Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/12/2013 21:12 # 1
niphip
Cấp độ: 26 - Kỹ năng: 14

Kinh nghiệm: 109/260 (42%)
Kĩ năng: 113/140 (81%)
Ngày gia nhập: 19/12/2012
Bài gởi: 3359
Được cảm ơn: 1023
Nhiều nhà đầu tư nóng lòng chờ Khu công nghệ cao Đà Nẵng!


 

“Tiềm năng các nhà đầu tư quốc tế vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng (DHTP) rất nhiều, trong đó có những tập đoàn dự kiến đầu tư cả tỉ USD, tuy nhiên chuyện sẵn sàng về cơ sở hạ tầng cho DHTP là chưa có!” – ông Lâm Quang Minh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng nói.

Ngày 24/12, Ban quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng (DHTP) cho biết, dự án đầu tư xây dựng DHTP được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt quý II/2012 với tổng vốn đầu tư gần 9.000 tỉ đồng và được phân kỳ đầu tư thành 3 giai đoạn kéo dài đến năm 2020, trong đó vốn đầu tư giai đoạn 1 (2012 - 2015) gần 3.500 tỉ đồng.

Phối cảnh dự án Khu công nghệ cao Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Trong giai đoạn đầu của dự án, DHTP tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và chú trọng thu hút vốn FDI về sản xuất công nghệ cao. Để thu hút đầu tư thì yếu tố hết sức quan trọng là phải xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, xử lý nước thải, viễn thông và công nghệ thông tin của DHTP giai đoạn 1 (trên diện tích 328 ha).

Tuy nhiên, kế hoạch vốn được phân bổ từ đầu dự án đến nay chỉ mới gần 300 tỉ đồng cho cả 02 năm 2012 – 2013, chưa đạt 10%  nhu cầu vốn của giai đoạn 2012 – 2015. Với nguồn vốn quá hạn hẹp này, việc đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng của DHTP để đáp ứng nhu cầu thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư quốc tế, vào đây đang gặp nhiều khó khăn.

Được biết, sau hai khu công nghệ cao ở Hà Nội và TP.HCM thì DHTP là khu công nghệ cao thứ ba của cả nước được thành lập theo Quyết định 1979/QDD-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên theo ông Lâm Quang Minh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng (IPC Đà Nẵng) thì TP Đà Nẵng đã khởi động dự án này từ năm 2008 và ngay từ thời điểm đó, IPC Đà Nẵng đã tiến hành nhiều biện pháp xúc tiến một cách mạnh mẽ nhằm thu hút các nhà đầu tư vào đây.

Theo ông Lâm Quang Minh, trong đợt xúc tiến đầu tư tại Yokohama (Nhật Bản) do Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến dẫn đầu hồi giữa năm 2013, rất nhiều tập đoàn lớn của Nhật đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đối với DHTP. Mới đây, tại buổi tọa đàm “Cải tiến môi trường đầu tư và thu hút FDI vào Đà Nẵng” do IPC Đà Nẵng và Câu lạc bộ FDI Đà Nẵng tổ chức tối 5/12, đã có thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao về tiềm năng của DHTP mà họ cho là một điểm đến mới của công nghệ cao ở Việt Nam!

“Từ việc xúc tiến mạnh mẽ đó đã có rất nhiều tập đoàn đến tìm hiểu về DHTP, trong đó có những tập đoàn dự kiến đầu tư cả tỉ USD vào đây. Tuy nhiên do chúng ta vẫn chưa làm kịp cơ sở hạ tầng, cho nên trong hội thảo xúc tiến đầu tư tại Yokohama, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đã chất vấn Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng chừng nào DHTP xong cơ sở hạ tầng để hai doanh nghiệp đầu tiên của Nhật Bản triển khai dự án và họ cũng sẽ vào? Nói như vậy để thấy tiềm năng người ta vào DHTP rất nhiều nhưng chuyện sẵn sàng của chúng ta là chưa có!” – ông Lâm Quang Minh nói.

Thi công thảm bê tông Asphalt đường trung tâm (mặt cắt 51m) vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng

Ông cũng cho biết thêm, Tập đoàn Airbus và Tập đoàn Hàng không vũ trụ Châu Âu vẫn tiếp tục theo đuổi dự án tại DHTP. Ngày 6/11, họ tổ chức một đoàn rất rầm rộ đến Đà Nẵng. Do thay đổi toàn bộ ban lãnh đạo nên Tập đoàn Hàng không vũ trụ Hàn Quốc (đối tác của Tập đoàn Hàng không vũ trụ Châu Âu trong dự án tại DHTP) xin lùi lại một nhịp. Tuy nhiên Tập đoàn Airbus không chịu sự chậm trễ đó mà đưa một tập đoàn mới của Pháp “nhảy” vào thực hiện dự án tại đây. “Như vậy là có rất nhiều đối tác đang vào tìm hiểu và chờ khi DHTP hoàn thành cơ sở hạ tầng giai đoạn 1 thì sẽ chính thức đăng ký đầu tư!” – ông Lâm Quang Minh nhấn mạnh thêm một lần nữa.

Trước tình hình đó, BQL DHTP cho hay, ngoài nguồn vốn ngân sách được bố trí theo kế hoạch hằng năm, BQL DHTP đã chủ động, tích cực tìm kiếm các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng cấp điện (vay từ Ngân hàng Phát triển Thế giới, và Quỹ Hỗ trợ đầu tư...); xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung bằng nguồn vốn ODA; lập các dự án cơ hội để kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng như dự án Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao...

Bên cạnh đó, BQL DHTP đang xây dựng phương án, lập thủ tục để vay vốn tín dụng theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ vốn xây dựng DHTP, trong đó cho phép vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện các dự án hạ tầng tại đây. Đồng thời tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng và hoàn thành hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1.

Cụ thể, bên cạnh nguồn vốn của ngân sách, Ban Quản lý KCNC sẽ huy động các nguồn vốn khác như vốn vay, vốn ODA, vốn BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao) hoặc vốn tư nhân để đầu tư phát triển hạ tầng một số khu chức năng của giai đoạn 1 như Khu nghiên cứu - phát triển, đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp; Khu quản lý - hành chính; Khu ở; Khu hậu cần, Logistics và dịch vụ CNC; nhà xưởng xây sẵn cho thuê...

Ngoài ra, BQL DHTP đang nghiên cứu, xem xét lựa chọn giao cho nhà đầu tư có tiềm năng đầu tư xây dựng và kinh doanh một phần diện tích thích hợp của KCNC thay vì Ban Quản lý giao đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng hoàn thiện cho nhà đầu tư. Với hướng đi đa dạng nguồn vốn này, BQL DHTP hy vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 để đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư vào DHTP hiện nay.

Tại kỳ họp thứ 8 diễn ra từ ngày 11 – 13/12 vừa qua, HĐND TP Đà Nẵng cũng đã thống nhất ra nghị quyết về việc ưu tiên chỉ đạo và đầu tư triển khai 10 công trình trọng điểm trên địa bàn TP trong năm 2014; trước hết là Nút giao thông khác mức Ngã ba Huế và Khu Công nghệ cao DHTP…

HẢI CHÂU




Facebook: Ngọc Yến Phan

Email: ngocyen.phan184@gmail.com

Lớp K17PSUQTH


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024