Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/04/2014 17:04 # 1
vothivan
Cấp độ: 32 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 4/320 (1%)
Kĩ năng: 75/110 (68%)
Ngày gia nhập: 22/03/2014
Bài gởi: 4964
Được cảm ơn: 625
Lên Sơn Trà ngắm voọc


Một ngày đầu năm mới, chúng tôi cùng các sinh viên tại Đà Nẵng đã hành trình lên Sơn Trà ngắm voọc dưới sự chỉ dẫn của anh Trần Hữu Vỹ, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet).

Xuất phát từ chân núi Sơn Trà, sau hơn 30 phút chạy xe quanh co men theo đường núi, chúng tôi đã lên đến đồi Vọng Cảnh. Ở đây, anh Vỹ giới thiệu về sự đa dạng sinh học trên bán đảo; lịch trình của chuyến đi và đặc biệt là phát cho chúng tôi ống nhòm - dụng cụ cần thiết để có thể ngắm tận mắt loài voọc chà vá chân nâu đặc trưng của Sơn Trà một cách rõ ràng nhất.

Từ đồi Vọng Cảnh, chúng tôi đi sâu vào rừng nguyên sinh, khám phá các tuyến điểm du lịch như sân bay trực thăng, đỉnh Bàn Cờ… rồi sau đó vòng xuống tìm voọc. Hiện trên bán đảo Sơn Trà có khoảng 200 cá thể voọc sinh sống. Chúng thường hoạt động từ 6-11 giờ sáng, nghỉ ngơi vào khoảng 11 giờ đến 14 giờ. Và sau 14 giờ chúng sẽ tiếp tục hoạt động đến khoảng 18 giờ.

Chạy xe đến một đoạn đường hẹp, chúng tôi bắt đầu dừng xe và đi bộ vào sâu bên trong rừng để tìm voọc. Cả đoàn đi thật nhẹ và nói chuyện với nhau thật khẽ, mắt vẫn luôn dõi theo tay anh Vỹ để có thể nhìn thấy được nhanh nhất gia đình voọc. Bỗng chốc trong giây lát, những cành lá xào xạc, những tiếng kêu đặc trưng của loài voọc cất lên, chúng tôi không ai bảo ai liền nhanh chóng ngồi xuống đất và im lặng lấy ống nhòm ra ngắm nhìn.

Võ Thị Hà Giang, sinh viên Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, nói: “Em thực sự vui mừng vì được tận mắt nhìn thấy loài voọc trên đỉnh Sơn Trà không phải qua sách vở hay truyền hình. Lúc nhìn thấy voọc, em chỉ muốn hét lên thật lớn, nhưng vì sợ đàn voọc chạy mất nên cố giấu sự vui mừng vào bên trong để thỏa thích ngắm nhìn chúng”. Còn bạn Dương Thị Hồng Vân, sinh viên Trường ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đang về quê nghỉ Tết thì cho rằng: “Trong những năm học ĐH ở thành phố Hồ Chí Minh, mỗi lần về quê em đã dẫn nhiều bạn lên Sơn Trà ngắm cảnh. Nhưng đây là lần ấn tượng nhất đối với em bởi em đã nhìn thấy loài  voọc. Em thực sự rất vui và nhất định những lần sau khi các bạn ở thành phố Hồ Chí Minh ra chơi em phải dẫn lên Sơn Trà ngắm voọc”.

Các sinh viên đang sử dụng ống nhòm để ngắm voọc.
Các sinh viên đang sử dụng ống nhòm để ngắm voọc.

Theo anh Trần Hữu Vỹ, việc anh dẫn các sinh viên lên Sơn Trà ngắm  voọc nằm trong chương trình “Tôi yêu Sơn Trà” diễn ra vào các chiều Chủ nhật hằng tuần. Chương trình này đã được tổ chức khoảng 10 lần, thông qua trang mạng xã hội facebook, những người đăng ký tham gia chương trình sẽ được các chuyên viên nghiên cứu của Trung tâm GreenViet hướng dẫn tham quan ngắm voọc chà vá chân nâu và tìm hiểu thông tin về đa dạng sinh học ở Sơn Trà. Qua các lần thử nghiệm trước, các thông tin phản hồi cho thấy hiệu quả của chương trình rất rõ nét.

“Một lần đi có khoảng 12 người, sau khi đi về các bạn sẽ viết cảm nhận qua chuyến đi lên facebook của mình. Và cứ mỗi bạn như vậy thông qua hệ thống facebook sẽ có ít nhất 20 người biết đến, 12 người tương đương sẽ có 240 người trong 1 tuần biết đến chương trình chúng tôi đang làm. Và đó là hiệu quả mà chúng tôi mong muốn mang lại để góp phần chung tay bảo vệ loài động vật quý hiếm này tại bán đảo Sơn Trà”, anh Vỹ cho biết.

Nguồn:baodanang.vn



Cứ đi rồi sẽ đến! 

Facebook: facebook.com/vothivanqb94

Gmail: vothivanqb94@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024