Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
31/08/2022 23:08 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
hói quen giúp mình "cai nghiện" smartphone hiệu quả


01. Tại sao sự tập trung lại là một tài sản hiếm có trong thời đại công nghệ ngày nay.

Đã bao giờ bạn say sưa làm một việc gì đó mà quên đi tất thảy thế giới xung quanh? Bạn không nghe thấy tiếng ồn nào hết, bạn có thể quên ăn, quên ngủ chỉ để được tiếp tục làm việc đó…Thật đáng tiếc, trong thời đại này, sự tập trung đã trở thành một thứ tài sản hiếm hoi khi nó liên tục bị đánh cắp bởi một kẻ thù mà ai cũng mang bên cạnh, đó là ĐIỆN THOẠI. 

Đối với một người viết, sự tập trung là điều tối quan trọng để có thể tạo ra một bài viết/sản phẩm chất lượng. Ngay cả khi bạn không phải là một người viết hay sáng tạo nội dung, việc tập trung sâu cũng sẽ giúp bạn cảm nhận được niềm vui trong công việc thay vì làm việc hời hợt trong sự xao nhãng. Có một sự thật rằng làm việc tập trung sẽ khiến bạn tiêu hao năng lượng, nhưng làm việc hời hợt còn tiêu tốn năng lượng của bạn hơn rất nhiều. Bởi lẽ, khi sự tập trung bị phân tán, tâm trí của bạn phải phụ trách cùng lúc nhiều tác vụ khác nhau dẫn đến hậu quả là không một tác vụ nào được hoàn thành một cách triệt để. Nếu bạn cứ tiếp tục vừa làm việc, vừa check thông báo, vừa nghe nhạc, vừa trả lời email, bạn sẽ có cảm giác mình làm được rât nhiều việc nhưng thật ra chẳng có tác vụ nào được thực sự làm cả.

Trong cuốn “Flow” (Dòng chảy), tác giả Mihaly Csikszentmihalyi có viết: “Niềm vui không phụ thuộc vào việc bạn làm mà phụ thuộc vào cách bạn làm nó.” Dù công việc của bạn có nhàm chán đến đâu thì khi bạn chú tâm tuyệt đối vào công việc bạn đang làm, bạn vẫn có thể tìm thấy niềm vui đích thực từ công việc đó. “Flow” không chỉ giúp bạn tối ưu năng suất làm việc mà còn giúp bạn tận hưởng quá trình đó. Tóm lại, sự tập trung là một tài sản hiếm có và nó rất dễ dàng bị phá vỡ bởi những tác nhân xung quanh, đặc biệt là smartphone. Vậy làm sao để ‘cai nghiện’ việc sử dụng điện thoại trong vô thức?

02. Tư duy cần có khi "cai nghiện" smartphone:

Nhiều bạn nghĩ rằng “cai nghiện” đồng nghĩa với việc từ bỏ hoàn toàn và ngay lập tức. Tư duy nóng vội này sẽ dần đến việc bạn không những không thể “cai nghiện’ mà còn “nghiện nhiều hơn”. Tại sao lại như thế.                                                                                                         

Hãy cùng xem xét một ví dụ sau, bạn đang nghiện lướt tiktok mỗi ngày và dành khoảng 3-4 tiếng để xem video. Tự dưng, bạn ngừng không lướt tiktok nữa, bạn quyết tâm phải từ bỏ và cai nghiện ngay lập tức. Hệ quả là não bộ của bạn sẽ cảm thấy cực kì khó chịu khi nó bị thiếu đi dopamine (một loại hormone hạnh phúc)  đến từ việc lướt tiktok. Vì thế, Việc bạn cần làm không phải là cố gắng triệt tiêu cảm giác thèm muốn lướt mạng xã hội mà chỉ đơn giản là bạn hiểu rõ “Mình lướt mạng để làm gì?”, “Mình sẽ dành bao nhiêu thời gian cho việc lướt mạng?”... Việc bạn dùng smartphone có chủ đích khác xa hành động lướt mạng theo bản năng. Bạn lướt vì không có gì để làm, thậm chí chỉ để giết thời gian hoặc giải quyết sự buồn chán, cô đơn trong ngắn hạn. Thêm vào đó, mình không viết bài này để khuyên các bạn ‘vứt bỏ” smartphone hay anti công nghệ. Thay vì thế, mình mong bạn có thể biến công nghệ hay chiếc smartphone của mình trở thành một công cụ đắc lực để giúp cuộc sống của bạn trở nên năng suất, trọn vẹn hơn. Dưới đây, mình sẽ chia sẻ với 05 thói quen mà mình đã thực hành trong suốt 2 năm qua để giảm thiểu tối đa thời gian lướt mạng.

