích hay yêu một anh nào đó cũng vì anh đó khó để chinh phục, dễ dàng quá chúng ta thường khó nhớ, khó yêu. Loạt môn này cũng đánh đố sức sinh viên cực kì vì đặc điểm ngành mình các môn sản xuất là những môn sẽ chẳng có kì thi tập trung trên giấy, ôn bài qua đề cương mà thi đâu. Bạn phải cày từ đầu kì đến cuối kì để ra được sản phẩm trình chiếu và qua hàng ngàn lớp lớp lần “đập đi xây lại” khi thầy cô challenge đổi idea, đề tài mỗi tuần. Cốt yếu là để sản phẩm được mài giũa tốt nhất. Yay, nên mình thấy chuỗi môn này cũng không dễ thở xíu nào.
 
5/ Kiến thức cơ sở ngành chính:
  • Sản xuất Chương trình Truyền hình
  • Sản xuất Quảng cáo TVC
  • Sản xuất Phát Thanh
  • Sản xuất Phim truyện
⭐️Học để làm gì? Sau khi bạn kinh qua 4 cụm môn kiến thức khó trên thì đến năm 3, năm 4 là thời điểm sinh viên truyền thông nào cũng phải đi qua ¾ môn sản xuất mới được xét có cơ sở làm tốt nghiệp. Lúc này, bạn đã bắt đầu định vị mình có thế mạnh ở mảng sản xuất hay mảng quản lý rồi. Thường thì các bạn giỏi về sản xuất đã trầy trụa từ năm 1 ở những đoàn phim, production house và đến thời điểm này đã có portfolio khá mạnh trong ngành. Mình thì không có thế mạnh ở mảng này nên mình may mắn tìm được teammate là những bạn producer, editor khá xịn, mình sẽ về khâu nội dung, assistant hay account (làm proposal, report, presentation)... Dù ở vị trí nào, khi bạn đến được 3 môn sản xuất này. Bạn bắt đầu được thử thách bởi thầy cô, cũng là KOLs có tiếng trong ngành.
 
⭐️Độ yêu thích (những gì còn nhớ sau khi đã quên): 10/10. Vầng. Nếu hỏi học 4 năm HSU mình nhớ gì nhất, mình xin phép nhớ 3 môn sản xuất trần ai nhưng vui nhất đời sinh viên của mình.
 
  • Lớp TV Pro là lớp đầu tiên mình học, cũng măy mắn là học chung với các bạn hồi năm 1 nên biết nhau hết rồi. Nhóm mình là nhóm tuần nào cũng “được” thầy cho đập đi xây lại idea đến lúc quạu nhau luôn nhưng mà quạu thì quạu, là nhóm chăm chỉ đi học đầy đủ để chơi ma sói từ đầu buổi đến cuối buổi cãi nhau như con nhưng đó là thời gian mình thích đi học nhất =)))) Chỉ để vào lớp mua vui.
  • Lớp TVC. Nhóm mình cũng là nhóm tuần nào đi học cũng “được” đập đi xây lại idea, insight. Nhiều đến mức nhóm mình từng nghĩ đến việc có thể phải đóng tiền đi học lại môn này. Những lần lên lớp, họp coffee, call nhau lúc Covid làm idea đến 12g khuya hay những buổi quay có mặt lúc 4,5g sáng. Khoảnh khắc được duyệt idea, xách máy đi quay sau hơn mười mấy tuần trầy trật, nó đáng giá và đáng nhớ.
  • Lớp Radio. Cũng là cái nhóm dính dớp nhất của mình khi sáng thầy duyệt là chiều đi thu âm mà dính mưa ở lại studio đến 8,9g tối đứa nào cũng ướt nhẹp xong hóng nhau call email thầy duyệt sản phẩm.
⭐️Độ khó: 10/10. Cực và khó nhất. Nhưng học được nhiều nhất, kỷ niệm thời sinh viên to bự nhất là lúc làm những môn sản xuất này.
 
Cuối cùng là những môn bên lề như thể dục, ngoại ngữ, môn tự chọn tự do, đi quân sự, đi thực tập nhận thức. Những môn trong lộ trình cơ bản của đời sinh viên nhưng nó đánh dấu đời sinh viên của bạn là đây. So với việc bạn cũng học những môn kia nhưng học ở học viên, lớp học tự do, học online, học đại học chính là việc bạn học rèn luyện tính kiên trì, vượt khó, ép mình vào quy chuẩn, nề nếp, chỉn chu. Những môn này cũng là những môn mình gặp thêm nhiều bạn bè không phải ở ngành mình mà là ngành khác, các em khóa dưới, các anh chị khóa trên, là lúc mối quan hệ và những kỉ niệm thời đại học của mình tăng lên. Dù có lúc mình rất ngán các môn thể dục, học mãi rớt mãi đến năm 4 mới học xong...
 
Nguồn: Ngan Pham 
Ybox.vn

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024