Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/08/2017 22:08 # 1
tuthithuygiang
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 180/190 (95%)
Kĩ năng: 16/30 (53%)
Ngày gia nhập: 30/05/2016
Bài gởi: 1890
Được cảm ơn: 46
Tới Hội An, hay ghi nhỡ những bí quyết sau để có được trải nghiệm trọn vẹn và “chất“ nhất


1. Đi dạo phố cổ về đêm

Khi đến phố cổ, điều tuyệt vời nhất là tản bộ quanh các con phố, nhìn ngắm các ngôi nhà cổ, những con phố đèn lồng rực rỡ về đêm.

Bạn sẽ ngỡ như mình lạc vào buổi dạ tiệc của ánh sáng, một bức tranh kết hợp giữa sự bình lặng của kiến trúc cổ xưa với hình ảnh dân dã và sự nhộn nhịp của cuộc sống hiện đại.

Phố đi bộ ở Hội An về đêm trở mình nhộn nhịp hơn bao giờ hết. (Nguồn: dulichvn.org.vn)

Phố đi bộ ở Hội An về đêm trở mình nhộn nhịp hơn bao giờ hết. (Nguồn: dulichvn.org.vn)

Nhiều địa danh gắn liền với phố cổ Hội An nên ghé nằm trên trục phố chính Trần Phú, cầu Nhật Bản, đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Bạch Đằng dọc sông Hoài, hội quán Quảng Đông,…

Có lẽ đẹp nhất vẫn là đôi bờ sông Hoài, nơi những vệt màu sáng lấp lánh trên mặt nước. Vì thế, hãy chọn cho mình một góc bên bờ sông Hoài để cảm nhận được sự bình lặng của một Hội An trầm lắng pha lẫn với sự sôi nổi của dòng người.

Hội An thêm sắc là nhờ những ánh sáng phát ra từ những hội quán. (thuanphatbooking.com)

Hội An thêm sắc là nhờ những ánh sáng phát ra từ những hội quán. (thuanphatbooking.com)

Hội An sẽ còn đẹp hơn nữa khi không còn du khách và những hàng quán, khi ấy phố cổ mới thật sự mang một dáng hình xưa cũ, trầm mặc.

Trong đêm, Hội An như biến mình thành những cô thiếu nữ tuổi xuân thì. (Nguồn: vietnamtourism.com)

Trong đêm, Hội An như biến mình thành những cô thiếu nữ tuổi xuân thì. (Nguồn: vietnamtourism.com)

2. Đạp xe khám phá phố cổ

Thú vui tao nhã của khách du lịch là được đạp xe dạo quanh phố cổ. (Nguồn: chuyenxedapthethao.com)

Thú vui tao nhã của khách du lịch là được đạp xe dạo quanh phố cổ. (Nguồn: chuyenxedapthethao.com)

Đạp xe khám phá các ngóc ngách phố cổ quả là một điều thú vị khi đến đây.

Buổi sớm và chiều tối, thời tiết rất dễ chịu, là thời điểm phù hợp để bạn thuê một chiếc xe đạp, rồi dạo chơi khắp những con phố, hẻm nhỏ, chạy xe dọc bờ sông Hoài hay xa hơn là những cánh đồng lúa xanh mướt đương thì con gái, đến biển Cửa Đại (cách phố cổ 5 km).

3. Đi xích lô ngắm nhìn phố cổ

Trải nghiệm khó quên của du khách là khám phá Hội An trên những chiếc xích lô. (Nguồn: Bước chân không mỏi)

Trải nghiệm khó quên của du khách là khám phá Hội An trên những chiếc xích lô. (Nguồn: Bước chân không mỏi)

Nếu ngại đi bộ hay đạp xe, bạn nên chọn xích lô làm phương tiên di chuyển để khám phá phố cổ Hội An. Xích lô đã trở thành “thương hiệu” nổi tiếng, được nhiều du khách biết đến chứ không bị đi vào quên lãng như những nơi khác.

Đây sẽ là một trải nghiệm khá thú vị đối với bạn.

4. Đi thuyền trên sông Hoài

Nếu đến Hội An mà bạn chưa một lần ngồi thuyền đi dọc bờ sông Hoài và thả đèn hoa đăng thì quả là một điều đáng tiếc.