01. Tắt noti, bật chế độ máy bay khi làm việc.

Khi làm việc, mình sẽ tắt toàn bộ noti và tắt wifi. Nếu những ai thực sự có việc gấp cần liên lạc, họ sẽ gọi điện thoại thường cho mình. Ngoài ra, mình tự đặt ra một vài khung giờ nhất định và chỉ check noti và đăng bài vào những khung giờ đó.

Cụ thể: từ 9-9h30: check mail công việc. 12-13h: check mail, đọc lướt tin tức thời sự nổi bật, fb…17-17h30: check mail công việc. 21-22h: viết và đăng bài lên blog, fb.                   

02. Với mạng xã hội, sử dụng website thay vì app.

Thay vì sử dụng app facebook, mình sử dụng website: facebook.com. Việc mình sử dụng website sẽ tạo ra rào cản khiến mình phải qua 1,2 bước mới có thể vào facebook, điều đó khiến mình có thể dễ dàng “cai nghiện” thay vì chỉ bấm vào app là dùng được luôn. Tường tự, mình áp dụng điều này cho Tiktok và Instagram.                                                    

03. Đặt giới hạn thời gian sử thoại (screen time limited vớii iphone).

Với các bạn dùng android, bạn có thể tải App Digital Detox hoặc AppDetox để quản lí thời gian sử dụng app nha. Đặc điểm của những app detox này đó là: bạn sẽ cài đặt mục tiêu thời gian sử dụng một app/nhiều app (tùy bạn chọn..Khi bạn dùng hết khoảng thời gian cho phép, app detox sẽ không cho bạn vào ứng dụng đó nữa. App sẽ liên tục nhắc nhở bạn giống như một trợ lí ảo vậy. Một lưu ý nữa đó là khi các bạn cài đặt thời gian thì chúng mình nên giảm dần dần nhé. Ví dụ, mình đang dùng Tiktok 3h một ngày thì mình sẽ giảm dần xuống 2,5 tiếng, 2 tiếng, 1,5 tiếng….                               

04. Không mang điện thoại lên giường đi ngủ, hoặc để cách xa giường 2-3  mét.

Mình thấy có nhiều bạn hay để điện thoại ở đầu giường hoặc trong tầm với, nên khi đi ngủ, tay bạn vẫn cứ lướt lướt không thể dừng được. Để ngăn chặn thói quen này, bạn hãy thử đặt điện thoại ở xa giường 2-3m. Khoảng cách sẽ khiến bạn cảm thấy “lười” và “ngại” vì phải đi xa mới lấy được điện thoại.

05. Dùng kindle để đọc sách thay vì lướt mạng

Cách tốt nhất để từ bỏ một thói quen xấu đó chính là thay thế nó bằng một thói quen tốt. Ngày trước, mỗi khi có thời gian rảnh, mình cũng hay quen tay cầm điện thoại lên để phân tán sự buồn chán. Nhưng từ khi sử dụng kindle để đọc sách, thói quen lướt mạng vào lúc rảnh của mình được bỏ hẳn. Trong bài viết sau, mình sẽ chia sẻ kĩ hơn về chủ đề “Kindle đã giúp mình “cai nghiện” mạng xã hội như thế nào?” nhé.

Kết: Smartphone không xấu. Có chăng là cách chúng ta sử dụng smartphone như thế nào? Bạn có hai lựa chọn. Một là trở thành một user thông thái. Điều này rất khó và đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỉ luật. Hai, bạn chỉ đơn giản là một kẻ phụ thuộc, một nô lệ và biến điện thoại trở thành cuộc sống. Bạn sẽ lựa chọn để trở thành ai? Mong rằng sau bài viết này, bạn có thể bắt đầu dùng phone cho thật smart và quan trọng nhất là hiểu đúng nghĩa của từ smartphone.

Tóm tắt 05 thói quen giúp mình “cai nghiện” smartphone hiệu quả

01. Tắt noti, để chế độ máy bay khi làm việc

02. Với các mạng xã hội, sử dụng website thay vì app

03. Đặt giới hạn thời gian sử dụng app hoặc limited time screen

04. Đặt điện thoại cách xa đầu giường 2-3m.

05.  Dùng kindle để đọc sách thay vì lướt mạng.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024