Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/06/2014 15:06 # 1
myle12
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 10/06/2014
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Hội chúng quá kích buồng trứng (HCQKBT)


HCQKBT là biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân có sử dụng thuốc kích thích buồng trứng trong dieu tri vo sinh. HCQKBT được định nghĩa là sự gia tăng kích thước buồng trứng xảy ra đồng thời với tình trạng cô đặc máu kèm tràn dịch các khoang cơ thể (màng bụng, màng tim, màng phổi…) và rối loạn huyết động học.

Các triệu chứng thường gặp khi bị quá kích buồng trứng là gì?

Triệu chứng ban đầu thường gặp là cảm giác căng tức vùng bụng, đầy bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, khó thở. Khám lâm sàng có các dấu hiệu như tăng cân nhanh, buồng trứng to và nhiều nang, thiểu niệu hay vô niệu, cô đặc máu (Hct 45 - 55%), báng bụng, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, rối loạn nước điện giải (tăng Kali, giảm Natri)… Các triệu chứng có thể rầm rộ nhưng thường tự hồi phục trong khoảng thời gian từ 10 - 14 ngày và có thể trở nặng nếu bệnh nhân mang thai do nồng độ hCG trong máu tăng nhanh.

 

khambacsi

Hình ảnh minh họa

kham vo sinh o dau

Hội chứng quá kích buồng trứng được chia thành 3độ

  • Độ I - Quá kích nhẹ. Kích thước buồng trứng từ 5-10 cm. Bệnh nhân cảm giác khó chịu vùng bụng dưới như căng bụng và đau kèm những triệu chứng rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

  • Độ II - Quá kích trung bình. Bên cạnh những triệu chứng của độ I nặng dần lên, bệnh nhân tăng cân nhanh có thể trên 3kg/ngày. Siêu âm thấy kích thước buồng trứng > 10 cm và nhiều dịch ổ bụng.

  • Độ III - Quá kích nặng. Buồng trứng tăng trên 12 cm, các triệu chứng quá kích vừa sẽ nặng hơn đồng thời có tràn dịch màng phổi, màng tim, tăng cô đặc máu có thể đưa đến thiểu niệu hay suy thận cấp. Nặng hơn bệnh nhân có thể có rối loạn đông máu và thuyên tắc mạch do huyết khối, hội chứng suy hô hấp cấp, suy giảm chức năng gan.

Tuy nhiên phân độ bệnh chỉ có tính chất tương đối vì diễn tiến bệnh đôi khi không rõ ràng và phức tạp nên điều quan trọng là phải đánh giá đúng mức độ rối loạn về sinh lý bệnh và chức năng để theo dõi và điều trị thích hợp để có cach chua vo sinh.Mặc khác, khi kích thích buồng trứng chúng ta nên chú ý đến các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng quá kích buồng trứng như tuổi dưới 30, gầy, nồng độ estradiol trong máu cao > 4000 pg/ml hoặc tăng cao đột ngột, buồng trứng có quá nhiều nang (>35 nang) hay những bệnh nhân với chẩn đoán là buồng trứng đa nang.

Phương pháp dự phòng khi bị quá kích buồng trứng khi kích trứng làm TTON

  • Ngưng toàn bộ chu kỳ điều trị

  • Tiếp tục theo dõi nhưng giảm liều hoặc ngưng thuốc kích thích buồng trứng

  • Uống nước điện giải

  • Ăn 4 lòng trắng trứng gà/ ngày đễ hỗ trợ sự hồi phục cho buồng trứng.

  • Trữ phôi toàn bộ và chuyển phôi ở chu kỳ sau

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024