Hội An thơ mộng bên dòng sông Hoài. (Nguồn: gowdee.vn)

Hội An thơ mộng bên dòng sông Hoài. (Nguồn: gowdee.vn)

Sông Hoài là một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua Hội An. Với người dân nơi đây nói riêng và du khách nói chung, con sông này như biểu tượng không thể tách rời của phố cổ. 

Không chỉ vậy, dòng sông nhỏ hiền hòa này còn gắn liền với cuộc sống mưu sinh của dân cư phố Hội. Nghề chính của họ là chèo thuyền, đưa khách du lịch tham quan.

Nghề chính của người dân xứ Quảng là chèo thuyền, đưa khách tham quan. (Nguồn: jason.luu11)

Nghề chính của người dân xứ Quảng là chèo thuyền, đưa khách tham quan. (Nguồn: jason.luu11)

Một ngày trên sông thường bắt đầu từ sáng sớm. Chính vì nhu cầu muốn ngắm bình minh, nhiều đoàn khách thường tới bến thuyền từ sớm. Do vậy, người dân nơi đây phải chuẩn bị trước, khi có khách là sẵn sàng lên đường.

Điểm hấp dẫn nơi đây là các con thuyền đều không sử dụng động cơ máy. Điều này khiến du khách được cảm nhận rõ rệt nhất về sự cổ kính và nét giản dị, gần gũi nơi đây.

Những con thuyền độc mộc gắn với sức người. (Nguồn: thuonghieuvietnoitieng.vn)

Những con thuyền độc mộc gắn với sức người. (Nguồn: thuonghieuvietnoitieng.vn)

Không chỉ chiêm ngưỡng cảnh đẹp Hội An, du khách còn được nghe những câu chuyện thường ngày thú vị từ người lái đò. Cùng tiếng mái chèo khỏa nước giữa không gian yên bình, ấn tượng về miền đất bình yên trong mỗi người cứ thế đầy lên.

Nơi đây đang dần trở thành địa điểm chụp ảnh cưới lý tưởng cho nhiều cặp đôi. (Nguồn: triphunter.vn)

Nơi đây đang dần trở thành địa điểm chụp ảnh cưới lý tưởng cho nhiều cặp đôi. (Nguồn: triphunter.vn)

Nếu có cơ hội, bạn hãy thử đi thuyền trên sông Hoài vào buổi tối. Đặc biệt vào những đêm hoa đăng. Bạn có thể mua một bông hoa nhỏ để thả lên mặt nước. Cùng với ánh đèn từ các ngôi nhà, cả bến sông trở nên lung linh hệt như những câu chuyện cổ tích.

5. Tham quan những ngôi nhà cổ

Đối lập với sự nguy nga, tráng lệ của những ngôi nhà cao tầng, những ngôi nhà cổ Hội An vẫn lặng lẽ cùng với thời gian trường tồn.

Tham quan những ngôi nhà cổ in dấu lối sống của đô thị Hội An xưa là một hành trình không thể thiếu trong các chuyến du lịch Hội An.

Một chút cổ kính ở hội quán Phúc Kiến. (Nguồn: hangnguyen27272)

Một chút cổ kính ở hội quán Phúc Kiến. (Nguồn: hangnguyen27272)

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thế nhưng ở đâu đó của Hội An vẫn còn thấp thoáng những ngôi nhà cổ. Khi đến đây, du khách đều mong muốn được tham quan những ngôi nhà cổ mang dấu ấn một thời của Hội An.

Bên trong phòng khách ngôi nhà cổ Tấn Ký. (Nguồn: Trần Việt Anh)

Bên trong phòng khách ngôi nhà cổ Tấn Ký. (Nguồn: Trần Việt Anh)

Trong đó, nhà cổ Tân Ký là địa điểm được nhiều khách tham quan biết đến. Đây là ngôi nhà đầu tiên được công nhận là di tích quốc gia ở Hội An và là nơi từng tiếp đón nhiều nguyên thủ trong và ngoài nước.

Góc nhỏ ở hội quán Phúc Kiến. (Nguồn: hangnguyen27272)

Góc nhỏ ở hội quán Phúc Kiến. (Nguồn: hangnguyen27272)

Bên cạnh Tân Ký, Hội An còn có nhà cổ Phùng Hưng, Quân Thắng… hay các hội quán Quảng Đông, Phúc Kiến… mang đậm kiến trúc người Hoa, được các thương nhân người Hoa xây dựng để tưởng nhớ tới quê hương họ.

