Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/06/2022 09:06 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Điều cần biết sớm hơn trước khi rời khỏi ghế nhà trường


1. Khi còn đang đi học, hãy đọc thêm sách về các lĩnh vực khác nhau để nâng cao khả năng tư duy của bạn.

Đừng chỉ đọc những cuốn sách bạn yêu thích. Những cuốn sách thuộc các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như xã hội học, kinh tế học, tâm lý học… có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách xã hội vận hành, mối quan hệ giữa người với người, giữa con người và xã hội, cách mà bộ não học tập. Bạn cần phân biệt được đâu là sách hay và đâu là sách bạn cần.

2. Cần sớm nhận ra tầm quan trọng của mục tiêu.

Tôi biết bạn đã từng không thích làm những việc có tính mục đích quá rõ ràng, mà thích lãng phí thời gian cho những thứ đẹp đẽ, đôi khi là uổng phí thời gian. Điều này không phải là vấn đề to tát gì, nhưng trong lòng bạn phải có định hướng chung. Bạn hy vọng khi 30 tuổi bạn sẽ như thế nào? Sống ra sao? Rồi 35 tuổi? 40 tuổi? Nếu cứ sống buông thả và không mục tiêu thì cái mà bạn mất đi không chỉ là thời gian, mà còn là tuổi tác và cuộc đời của chính bạn. Nếu không, có lẽ bạn phải đợi đến khi 40 tuổi mới sống được một cuộc sống như của tuổi 30.

3. Mua bảo hiểm cho chính mình và sớm học cách quản lý tài chính.

Có thể bạn vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng của vấn đề này, tôi khuyên bạn nên tìm hiểu khái niệm “lãi kép” và hãy tính thử xem, nếu bạn bắt đầu quản lý tài chính ở tuổi 25 khi vừa đi làm và khi bạn 30 tuổi, rồi 60 tuổi mới bắt đầu quản lý tài chính xem sự khác biệt ra sao? Sau khi tính xong phép tính này, tôi tin rằng bạn sẽ chăm chỉ học quản

lý tài chính. Bạn nên phá bỏ những nhận định cố hữu trong quá khứ về bảo hiểm và chọn cho mình một gói bảo hiểm đáng tin cậy. Khi cha mẹ già yếu, bạn cần phải đảm bảo trong mọi trường hợp cha mẹ bạn đều có đủ tiền để dưỡng già.

4. Nhận ra tầm quan trọng của việc học hỏi từ sếp.

Ngay cả người sếp mà bạn không xem trọng thì chắc chắn anh ta cũng sẽ có điểm hơn người, bạn cần học hỏi những điểm mạnh đó. Ở công ty có rất nhiều trường hợp, ban đầu làm việc là cùng cấp bậc với nhau, nhưng sau khi điều chỉnh cơ cấu thì bạn lại trở thành cấp dưới của người đồng cấp đó. Cho nên đừng để sứt mẻ tình cảm với đồng nghiệp cùng cấp bậc với bạn, bởi vì nói không chừng mối quan hệ giữa hai người có thể sẽ thay đổi. Đừng bao giờ đổ lỗi cho tính khí của bạn, nếu muốn giữ mối quan hệ tốt với mọi người tại nơi làm việc thì đừng để bị sứt mẻ tình cảm.

5. Nhận biết rõ tình hình, tìm hiểu thêm về những điều mới và tận dụng tốt thời kỳ hoàng kim của những điều mới đó.

Khi tôi chuyển sang vị trí công việc khác, có vị sếp từng nhắc nhở tôi, cần nhận biết rõ tình hình và lựa chọn đúng thời cơ tốt nhất, nếu có thể rút ngắn thời gian tích lũy thì sẽ dễ thành công hơn trong sự nghiệp. Do đó, những bộ phận mới và những vị trí mới ở trong công ty thường có cơ hội lớn hơn. Đừng quá lo lắng về việc quá mạo hiểm khi bạn muốn thay đổi công việc, bởi cùng lắm nếu thất bại thì sẽ quay trở lại vị trí ban đầu. Đối với những việc khác cũng vậy, khi có điều gì mới mẻ thì hãy tìm hiểu kỹ càng, sớm trở thành người dũng cảm đi đầu, đứng nơi đầu sóng ngọn gió và sớm chớp lấy thời cơ, nếu không bạn sẽ không thể theo kịp thời đại. Tất nhiên, tiền đề là bạn phải có đủ kiến thức, sự hiểu biết và sự chắc chắn.