6. Ngắm phố đèn lồng

Phố đèn lồng là đặc trưng nổi bật nhất ở phố cổ Hội An. (Nguồn: dieu.d.q)

Phố đèn lồng là đặc trưng nổi bật nhất ở phố cổ Hội An. (Nguồn: dieu.d.q)

Nhắc đến Hội An chắc hẳn nhiều người sẽ nhớ đến những phố đèn lồng lung linh rực rỡ về đêm. Dưới đôi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân địa phương, nhiều chiếc đèn lồng được tạo ra với đầy đủ màu sắc, kích cỡ.

Đèn lòng xuất hiện trên khắp con phố và trong các cửa hàng, được làm khá bắt mắt và gọn nhẹ nên rất thích hợp cho du khách mua về làm vật kỷ niệm.

7. Thả đèn hoa đăng

Hội An mỗi giấc, mỗi giờ đều chứa sẵn trong mình những vẻ đẹp rất riêng. Đó có thể là một sáng nắng hè yên bình hay một chiều mưa như chực kéo du khách về những ngày tháng xưa cũ bởi dáng mẹ gánh chè, gánh rau.

Và sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến những đêm Hội An được trở về với những ánh đèn lồng, đèn hoa đăng lấp lánh.

Ánh sáng lấp lánh tỏa ra từ những chiếc đèn hoa đăng. (Nguồn: tamanlac.vn)

Ánh sáng lấp lánh tỏa ra từ những chiếc đèn hoa đăng. (Nguồn: tamanlac.vn)

Khi đèn điện của thời hiện đại vụt tắt, bước chân người du khách như tìm về nơi phát ra thứ ánh sáng lấp lánh trên sông Hoài. Đó cũng là thời khắc để thả đèn hoa đăng đưa Hội An quay về với một thời kỳ trong ký ức.

Thả đèn hoa đăng với những điều ước giản dị. (Nguồn: nhibettys)

Thả đèn hoa đăng với những điều ước giản dị. (Nguồn: nhibettys)

Một đêm sông Hoài hóa ngân hà bởi những ánh đèn hoa đăng. Bên cạnh việc chỉ ngắm nhìn, du khách còn có thể hòa mình vào cùng trang trí cho bữa tiệc ánh sáng trên bờ sông.

Chính tay bạn sẽ được thả những chiếc đèn nhỏ lấp lánh xuống sông, với hy vọng những chiếc đèn sẽ mang lại may mắn, bình an cho người thân, bạn bè. Đây cũng là một trải nghiệm vô cùng thú vị khi đến với Hội An.

Lễ hội ánh sáng đang được thắp lên. (Nguồn: Internet)

Lễ hội ánh sáng đang được thắp lên. (Nguồn: Internet)

Cùng với đèn lồng, hoa đăng cũng đã dần trở thành nét đặc trưng của du lịch Hội An.

8. Khám phá Hội An vào ngày rằm

Mỗi tháng một lần, vào ngày 14 âm lịch, phố cổ Hội An lại trở nên đẹp lộng lẫy với lễ hội hoa đăng. Nếu đến Hội An vào đúng ngày lễ hội trăng Rằm (ngày 14 âm lịch), du khách thật sự là một người may mắn.

Vào ngày này, phố cổ Hội An tắt hết đèn điện và thay vào đó là treo lên những chiếc đèn lồng rực rỡ, thả hoa đăng sáng rực đôi bờ song Hoài. Đó là một không gian tuyệt vời cho những ai yêu thích vẻ đẹp tĩnh lặng, yên bình của phố cổ Hội An.

Ngoài ngày rằm, du khách có thể tới Hội An vào những ngày đặc biệt khác như lễ Vu Lan, lễ bà Thiên Hậu, Trung Thu, Tết Nguyên Tiêu… để hòa mình vào những nét đẹp văn hóa vô cùng độc đáo của mảnh đất này. Phố cổ Hội An tuy nhỏ, thế nhưng để hiểu được thì bạn sẽ cần khá nhiều thời gian.

9. Thưởng thức món cao lầu

Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội. 

Cao Lầu là một trong những món ăn đặc sản nức tiếng của Quảng Nam. (Nguồn: Internet)

Cao Lầu là một trong những món ăn đặc sản nức tiếng của Quảng Nam. (Nguồn: Internet)

Cái tên "cao lầu" luôn là một dấu hỏi cho những khách du lịch xa gần mỗi khi trải nghiệm nét cổ kính của phố Hội. Cao lầu không phải có xuất xứ từ đất Hoa, cũng chẳng phải của Nhật. Có thể nói đây là món ăn được tổng hợp của nhiều dân tộc, cái tên lạ tai này có lẽ bắt nguồn từ tiếng Hoa, chỉ những món "cao lương mĩ vị".

Những người giàu có xưa khi đi đến các tiệm ăn ở Hội An thường ngồi trên lầu, món cao lương mĩ vị này quen được xướng mang "lên lầu", dần quen rút lại chỉ còn "cao lầu".

Cao lầu không phải là một món bún, cũng chẳng giống món phở chút nào. Món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế. Một bát cao lầu đủ vị ngon có cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ vị chua, cay, chát, ngọt của rau sống, hương thơm của mắm, bột thơm, nước tương, nước thịt… và miếng tóp mỡ giòn tan trong miệng.

Cao Lầu là một món ăn đặc biệt, không phải bún cũng chả phải phở. (Nguồn: Internet)

Cao Lầu là một món ăn đặc biệt, không phải bún cũng chả phải phở. (Nguồn: Internet)

Cao lầu thường được bày bán trong các quán ăn 2 tầng, trên có treo đèn lồng xanh đỏ, thực khách ngồi ăn, vừa thưởng thức cái thơm đậm đà tinh tế của món ăn đất cổ, vừa có dịp thưởng ngoạn cái không khí du lịch cổ kính của một góc phố nơi đây.

Bạn có thể tìm ăn ở quán Bà Bé nằm trong khu chợ ngay đầu đường Trần Phú, quán đầu ngõ 69 Phan Châu Trinh, hay quán Hát ở ngã tư Trần Phú giao với Hoàng Diệu hay các nhà hàng cho khách nước ngoài ở dọc phố Bạch Đằng.

10. Thưởng thức bánh mì Hội An

Bánh mì là một món ăn đường phố nổi tiếng của Việt Nam, thế nhưng bánh mì phố Hội lại có những nét riêng biệt. Với phần nhân cơ bản gồm pate, chả lụa, thịt nướng, rau thơm, ăn kèm nước sốt đặc biệt nên hầu hết du khách đến đây ai cũng muốn thử qua món này.

Bánh mì Việt Nam kỳ diệu nhất thế giới. (Nguồn: Internet).

Bánh mì Việt Nam kỳ diệu nhất thế giới. (Nguồn: Internet).

Sau khi thưởng thức 15 chiếc bánh mì ở nhiều tiệm khác nhau trên khắp Việt Nam, David Farley – phóng viên của đài BBC chuyên viết về du lịch và ẩm thực đã nhận xét “bánh mì ở Việt Nam kì diệu nhất thế giới” trong bài “Có phải bánh mì Việt Nam là bánh kẹp ngon nhất thế giới?”. Trong số đó có bánh mì Hội An.

Bánh mì Phượng được ví là đệ nhất bánh mì ở phố hội. (Nguồn: Internet)

Bánh mì Phượng được ví là đệ nhất bánh mì ở phố hội. (Nguồn: Internet)

Hội An có những quán bánh mì được nhiều du khách nước ngoài biết đến như bánh mì Madam Khanh (Trần Cao Vân), bánh mì Phượng (Phan Châu Trinh) và bánh mì bà Lành (Cửa Đại).

11. Nhâm nhi cà phê ở Hội An

Ngồi trên ban công nhâm nhi tách cà phê ngắm phố cổ yên bình vào buổi sáng. (Nguồn: Bước chân không mỏi)

Ngồi trên ban công nhâm nhi tách cà phê ngắm phố cổ yên bình vào buổi sáng. (Nguồn: Bước chân không mỏi) 

Một trải nghiệm độc đáo khác ở Hội An là ra phố lúc mặt trời chưa ló dạng. Lang thang trên những con đường vắng tanh để cảm nhận một Hội An mộc mạc, yên tĩnh đến lạ thường.

Sau đó, thử ghé vào một quán cà phê nhỏ ngay bến đò đi Cẩm Kim hoặc ở góc chùa Cầu, bạn sẽ được chứng kiến một Hội An trở mình từ vắng lặng bỗng trở nên tấp nập, nhộn nhịp khi mặt trời vừa lên.

Đó là một Hội An đời thường nhất mà ít ai chịu dừng lại để cảm nhận.