6. Thời gian quý báu, đừng lãng phí thời gian vào những băn khoăn.

Có một số việc như lựa chọn giữa A và B trong một phạm vi nhất định thực ra không khác nhau là mấy. Hôm nay ăn gì? Mua hay không mua chiếc áo này? Chọn màu sắc gì?… Bạn không nên quá băn khoăn vào những điều đó. Sở dĩ bạn có thời gian để băn khoăn là vì bạn quá rảnh rỗi. Bạn nên tiết kiệm thời gian để đọc sách nhiều hơn, thay đổi tư duy học cách quản lý tài chính, nếu không cả một đời bạn chỉ có thể sống cuộc sống phải tiết kiệm tiền mà lãng phí thời gian.

7. Nếu bạn thực sự muốn làm một điều gì, hãy sớm làm điều đó, nếu không, bạn sẽ vẫn muốn làm điều đó khi bạn ở độ tuổi 40 hoặc 50.

Bố tôi luôn thích leo núi, nhưng khi ông còn trẻ, gia đình cảm thấy việc đó không an toàn nên không cho ông làm. Thế nhưng, sau hai mươi, b mươi năm, ông vẫn quyết định làm điều đó. Vào những kỳ nghỉ lễ, thậm chí là đón năm mới, ông cũng thường rời nhà đi đến các nơi khác nhau để leo núi cắm trại và cảm thấy rất vui vì điều đó.

Đôi khi những sự cố chấp không chịu thay đổi của người trung niên lại khiến người khác vô cùng xúc động. Vì vậy hãy làm sớm những điều bạn

mong muốn, dù là phải chia thành nhiều phần nhỏ và thực hiện từng bước một. Nếu không thể đi du lịch vòng quanh thế giới một cách liên tục thì ít nhất bạn cũng có thể lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ dài.

8. Về phương diện tình cảm, hãy trân trọng những người bên cạnh mình, đừng vì giây phút bồng bột mà dùng lời cay độc làm tổn thương người khác.

Tranh cãi với những người thân thiết, làm tổn thương nhau bằng những lời lẽ không hay là điều đau lòng nhất. Những lời nói và việc làm khiến cho người khác bị tổn thương thì cố gắng đừng làm, nếu không mỗi khi nghĩ đến nó, bạn sẽ vô cùng hối hận, đặc biệt là khi để lại những điều tồi tệ nhất của bản thân trong ký ức, bạn sẽ càng phải gánh thêm áp lực tâm lý. Vết thương sẽ lành, nhưng nhiều điều và nhiều người một khi đã qua đi thì sẽ không còn nữa.

9. Công việc thực sự không quá quan trọng.

Gia đình, tình yêu và sức khỏe đều quan trọng hơn công việc. Thử thách bản thân không gì khác chính là tranh đấu với chính mình. Đừng vì công việc mà xem nhẹ những người ở bên cạnh mình, cũng đừng mang tâm trạng trong công việc về nhà. Coi trọng công việc và nghiêm túc làm việc không giống nhau, cần nghiêm túc và có trách nhiệm trong công việc, nhưng trong lòng cần phải biết rằng trong cuộc sống còn rất nhiều điều quan trọng hơn công việc.

10. Hãy biết đánh giá chính xác bản thân, đừng tự ti, đừng hạ thấp tiêu chuẩn của bản thân, cũng đừng vì hùa theo người khác mà để bản thân phải chịu thiệt thòi.

Con người ta nói chung dễ đánh giá quá cao bản thân, và nếu mang tâm lý này vào cuộc sống và yêu đương thì rất dễ vấp ngã, bởi vì không thể đánh giá chính xác về bản thân. Nếu liên tục gặp phải thất bại, sẽ dễ dàng bắt đầu đánh giá thấp bản thân và cảm thấy không xứng đáng có một cuộc sống tốt hơn. Tóm lại, bạn phải trải nghiệm nhiều hơn, hiểu và chấp nhận bản thân, đồng thời tìm đúng vị trí của chính mình.

Điều cuối cùng tôi muốn nói là: Hãy biết yêu chính bản thân mình và yêu cuộc sống này.

(trích Khả năng hiện thực hóa mục tiêu)

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024