12. Chụp ảnh kỷ niệm ở Hội An

Bức tường “huyền thoại” được rất nhiều nhiếp ảnh gia yêu thích ở phố Hoàng Văn Thụ. (Nguồn: Lê Thắng).

Bức tường “huyền thoại” được rất nhiều nhiếp ảnh gia yêu thích ở phố Hoàng Văn Thụ. (Nguồn: Lê Thắng).

Hội An là nơi có nhiều góc ảnh đẹp và cổ kính để bạn ghi lại những tấm hình kỷ niệm. Bạn có thể chọn những ngôi nhà mái ngói cổ kính hay các địa danh nổi tiếng như bức tường ở Hoàng Văn Thụ, cầu Nhật Bản, cầu An Hội,… để làm nơi chụp ảnh.

13. Đi chợ đêm phố cổ

Một nét riêng ở Hội An. (Nguồn: vananhbau)

Một nét riêng ở Hội An. (Nguồn: vananhbau)

Với hơn 40 gian hàng, trải dài trên tuyến phố dài khoảng 300 m, chợ đêm Hội An là nơi mà du khách thích thú để lượn lờ mua sắm, với đủ các chùng loại hàng hóa, từ đèn lồng truyền thống vởi đủ màu sắc kiểu dáng, đến những mâm tò he xinh xắn, những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gốm Thanh Hà, vải vóc, lụa là…và cả những món ăn nức tiếng của phố Hội như cao lầu, mì quảng, chè mè đen…

14. Chơi những trò chơi dân gian

Một trải nghiệm khác rất vui ở Hội An là tham gia các trò chơi dân gian. Buổi tối khi đã đi dạo một vòng và cần nghỉ ngơi, du khách có thể dừng chân ở ngay đầu phố Nguyễn Thái Học hay công viên Kazik để có thể hòa mình vào không khí vui vẻ, nhộn nhịp trong các trò chơi dân gian như bài chòi, bịt mắt đập nồi…

Bài chòi là sân chơi quen thuộc của người dân và khách du lịch. Vào các tối, khi đã đi dạo một vòng, bạn nên về khoảng sân bên cầu sông Hoài thưởng thức những giai điệu cổ của bát bài chòi.

Không gian văn hóa bài chòi hiện lên giữa phố hội. (Nguồn: Bước chân không mỏi)

Không gian văn hóa bài chòi hiện lên giữa phố hội. (Nguồn: Bước chân không mỏi)

Chiếm gần như toàn bộ khoảng sân của công viên Kazik, trò chơi dân gian bịt mắt đập nồi đang thu hút không chỉ khách ta mà nhiều vị khách nước ngoài khi tham quan Hội An cũng từng một lần được cầm dùi, mắt bịt khăn đỏ, chân đo từng bước rồi vung tay đập vỡ nồi đất.

Đến Hội An chúng ta như được sống lại trong miền ký ức xưa cũ. (Nguồn: Thanh Ba).

Đến Hội An chúng ta như được sống lại trong miền ký ức xưa cũ. (Nguồn: Thanh Ba).

Không chỉ đem lại cho du khách cảm giác phấn khích, trò chơi còn đem đến cho người chơi những phần quà tuy không giá trị về mặt vật chất nhưng mang ý nghĩa tinh thần rất cao. Đó là những chiếc đèn lồng nhỏ xinh xắn nhiều sắc màu được trao cho người chơi đập vỡ được nồi đất rơi xuống.

15. Mua đèn lồng làm quà lưu niệm

Theo nhiều du khách, món quà lưu niệm phổ biến và đặc trưng nhất ở Hội An chính là những chiếc đèn lồng. Chọn lấy một chiếc đèn lồng để tặng người thân hoặc đem về treo trong nhà cũng là một điều khá thú vị để nhớ về Phố Cổ.

Những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu đang dần trở thành những món quà lưu niệm vô cùng sáng giá. (Nguồn: 171104071997pt)

Những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu đang dần trở thành những món quà lưu niệm vô cùng sáng giá. (Nguồn: 171104071997pt)

Nếu có dịp đến thăm Hội An, du khách hãy thử khám phá những trải nghiệm ở trên. Đó sẽ là một hành trình đáng nhớ đối với mỗi người.

 

Kim Dung (Tổng hợp)/ Tin Nhanh Online



Hãy sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng ta sống


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024